Những điều Cần Biết Về Bệnh Thấp Tim Gây Hẹp, Hở Van Tim - IMediCare

Những điều cần biết về bệnh thấp tim gây hẹp, hở van tim Lượt Xem 0

Bệnh thấp tim là nguyên nhân hàng đầu gây hẹp, hở van tim ở người trẻ. Nguyên do là bởi không điều trị tốt bệnh viêm họng, gây ra bởi liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị tích cực thấp tim có ý nghĩa rất quan trọng, giúp giảm thiểu các biến chứng của bệnh. Dưới đây là nội dung những điều cần biết về bệnh thấp tim gây hẹp, hở van tim.

>> Bệnh thấp tim

>> Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ có chữa khỏi hoàn toàn được không

Bệnh thấp tim gây hẹp, hở van tim là gì?

Thấp tim là bệnh lý viêm tự miễn phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 5 – 15 tuổi. Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn đường họng miệng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây nên. Trong vòng 2 đến 3 tuần sau khi bị viêm đường hô hấp trên do liên cầu, nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể tiến triển thành thấp tim.

Bệnh thấp tim lâu dần có thể gây hẹp, hở van tim rất nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp tim gây hẹp, hở van tim

Sau khi nhiễm liên cầu khuẩn, trẻ có thể khởi phát với triệu chứng viêm họng. Trẻ sốt cao hoặc sốt vừa, nuốt đau, ho, hạch dưới hàm sưng đau. Viêm họng có thể nặng kèm theo sưng amidan hoặc viêm nhẹ, thoáng qua. Các dấu hiệu này thường rất dễ bị bỏ qua hoặc chỉ chữa qua loa cũng thuyên giảm. Sau đó khoảng 5 – 15 ngày, các dấu hiệu của thấp tim sẽ bắt đầu xuất hiện.

benh thap tim gay hep van tim

Bệnh thấp tim khởi phát với triệu chứng viêm họng

Các biểu hiện của thấp tim có thể tiến triển khá âm thầm. Những triệu chứng chính bao gồm:

Viêm đa khớp

Viêm khớp là một biểu hiện hay gặp nhất trong thấp tim, xảy ra ở khoảng 80% các trường hợp. Vị trí viêm thường xuất hiện ở các khớp lớn như khớp gối, khớp cổ chân, khớp cổ tay, khuỷu, vai…, với biểu hiện là “sưng, nóng, đỏ và đau khớp”.

Viêm có tính chất di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Mỗi khớp thường chỉ sưng đau trong khoảng 3-5 ngày hoặc 1-2 tuần rồi tự khỏi, dù có điều trị hay không.

Viêm khớp trong thấp tim thường không để lại di chứng nào như teo cơ, dị dạng khớp, cứng khớp,…

Viêm tim

Viêm tim là một biểu hiện bệnh lý nặng của thấp tim và khá đặc hiệu. Có khoảng 41-83% số bệnh nhân thấp tim có biểu hiện viêm tim. Biểu hiện bằng viêm màng ngoài tim, viêm màng trong tim, viêm cơ tim hoặc viêm tim toàn bộ.

Nếu viêm tim nhẹ: người bệnh cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh, nhịp thở nhanh và đau ngực.

Viêm tim nặng: khó thở, phù mặt và hai chân, điện tim to, nhịp tim nhanh, có thể có rối loạn dẫn truyền, có các tiếng thổi, gan to và đau.

Nốt dưới da (Hạt Meynet, hạt thấp dưới da)

Nốt dưới da có thể gặp ở khoảng 20% số bệnh nhân thấp tim. Đây là những nốt có đường kính khoảng từ 0,5 – 2 cm, cứng, di động và không đau, xuất hiện ở ngay trên các khớp lớn hoặc quanh các khớp, thường tự biến mất sau khoảng vài ngày.

Hồng ban vòng (Ban vòng Besniser)

Đây là một loại ban trên da có màu hồng và khoảng tái ở giữa, tạo thành ban vòng; thường xuất hiện ở bụng, thân mình, đùi, mặt trong của cánh tay và không bao giờ ở mặt.

Hồng ban vòng là một dấu hiệu ít gặp nhưng khá đặc hiệu trong thấp tim, thấy ở khoảng 5% các trường hợp. Ban xuất hiện nhanh và mất đi nhanh sau vài ngày không để lại dấu vết.

Một số dấu hiệu phụ

Ngoài các biểu hiện trên, thấp tim còn có một số dấu hiệu phụ khác, bao gồm:

+ Sốt: thường gặp trong giai đoạn cấp.

+ Đau khớp: chỉ đau khớp chứ không có viêm (sưng, nóng, đỏ).

+ Một số biểu hiện khác như đau bụng, viêm phổi cấp do thấp tim, viêm cầu thận cấp, đái máu, hoặc viêm màng não…

Bệnh thấp tim gây hẹp, hở van tim có nguy hiểm không?

Đợt thấp cấp thường kéo dài khoảng 2 – 3 tuần. Trong giai đoạn cấp, thấp tim có thể gây rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim cấp,… kèm theo các triệu chứng khác ở da, khớp, thần kinh. Nặng hơn có thể gây tử vong.

