Phải Làm Gì Khi Lẹo Mắt Bị Chai? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị.

Thông thường lẹo mắt sẽ tự lành sau một tuần. Tuy nhiên nếu kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến lẹo mắt bị chai, gây xơ dính và hình thành sẹo bị co dúm. Điều này khiến cho mắt nhìn như bị sưng nề và gây mất thẩm mỹ.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Lẹo mắt là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây lẹo mắt
  • 3. Tại sao lẹo mắt bị chai?
  • 4. Phải làm gì khi lẹo mắt trở nên chai cứng?
  • 5. Cách điều trị và phòng tránh
    • 5.1 Chữa lẹo mắt tại nhà
    • 5.2 Thăm khám tại bệnh viện
    • 5.3 Các biện pháp phòng tránh

1. Lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt là một bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Mắt sẽ bị lẹo khi mí mắt bị một loại vi khuẩn như Staphylocoque xâm nhập vào chân lông mi, lẹo sẽ xuất hiện và để lại nhiều phiền phức cho người bệnh. Giai đoạn đầu của lẹo, mi mắt sẽ bị sưng đỏ, phần đỏ sẽ dần nổi lên một cục sưng bằng hạt gạo. Tình trạng này gây ra đau nhức và hơi ngứa ở mắt. Thông thường sau 2-3 ngày lẹo sẽ bắt đầu mưng mủ, và sau 5-7 ngày lẹo sẽ tự vỡ.

lẹo mắt bị chai

Lẹo mắt là một bệnh thường gặp, nhất là ở trẻ em

Vị trí mọc lẹo sẽ nói lên các dạng của mụt lẹo

– Vị trí lẹo mọc bên trên mi được gọi là lẹo ngoài mi.

– Vị trí lẹo mọc bên trong mi được gọi là lẹo trong mi.

– Lẹo mọc nhiều vị trí trên mi được gọi là đa lẹo.

2. Nguyên nhân gây lẹo mắt

Là loại bệnh do vi khuẩn gây nên, lẹo mắt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

– Từ cơ địa do viêm mi mắt

– Dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là người có tiền sử nhiễm bệnh

– Để mĩ phẩm quá lâu trên mắt gây bít tắc chân mi

3. Tại sao lẹo mắt bị chai?

Thông thường lẹo mắt sẽ dần khỏi khi người bệnh biết giữ gìn vết thương sạch sẽ như rửa mắt bằng nước muối sinh lý, hay không làm tổn thương vết thương như đập trúng vết thương hay tự ý nặn mủ. Đôi khi bệnh cũng chóng hết nếu bạn biết cách chườm ấm để tiêu sưng tại nhà.

Đôi khi nếu lẹo bị nặng, người bệnh cũng chỉ cần dùng kháng sinh đường bôi hoặc đường uống bệnh cũng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

lẹo mắt bị chai

Lẹo bị chai làm gương mặt mất đi tính thẩm mỹ, gây khó chịu cho mắt

Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh lẹo mắt cũng có thể được chữa dễ dàng và may mắn như vậy. Có một số nguyên nhân khiến lẹo mắt bị chai như:

– Dùng thuốc khánh sinh hoặc kháng viêm không đúng liều.Tự ý uống thuốc mà chưa có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ.

– Điều trị lẹo mắt trễ.

– Do cơ địa của bệnh nhân.

4. Phải làm gì khi lẹo mắt trở nên chai cứng?

Lẹo mắt trở thành vết chai là điều không ai mong muốn. Nó sẽ làm vết thương ở mắt luôn luôn cộm lên và nhìn như một vết sẹo. Mặc dù không gây đau đớn nhưng lẹo mắt bị chai sẽ gây mất thẩm mỹ rất nhiều cho người bị bệnh. Đôi khi tình trạng còn làm ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần lo lắng bởi ngày nay người bệnh có thể chữa trị lẹo mắt bằng cách tiểu phẫu phần chai. Hiện nay việc tiểu phẫu này không gây đau đớn và để lại sẹo. Người bệnh cũng không mất nhiều thời gian trong phòng mổ và cũng không cần nghỉ dưỡng quá nhiều.

