Những điều Cần Biết Về Bệnh Sởi Và Khuyến Cáo Phòng Bệnh
Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt trong phòng, không gian khép kín và ở nhóm người chưa có miễn dịch phòng bệnh sởi do chưa được tiêm chủng vắc xin sởi, chưa từng mắc bệnh sởi trước đó hoặc ở một số rất ít đối tượng không có đáp ứng sau tiêm vắc xin.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: có sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.
Trên thế giới (năm 2010), cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi. Tại Việt Nam, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm liên tục, giảm mạnh qua các năm triển khai chương trình tiêm chủng toàn quốc, tỷ lệ mắc bệnh năm 2012 đã giảm 830 lần so với thời kỳ trước khi triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng (năm 1984).
Các yếu tố nguy cơ gây dịch
- Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc sởi. Do vậy, các nhóm đối tượng này cần được bảo vệ bằng tiêm vắc xin sởi. Dịch sởi gia tăng chủ yếu do việc tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin chưa được bao phủ tất cả trẻ em. Thật đáng tiếc, thời gian qua do quá lo sợ về phản ứng sau tiêm nên một số cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh, bao gồm cả vắc xin sởi, điều này đã làm gia tăng nguy cơ mắc sởi cho trẻ do không được tiêm phòng. Tuy vậy, vắc xin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ và sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị gì.
- Vắc xin sởi là một trong những vắc xin có hiệu quả cao trong phòng bệnh sởi, tuy nhiên, cũng như các vắc xin khác, chỉ có khoảng 85% trẻ em tiêm vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi được bảo vệ phòng bệnh sởi. Với tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 cho trẻ 9 tháng tuổi đạt khoảng 90% có khoảng 76% số trẻ sinh ra hàng năm được bảo vệ. Số trẻ còn lại (24%) nếu không được tiêm chủng mũi 2 vắc xin sởi lúc 18 tháng tuổi sẽ tích lũy và có khả năng gây dịch nếu có vi rút sởi xâm nhập.
- Các tỉnh miền núi phía Bắc có nguy cơ cao xuất hiện dịch do giáp với Trung Quốc là quốc gia đang có dịch sốt phát ban nghi sởi lưu hành.
- Vấn đề tiêm phòng ở một số tỉnh vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng và giao thông không thuận lợi. Đặc biệt, qua điều tra cho thấy trong thời gian qua người dân quá lo sợ về phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem nên nhiều cha mẹ ngại không đưa con đi tiêm chủng phòng bệnh bao gồm cả vắc xin sởi làm cho tỷ lệ tiêm vắc xin sởi giảm thấp ở một số tỉnh/ thành phố dẫn đến nguy cơ gia tăng bệnh dịch bệnh sởi.
Khuyến cáo của Bộ Y tế
Để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch. Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng trong cả nước, đặc biệt là các địa phương xảy ra dịch sởi tăng cường các hoạt động giám sát, hướng dẫn việc cách ly, tổ chức điều trị kịp thời để hạn chế tối đa các trường hợp mắc, biến chứng và tử vong do sởi.
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.
Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế Tìm kiếm theo từ khóa :SởiTừ khóa » Sởi Bộ Y Tế
-
Quyết định 1327/QĐ-BYT Năm 2014 Hướng Dẫn Chẩn đoán điều Trị ...
-
[PDF] BỘ Y TẾ - Số:1327 /QĐ-BYT
-
Phác đồ điều Trị Bệnh Sởi Bộ Y Tế
-
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SỞI TẠI NHÀ VÀ ... - Bộ Y Tế
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều Trị Bệnh Sởi
-
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI
-
Bệnh Sởi Và Phác đồ điều Trị Bệnh Sởi Mới Ra Của Bộ Y Tế
-
Bộ Y Tế: Quyết Liệt Dập Dịch Sởi, Giảm Tối đa Tử Vong
-
Sở Y Tế Tiếp Tục Chỉ đạo Tăng Cường Công Tác Khám, điều Trị Bệnh Sởi
-
Bộ Y Tế Khuyến Cáo Cách Phòng Chống Bệnh Sởi
-
Tình Hình Bệnh Sởi Và Các Biện Pháp Phòng Chống
-
Cách điều Trị Bệnh Sởi Theo Hướng Dẫn Của Bộ Y Tế | Vinmec
-
Sởi
-
56 Tỉnh Có Bệnh Sởi, Bộ Y Tế Yêu Cầu Tăng Cường Phòng Chống Bệnh