Những điều Cần Biết Về Bệnh Thủy đậu - Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là gì?
  • Thủy đậu ở trẻ sơ sinh do những nguyên nhân nào gây ra?
  • Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh
  • Cách thủy đậu lây lan như thế nào?
  • Thời gian ủ bệnh của thủy đậu ở trẻ sơ sinh trong bao lâu?
  • Khi nào thì có thể tiêm phòng thủy đậu cho bé?
  • Trẻ sơ sinh bị thủy đậu cần chăm sóc như thế nào cho đúng cách?
  • Cách chữa trị thủy đậu ở trẻ sơ sinh
  • Biến chứng nguy hiểm khi em bé bị thủy đậu
  • Cần làm gì để phòng tránh thủy đậu cho trẻ sơ sinh?
  • Giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách nào?
  • Một số câu hỏi thường gặp

 

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh (còn gọi là trái rạ) là một trong những bệnh lý có khả năng lây lan nhanh chóng, đặc biệt vào thời tiết ấm (mùa xuân, mùa hè). Bệnh này không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn gây ra biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của bé. Vậy dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh? Trẻ sơ sinh bị thủy đậu có nguy hiểm không? Cùng Huggies tìm hiểu ngay!

>> Tham khảo thêm:

  • Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị 
  • Nguyên Nhân Và Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Sơ Sinh
  • Mách Mẹ 5 Tiêu Chí Chọn Tã, Bỉm Cho Trẻ Sơ Sinh Dưới 1 Tháng Tuổi
  • Cách Chọn Tã Cho Bé Tốt Nhất, Phù Hợp Nhất

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh thủy đậu do loại vi rút có tên khoa học là Varicella Zoster gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của cuộc đời con người, nhưng hay tập trung ở trẻ em hơn là người lớn. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài trong khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh trở nặng hơn và kéo dài hơn. Nói chung, đối với đa số, đây không phải là một căn bệnh nghiêm trọng.

Thực tế, thủy đậu là một căn bệnh phổ biến mà mỗi người chúng ta ai cũng thường mắc phải một lần khi còn thơ bé. Tuy nhiên, kể từ khi có sự ra đời của vắc xin chống thủy đậu năm 2006, số ca mắc bệnh đã dần giảm đi đáng kể. Ước tính có tới 90% người sẽ mắc bệnh thủy đậu nếu không được tiêm vắc xin phòng bệnh.

>> Tham khảo thêm: [Mới] Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 0-18 tuổi theo WHO, Việt Nam  

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là gì

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh do những nguyên nhân nào gây ra?

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh do lây truyền từ mẹ sang con

Theo các chuyên gia, virus thủy đậu có thể được lây truyền từ người mẹ sang thai nhi thông qua nhau thai. Nếu một phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu và không được chữa trị đầy đủ, nguy cơ cho trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh thủy đậu là rất cao. Đặc biệt, trong ba tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị nhiễm bệnh và gặp một số biến chứng nguy hiểm như dị tật ở tim, đầu nhỏ và dị dạng ở sọ. Do đó, các phụ nữ mang thai nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh lây nhiễm cho thai nhi.

>> Tham khảo thêm: 

  • [Chi tiết] Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối theo tuần 
  • Mang thai 8 tháng bụng căng cứng nguy hiểm không?  

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh do nhiễm virus từ bên ngoài

Virus Varicella Zoster là nguyên nhân chính gây ra bệnh thủy đậu, và bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus thông qua việc hít phải không khí chứa nước bọt hoặc nước mũi của người bệnh khi ho, hắt hơi. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với chất dịch mụn nước có trên da của người bệnh hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh, cần phải đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ, hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh thủy đậu và đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh.

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh do nhiễm virus từ bên ngoài

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh do nhiễm virus từ bên ngoài (Nguồn: Sưu tầm)

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh mắc bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster, bệnh sẽ đi qua bốn giai đoạn khác nhau. Để cha mẹ có thể chăm sóc và phát hiện bệnh kịp thời, hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng trong từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn ủ bệnh thủy đậu

Giai đoạn ủ bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là thời gian từ khi virus xâm nhập vào cơ thể đến khi bệnh phát hiện. Thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần và không có triệu chứng rõ ràng nào, gây khó khăn cho cha mẹ trong việc nhận biết bệnh thủy đậu so với các bệnh khác.