Sau khi mổ, bạn nên hạn chế các hoạt động gây mồ hôi hoặc đến các nơi đông người và khói bụi. Bên cạnh đó hạn chế các món ăn gây kích ứng hoặc để lại sẹo như thịt bò, trứng và hải sản.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ tiểu phẫu cho những trường hợp bị chai lẹo mắt được nhiều người tin tưởng. Bởi bệnh viện không chỉ có cơ sở vật chất máy móc hiện đại mà còn có những bác sĩ với tay nghề phẫu thuật hàng đầu. Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc trước và sau điều trị đều rất tận tình và chu đáo, nhanh chóng và tiết kiệm. Những điều này đã giúp các bệnh nhân dù đi thăm khám và tiểu phẫu/phẫu thuật một mình đều rất yên tâm và tự tin.

5. Cách điều trị và phòng tránh

Để phòng tránh lẹo mắt trở thành vết chai, bạn cần chữa trị sớm với những biện pháp phù hợp.

5.1 Chữa lẹo mắt tại nhà

Khi chữa lẹo tại nhà, bạn cần giữ sạch vết thương bằng cách rửa mắt và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý dành cho mắt. Cách này sẽ làm vi khuẩn không lây lan.

Bên cạnh đó bạn nên chườm nóng để giảm triệu chứng nhức và đau, làm tiêu mủ và tránh các tổn thương về sau.

Thông thường, sau từ 5-7 ngày lẹo sẽ tự vỡ và lành lại.

5.2 Thăm khám tại bệnh viện

Nếu sau 5-7 ngày, lẹo không thuyên giảm mà xuất hiện một vài dấu hiệu nghiêm trọng hơn như giảm thị lực một phần, vết sưng đỏ lan rộng, bệnh nhân cảm thấy đau nhức hơn thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám kịp thời, tránh để lẹo mắt trở nên chai cứng.

lẹo mắt bị chai

Thu Cúc TCI là địa chỉ được nhiều người tin tưởng với các gói khám mắt phù hợp cho mọi độ tuổi

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám và có thể dùng thủ thuật trích lẹo. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc kháng sinh phù hợp để giúp vết thương nhanh khỏi.

5.3 Các biện pháp phòng tránh

Bị lẹo mắt là điều không ai mong muốn. Nếu bạn đã hiểu bản chất nguyên nhân của bệnh lẹo mắt bạn sẽ có cách phòng tránh lẹo một cách khoa học để bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh:

– Đeo kính hoặc đồ bảo hộ mỗi khi đến nơi khói bụi và ô nhiễm.

– Thay bút kẻ mắt, phấn mắt định kỳ để tránh nhiễm khuẩn từ đồ trang điểm.

– Tránh đổ dầu ở da mặt, chân mí mắt bằng cách chăm sóc và làm sạch da.

– Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác.

– Luôn để ý hạn sử dụng của kính áp tròng. Luôn làm sạch kính bằng nước chuyên dụng trước khi đeo lên mắt.

– Luôn rửa tay sạch đúng cách bằng các loại nước rửa chuyên dụng.

Lẹo mắt bị chai là một bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta cũng cần hiểu rõ về nó để có biện pháp chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, mắt cũng là một bộ phận nhảy cảm trong cơ thể, ngoài việc phòng tránh bệnh lẹo mắt chúng ta cũng cần phòng tránh các bệnh về mắt nói chung bằng các gói khám mắt định kỳ. Bạn nên chọn những gói khám đầy đủ từ những địa chỉ có uy tín, bác sĩ có tay nghề cao và hệ thống máy móc hiện đại để bảo vệ đôi mắt của chính mình và người thân luôn sáng khỏe.

Từ khóa » Chích Lẹo Mắt Có để Lại Sẹo Không