Nhìn chung, khoảng 75% trường hợp thấp tim cấp tiến triển tốt sau 6 tuần điều trị. Nhưng sau đó, bệnh nhân hay mắc các đợt tái phát, đặc biệt trong vòng 2 năm đầu tiên. Sau 5 năm khả năng tái phát thấp.

Sau mỗi lần tái phát, các thương tổn ở van tim lại nặng lên (các lá van bị dày lên, xơ cứng và vôi hoá; mép van có thể bị dày, dính) dẫn tới bệnh van tim do thấp, thường là hẹp, hở van hai lá, hở van động mạch chủ… rất nguy hiểm.

Cách chữa bệnh thấp tim hiệu quả

Để điều trị thấp tim, trước tiên cần phải loại bỏ ngay sự có mặt liên cầu bằng kháng sinh trong 10 ngày.

Bên cạnh đó, cần sử dụng thêm các thuốc chống viêm, thuốc điều trị suy tim, thuốc điều trị triệu chứng múa giật nếu có.

Trong giai đoạn cấp, người bệnh thấp tim cần nghỉ ngơi tuyệt đối, cho đến khi mạch và tốc độ máu lắng trở về bình thường. Ăn nhẹ, giữ ấm, theo dõi chặt chẽ tim, mạch, nhiệt độ, cân nặng, hàng tuần xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng và ghi điện tim. Ngừng các vận động thể dục thể thao gắng sức trong vòng 6 tháng.

benh thap tim gay hep van tim

Vệ sinh mũi họng phòng tránh bệnh thấp tim gây hẹp, hở van tim

Phòng bệnh thấp tim như thế nào?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thấp tim là do nhiễm liên cầu khuẩn điều trị không dứt điểm. Ngoài ra, còn có những yếu tố thuận lợi khác là cơ địa và giữ gìn vệ sinh không tốt.

Vì vậy, để phòng ngừa, cần giáo dục cho trẻ giữ gìn vệ sinh và không để nhiễm lạnh. Hàng ngày, cần vệ sinh răng, miệng, tai, mũi, họng, tránh để mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên. Khi có các dấu hiệu viêm họng, viêm mũi, viêm tai, viêm amiđan, viêm xoang… nên đưa trẻ đi khám để phát hiện và giải quyết sớm các ổ nhiễm khuẩn. Tốt nhất hãy dùng máy xông khí dung vệ sinh mũi họng định kỳ.

Nếu phát hiện trẻ bị viêm đường hô hấp do liên cầu khuẩn nhóm A, cần tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc cơ địa và điều kiện kinh tế của bệnh nhân mà lựa chọn thuốc phù hợp: thuốc mang lại hiệu quả và giá rẻ, hoặc thuốc thay thế trong trường hợp người bệnh dị ứng… Việc điều trị kịp thời và hợp lý giúp ngăn ngừa liên cầu khuẩn xâm nhập tim gây thấp tim.

Hãy thật kiên trì và tuân thủ điều trị theo yêu cầu của bác sĩ. Vì chỉ một sự chủ quan cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường về sau cho trái tim của bạn.

Có Thể Bạn Quan Tâm

Bệnh trẻ em

Thấp tim ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

  • Tháng Mười 4, 2021
  • Posted by Trần Ngân
  • 0 comments
Facebook Twitter Google Email Pinterest Bệnh thấp tim ở trẻ em có những nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay tại bài viết dưới đây nhé. >> Tăng huyết áp trẻ em >> Nang nước thừn...

Đọc tiếp

Đăng ký nhận bản tin sức khỏe

Email address:

Leave this field empty if you're human:
Chuyên mục tin tức
  • Bệnh da liễu
  • Bệnh hô hấp
  • Bệnh huyết áp
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh trẻ em
  • Bệnh xương khớp
  • Bệnh đột quỵ
  • Các bệnh thường theo mùa
  • Cân sức khỏe
  • Chăm sóc Mẹ Và Bé
  • Khuyến mại
  • Máy hút sữa
  • Máy lọc không khí
  • Máy tăm nước
  • Máy tạo oxy
  • Máy xông mũi họng khí dung
  • Máy đo huyết áp
  • Máy đo Spo2
  • Mẹo vặt
  • Nhiệt kế điện tử
  • Tư vấn tiêu dùng
  • Video
  • Video HDSD
  • Video sản phẩm
  • Đai nẹp y tế
  • Đệm chống loét

ĐĂNG KÝ EMAIL NHẬN BẢN TIN SỨC KHỎE, KHUYẾN MẠI

Nhận mã giảm giá 50.000Đ – bản tin thông tin sức khỏe, khuyến mại cập nhật.

Email address:

Leave this field empty if you're human:
IMEDICARE TUYỂN ĐẠI LÝ BÁN HÀNG

iMedicare tuyển dụng đại lý bán hàng khắp toàn quốc, với nhiều chính sách chiết khấu, trợ giá vô cung hấp dẫn Bỏ qua

Search

GIỎ HÀNG

ĐÓNG Scroll To Top

Từ khóa » Nốt Dưới Da Meynet