>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình: Nguyên nhân và cách chữa

Giai đoạn khởi phát thủy đậu

Khi bệnh thủy đậu bắt đầu phát triển, các triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm mệt mỏi, đau đầu, chán ăn và sốt nhẹ. Đặc biệt, trên da trẻ sẽ xuất hiện các vết ban đỏ nhỏ với kích thước từ 1 đến 3 mm. Sau khoảng 12-24 giờ, những vết ban này sẽ phát triển thành mụn nước và chứa dịch trong suốt. Các mụn nước thường tập trung nhiều ở vùng đầu, mặt, thân và tứ chi.

Vì vậy, khi phát hiện bệnh thủy đậu ở giai đoạn này, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng xấu hơn cho trẻ.

>> Tham khảo thêm: 

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân
  • Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách trị và phòng ngừa  
Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh ở giai đoạn khởi phát (Nguồn: Sưu tầm)

Giai đoạn toàn phát thủy đậu

Ở giai đoạn này, dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh sẽ rõ ràng hơn với các mụn nước có kích thước lớn hơn và lan rộng khắp toàn thân. Các mụn nước thường có hình tròn với đường kính từ 3 đến 13mm và có thể xuất hiện tập trung trong một vùng da hoặc lan rộng khắp toàn thân. Đây là giai đoạn bệnh thủy đậu mà cha mẹ có thể nhận biết triệu chứng để đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên môn để điều trị đúng cách và hiệu quả.

Việc điều trị thủy đậu cần được thực hiện đúng cách và đầy đủ để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Nếu không được điều trị kịp thời, các nốt mụn nước có thể dễ dàng bị nhiễm trùng. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín thay vì tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà hoặc áp dụng các biện pháp dân gian chưa được kiểm chứng.

>> Tham khảo thêm: Trẻ bị hăm cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị  

Hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em

Hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em (Nguồn: Sưu tầm)

Giai đoạn phục hồi sau bệnh thủy đậu

Sau khoảng 7 đến 10 ngày, nếu trẻ không có biến chứng, các mụn nước sẽ vỡ và khô lại, rồi chúng nhanh chóng đóng thành vảy và bong ra. Trên nền da của trẻ có thể xuất hiện vùng da non có màu hồng hoặc các đốm sẹo nhỏ. Vì vậy, cha mẹ có thể sử dụng kem chống lại sẹo thâm để bảo vệ da của trẻ.

>> Tham khảo thêm: Nên dùng miếng lót hay tã dán tốt cho trẻ sơ sinh?  

Cách thủy đậu lây lan như thế nào?

Thủy đậu lây trực tiếp từ người qua người thông qua đường tiếp xúc. Chất lỏng chứa trong các bọng nước rất dễ truyền nhiễm, và nếu người khác chạm phải có khả năng sẽ bị nhiễm bệnh. Hắt hơi, ho cũng truyền bệnh thông qua nước bọt và đờm. Trẻ em rất dễ mắc bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh zona. 

Thủy đậu gây lây nhiễm cao trong giai đoạn bắt đầu phát ban cho tới khi các mụn nước khô và đóng vảy. Đặc biệt càng lây nhiễm mạnh khi người bệnh bị chảy mũi, thường là vài ngày trước khi phát ban. Khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày sau, khi các vết thương khô và đóng vảy thì nguy cơ lây lan cũng giảm dần.

Vậy trẻ bị thủy đậu có nên đi học không? Đối với trẻ đã đi học hoặc đi nhà trẻ, nếu mắc bệnh phải được nghỉ học ít nhất 5 ngày sau khi mụn nổi, mụn khô và đóng vảy.

>> Tham khảo thêm: Bé bị hăm tã nặng: Nguyên nhân, cách xử lý khẩn cấp, nhanh khỏi  

Cách thủy đậu lây lan như thế nào

Cách thủy đậu lây lan như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian ủ bệnh của thủy đậu ở trẻ sơ sinh trong bao lâu?

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu có nguy hiểm không? Thời gian ủ bệnh bao lâu? Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh khoảng 10 – 21 ngày, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi. Những nốt hồng ban bóng nước có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Bệnh thường bắt đầu với những nốt ban màu hồng nhạt, càng ngày càng to và nhiều hơn. Sau khoảng 1-2 ngày, các nốt ban sẽ hình thành các nốt thủy đậu, thường xuất hiện ở mặt, ngực, lưng và lan rộng khắp cơ thể. Những nốt này ban đầu chứa dịch trong suốt nhưng sau đó chuyển sang dịch có màu đục như mủ và cuối cùng là đóng vảy khô.

>> Tham khảo thêm: Trẻ Mấy Tháng Mặc Được Bỉm Quần? Mặc Bỉm Quần Sớm Có Sao Không? 

Khi nào thì có thể tiêm phòng thủy đậu cho bé?

Thuốc tiêm phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ được chia làm 2 mũi chích. Mũi tiêm đầu tiên được đưa vào khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi, trong khi mũi tiêm thứ hai sẽ được thực hiện từ 4 đến 6 năm tuổi. Mũi tiêm thứ hai giúp trẻ phát triển khả năng miễn dịch với bệnh thủy đậu suốt đời.

Ngoài ra, một loại vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu khác là vắc xin MMRV. Loại vắc xin này có thể ngăn ngừa sởi, quai bị, rubella và varicella. Vắc xin MMRV này cũng có hiệu quả như việc sử dụng thuốc phòng ngừa bệnh thủy đậu một mình.

>> Tham khảo thêm: 

  • Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng mà mẹ cần biết
  • Lịch tiêm chủng cho bé từ 0-10 tuổi bố mẹ cần lưu ý

Tác dụng phụ của thuốc tiêm phòng thủy đậu cho bé 

Sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như sau:

  • Vùng da tại chỗ tiêm sẽ bị đỏ, sưng và mềm, cảm giác ấm khi chạm vào. Tuy nhiên, đây là những tác dụng phụ phổ biến và nhẹ nhất khi tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ.
  • Có thể xuất hiện sốt nhẹ, khoảng 38 độ C.
  • Một số trẻ có thể phát triển mụn nước và phát ban giống như phát ban thủy đậu, đây là tác dụng phụ ít phổ biến, chỉ xảy ra với khoảng 4% số lượng trẻ được tiêm chủng.

Trẻ có sức khỏe yếu hoặc mắc một số bệnh nền từ trước có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng như co giật và viêm phổi. Tuy nhiên, các trường hợp này rất hiếm.

>> Tham khảo thêm: Bé bị sốt? Nguyên nhân, cách nhận biết, chăm sóc trẻ sốt 

Tác dụng phụ của thuốc tiêm phòng thủy đậu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tác dụng phụ của thuốc tiêm phòng thủy đậu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Nguồn: Sưu tầm)

Những trường hợp nào trẻ không được tiêm phòng thủy đậu?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo những trẻ sơ sinh sau đây không nên tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu:

  • Trẻ sơ sinh bị các tác dụng phụ của vắc xin thủy đậu đe dọa tính mạng.
  • Trẻ sơ sinh nhiễm HIV/AIDS, do hệ thống miễn dịch còn yếu.
  • Trẻ bị ung thư hoặc đang điều trị ung thư, bao gồm cả hóa trị.
  • Trẻ sơ sinh bị dị ứng với gelatin và kháng sinh neomycin.

Nếu trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm trước khi tiêm chủng, bác sĩ có thể đề nghị cha mẹ cho trẻ thời gian để nghỉ ngơi và bình phục trước khi tiêm chủng. Tuy nhiên, những trường hợp này không phải là tất cả và cha mẹ nên tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ trước khi quyết định cho con tiêm chủng.

>> Tham khảo thêm: Trẻ Sơ Sinh Dưới 1 Tháng Tuổi Bị Ho Mẹ Nên Xử Lý Như Thế Nào?  

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu cần chăm sóc như thế nào cho đúng cách?

Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để có biện pháp điều trị hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham khảo một số biện pháp phòng tránh và chăm sóc trẻ sơ sinh mắc bệnh thủy đậu như sau:

  • Để tránh lây lan bệnh thủy đậu ra ngoài, cha mẹ nên cách ly trẻ sơ sinh tại nhà và hạn chế tiếp xúc với những người khác.
  • Chọn cho trẻ mặc áo quần thấm hút mồ hôi, mềm mại và thoáng mát.
  • Sử dụng nước ấm để vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhẹ nhàng với da trẻ và không nên chà mạnh để tránh vỡ mụn nước và gây đau đớn, khó chịu cho trẻ.
  • Lưu ý không để trẻ cào, gãi da vì có thể gây trầy xước và tổn thương vùng da.
  • Hạn chế cho trẻ ra đường để tránh gió, vì gió lạnh có thể khiến tình trạng bệnh thủy đậu ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.

>> Tham khảo thêm: Cách Chọn Bỉm Mùa Hè Cho Bé Thoáng Mát, Không Bị Hăm Tã  

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu cần chăm sóc như thế nào cho đúng cách

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu cần chăm sóc như thế nào cho đúng cách (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chữa trị thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị thủy đậu bôi thuốc gì? Nguyên tắc điều trị thủy đậu bao gồm sử dụng thuốc kháng virus như Acyclovir, đặc biệt hiệu quả nếu sử dụng 24 giờ trước khi nổi mụn nước. Đồng thời, cần sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol và kháng histamin để giảm ngứa. Trong trường hợp bội nhiễm, có thể sử dụng kháng sinh để trị liệu. Chăm sóc da và duy trì vệ sinh là các cách giúp tránh các biến chứng nhiễm trùng.

Lưu ý rằng thủy đậu là căn bệnh do virus gây ra, do đó, mẹ không nên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh. Kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp bội nhiễm hoặc khi bé bị nhiễm trùng nặng. Hầu hết các trẻ bị thủy đậu không cần sử dụng kháng virus hoặc kháng sinh, các phương pháp điều trị thủy đậu sẽ tập trung vào việc giảm triệu chứng và duy trì vệ sinh. Tuy nhiên, việc điều trị thủy đậu nên được thực hiện dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn cho bé.

Mẹ có thể cắt ngắn móng tay của trẻ để tránh gãi mạnh trên da và mang tất tay cho con khi ngủ để tránh gãi để lại sẹo.

>> Tham khảo thêm: Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi 

Biến chứng nguy hiểm khi em bé bị thủy đậu

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thủy đậu đều là nhẹ nhàng và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ, bao gồm: nhiễm trùng da, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não, và thậm chí có thể dẫn đến tử vong cho trẻ sơ sinh.

Theo một số thống kê, mỗi năm có khoảng 800 trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng do mắc bệnh thủy đậu. Dưới đây là một số biến chứng trẻ có thể gặp phải nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách:

  • Nhiễm trùng tại vùng nốt thủy đậu: Đây là một trong những biến chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này được gây ra do các mụn nước bị vỡ dễ bị nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh, tạo mủ và gây lở loét. Các vết loét này có thể để lại sẹo cho trẻ.
  • Viêm não màng não: Biến chứng này thường xuất hiện ở người lớn, nhưng cũng có khả năng xuất hiện ở trẻ nhỏ và xuất hiện sau khi bệnh nhân nổi các mụn nước khoảng 1 tuần. Biến chứng này thường đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, co giật, yếu chi, rung giật nhãn cầu, rối loạn tri giác hoặc hôn mê. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng này có thể dẫn đến tử vong.
  • Viêm phổi thủy đậu: Đây là một biến chứng phổ biến ở trẻ em và thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 3 đến thứ 5 kể từ khi phát bệnh. Các triệu chứng bao gồm ho nhiều, ho ra máu, tức ngực và khó thở.
  • Hội chứng Reye: Đây là một biến chứng hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ mắc bệnh thủy đậu và được sử dụng Aspirin trong quá trình điều trị. Hội chứng Reye có liên quan đến tổn thương ở não và gan với các triệu chứng như hôn mê, co giật, vàng da, gan to và xuất huyết nội tạng.
  • Viêm cơ tim, viêm hạch lympho, viêm dây thần kinh và nhiễm khuẩn huyết là các biến chứng khác có thể xảy ra nếu không được điều trị sớm và đúng cách.
  • Zona thần kinh: Virus Varicella Zoster cũng là nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh. Sau khi bé đã được trị khỏi bệnh thủy đậu, virus vẫn tồn tại âm thầm trong dây thần kinh dưới dạng bất hoạt. Sau một khoảng thời gian, virus có thể tái hoạt động và gây ra bệnh Zona thần kinh nếu gặp điều kiện thích hợp hoặc khi hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh này có thể xảy ra nhiều năm sau đó, thậm chí là 10, 20 hoặc 30 năm sau.

>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách 

Một số biến chứng nguy hiểm khi em bé bị thủy đậu

Một số biến chứng nguy hiểm khi em bé bị thủy đậu (Nguồn: Sưu tầm)

Cần làm gì để phòng tránh thủy đậu cho trẻ sơ sinh?

Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, khuyến khích tiêm cho các bé 18 tháng tuổi trở lên. Đối với trẻ 14 tuổi hoặc lớn hơn chưa được chích ngừa thì cần tiêm 2 mũi.

Tuy vậy, tiêm vắc xin không hẳn mang lại hiệu quả 100%. Khoảng 70-90% người tiêm vắc xin được phòng bệnh nhưng không phải hoàn toàn miễn dịch. Nhưng khi họ mắc bệnh nhưng đã được tiêm phòng, thì khả năng bệnh chuyển nặng sẽ không cao.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:

bac si

Ông bà ta thường khuyên nhũ hạn chế thăm nom sản phụ và trẻ sơ sinh, nhất là trong giai đoạn 1 tháng đầu sau sanh. Đây là lời khuyên vô cùng đúng đắn vì sự tiếp xúc người khác trong giai đoạn non yếu này dễ lây truyền mầm bệnh cho cả mẹ và trẻ. Không chỉ thủy đậu mà còn nhiều mầm bệnh khác, vi khuẩn và virus gây bệnh khác. Giai đoạn ở cữ mẹ rất yếu và trẻ thì rất non nớt, hệ thống miễn dịch mỏng manh. Những tiếp xúc thông thường có thể truyền bệnh cho 2 mẹ con. Do đó, biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất là hạn chế tiếp xúc với nhiều người bên ngoài trong giai đoạn sơ sinh!

bac si

>> Tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa, sữa chua và phô mai?  

Giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách nào?

  • Cực kì cẩn thận về vệ sinh trong gia đình. Tránh dùng chung chén đũa, khăn tắm, khăn trải giường và quần áo với người nhiễm bệnh.
  • Phơi nắng tất cả chăn màn hay quần áo của người bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên sẽ hạn chế sự lây lan của thủy đậu.
  • Khăn giấy của người bệnh phải được vứt bỏ cẩn thận. Bệnh lây lan nhanh khi hắt hơi, sổ mũi.
  • Che chắn cẩn thận các mụn nước nếu bạn cần đi ra ngoài. Sử dụng các loại băng dán cá nhân sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng.
  • Tránh tiếp xúc đám đông, phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc những người chưa tiêm phòng.
  • Đặc biệt lưu ý người bệnh không tiếp xúc với người có hệ miễn dịch đang suy yếu, chẳng hạn như bệnh nhân đang điều trị hóa liệu.
  • Hãy tiêm phòng ngay nếu bạn chưa mắc bệnh. Thậm chí vắc xin vẫn có tác dụng nếu bạn tiêm phòng trong khoảng 3-5 ngày ngay sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Tiêm thuốc Globulin có thể có tác dụng trong vòng 96 giờ kể từ khi tiếp xúc với người bệnh. Trẻ sơ sinh, bà bầu hay người đang bị suy yếu hệ miễn dịch đều có thể chích ngừa Globulin kháng bệnh.

>> Tham khảo thêm: 4 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà an toàn hiệu quả 

Giảm nguy cơ lây nhiễm thủy đậu ở trẻ sơ sinh bằng cách nào

Giảm nguy cơ lây nhiễm thủy đậu ở trẻ sơ sinh bằng cách nào? (Nguồn: Sưu tầm)

Một số câu hỏi thường gặp

Bệnh zona là gì? Có liên quan đến thủy đậu không?

Zona thực chất là sự hồi sinh của các vi rút gây thủy đậu những năm về sau. Các vi rút này nằm ẩn trong các dây thần kinh. Khi hệ miễn dịch trong cơ thể suy yếu hoặc do người mang vi rút không may, các vi rút này sẽ hoạt động trở lại. Mụn rộp lại xuất hiện gây đau đớn, tập trung chủ yếu ở một bên của cơ thể và dọc đường dây thần kinh. Ngay cả khi mụn lành, da vẫn bị đau và ngứa ran trong vài tháng sau đó. Người mắc bệnh Zona vẫn có khả năng truyền bệnh thủy đậu cho người chưa tiêm vắc xin phòng bệnh.

Phương pháp điều trị là sử dụng các thuốc kháng vi rút và thuốc giảm đau. Sau đó là kiểm soát bệnh và giúp người bệnh được thoải mái.

>> Tham khảo thêm: Men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dùng sao cho đúng? 

Bệnh thủy đậu có lây không?

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở trẻ em ở mọi độ tuổi, và thường xuất hiện từ 1 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc với virus. Tuy nhiên, trẻ có thể không có triệu chứng và ổn định trước khi bệnh phát hiện.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có tái phát không?

Rất hiếm khi bệnh thủy đậu tái phát sau khi trẻ đã bị bệnh. Điều này bởi vì sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên, cơ thể trẻ đã phát triển miễn dịch với virus này. Tuy nhiên, virus vẫn có thể tồn tại sâu trong các rễ thần kinh và gây ra bệnh zona thần kinh khi hệ miễn dịch của trẻ suy yếu.

Đối với trẻ 6 tháng tuổi trở xuống hoặc người bị thủy đậu ở mức nhẹ, sau khi bệnh đã qua, các kháng thể sinh ra có thể chưa đủ để tiêu diệt sự tấn công của virus thủy đậu trong những lần tiếp theo. Do đó, khả năng tái nhiễm vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, bệnh ở mức độ nhẹ hơn và trẻ có xu hướng hồi phục nhanh chóng hơn, và các triệu chứng cũng ít nghiêm trọng hơn so với lần đầu tiên bị bệnh.

>> Tham khảo thêm: Trẻ ho về đêm: 8 nguyên nhân & cách trị nhanh tại nhà hiệu quả  

Trẻ có thể bị thủy đậu sau khi tiêm vắc xin không?

Mặc dù hiếm gặp, trường hợp tái nhiễm bệnh thủy đậu vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, vắc xin thủy đậu vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi bệnh với tỷ lệ miễn dịch lên đến 90%. Nếu trẻ vẫn mắc bệnh thủy đậu, các triệu chứng thường sẽ ở mức độ nhẹ hơn.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu

Nguy cơ lớn nhất xảy ra đối với những người có hệ miễn dịch đang suy yếu, chẳng hạn như bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng hóa trị liệu. Viêm phổi và viêm não là những biến chứng phổ biến nhất và có thể gây ra những tác động nguy hiểm tới sức khỏe con người.

Ngoài ra, các bà bầu cũng thuộc nhóm dễ bị tác động, mắc bệnh khi đang mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi và gây ra nhiều biến chứng khác.

>> Tham khảo thêm: 

  • Rốn trẻ sơ sinh: Bệnh lý về rốn, chăm sóc, vệ sinh rốn rụng nhanh
  • Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ  

Phía trên là những thông tin chi tiết về dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh, thời gian ủ bệnh và cách chữa trị cho bé. Nhìn chung, khi trẻ sơ sinh có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh thủy đậu thì mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Ngoài ra, mẹ đừng quên truy cập chuyên mục Chăm sóc bé hoặc Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp các thắc mắc nhé!

Đồng thời, mẹ đừng bỏ qua các loại bỉm tã dán Huggies chất lượng xịn sò cho bé yêu nhà mình như tã dán cao cấp Huggies Naturemade hay tã dán Huggies Tràm Trà Tự Nhiên. Đặc biệt, dòng tã dán cao cấp của Huggies với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu Âu. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã dán cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. 

>>> Tìm hiểu thêm các dòng tã dán sơ sinh Huggies tại đây mẹ nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/parenting/chickenpox-in-babies 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/326440 

https://www.nhs.uk/conditions/chickenpox/ 

Từ khóa » Thuỷ đậu ở Trẻ Con