Thủy đậu ở Trẻ: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị

Trẻ em là đối tượng dễ mắc thủy đậu, nhất là những bé chưa được tiêm phòng. Thủy đậu ở trẻ có thời gian ủ bệnh lâu, dễ lây lan thành dịch nên cha mẹ cần chú ý các triệu chứng, cách điều trị và chăm sóc cho bé, tránh biến chứng.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1.Thủy đậu là gì?
  • 2. Triệu chứng thủy đậu ở trẻ
  • 3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
  • 4. Cách điều trị thủy đậu trẻ em
  • 5. Chăm sóc trẻ bị thủy đậu
  • 6. Cách phòng bệnh thủy đậu ở em

1.Thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Khi nhiễm bệnh người bệnh sẽ xuất hiện các nốt nhiễm trùng trên da, nổi mẩn đỏ và bọng nước. Trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt những bé chưa tiêm phòng có khả năng nhiễm bệnh cao.

thủy đậu ở trẻ - triệu chứng thủy đậu

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra

Tác nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ là virus Varicella Zoster (VZV). Khi mắc bệnh, virus này có trong nước bọt, nước mũi và trong các nốt mụn nước nên rất dễ lây truyền thành dịch lớn. Chỉ cần tiếp xúc với chất dịch này sẽ bị nhiễm bệnh ngay.

Nếu trẻ tiếp xúc với các hạt tiết dịch nhỏ li ti của người mắc thủy đậu trong khi nói chuyện, hắt hơi, chảy mũi… có thể nhiễm bệnh. Virus gây bệnh còn tồn tại trong dịch nước ở các nốt mẩn đỏ, nếu chạm phải dịch này cũng có thể lây bệnh. Ngoài ra, nếu dùng chung đồ dùng cá nhân như bát, đũa, khăn mặt… cũng có thể bị lây nhiễm.

2. Triệu chứng thủy đậu ở trẻ

Trẻ bị thủy đậu tiến triển qua 4 giai đoạn như sau:

– Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn từ khi bé tiếp xúc với nguồn lây cho tới khi phát bệnh. Kéo dài từ 10 – 20 ngày, người bệnh không có triệu chứng gì.

– Giai đoạn khởi phát: Trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Sau đó 3 – 5 ngày, các vết ban đỏ trên cơ thể mọc lên nhanh chóng sau 24 giờ. Một số bé có thể nổi hạch sau tai kèm theo biểu hiện viêm họng.

– Giai đoạn toàn phát: Trẻ bắt đầu sốt cao, có thể lên tới 39 độ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau đầu, đau cơ. Các nốt phát ban trở thành các nốt phỏng hình tròn, mụn nước, gây ngứa rát. Mụn nước mọc kín trên cơ thể bé, có thể mọc cả bên trong miệng, nghiêm trọng hơn nó còn xuất hiện ở tai, bộ phận sinh dục và mắt. Nếu nhiễm trùng, các nốt mụn sẽ lớn hơn, có dịch đục chứa mủ.

– Giai đoạn phục hồi: Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh không biến chứng, trẻ sẽ dẫn hồi phụ sau 7 – 10 ngày. Các nốt mụn nước tự vỡ và khô lại thành vảy. Những nốt này nếu không bị vỡ sẽ không để lại sẹo.

3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Các triệu chứng bệnh thủy đậu nhẹ hơn ở trẻ em so với người lớn. Bệnh có thể khỏi nhanh chóng sau thời gian phát bệnh mà không để lại biến chứng nào. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp điều trị đúng, thủy đậu ở trẻ có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở trẻ như sau:

– Nhiễm trùng: Nếu các bé gãi ngứa, các vết mụn nước bị lở loét, vỡ ra, chảy máu bên trong. Sau khi khỏi bệnh, các nốt này có thể hình thành sẹo, nhẹ thì để lại sẹo mờ, nặng sẽ tạo thành các nốt sẹo lõm.

– Viêm tai giữa, viêm thanh quản: Biến chứng này xảy ra khi các nốt mụn nước thủy đậu trong miệng bị vỡ, lở loét, virus bên trong nó gây nhiễm trùng, sưng tấy.

– Zona thần kinh: Khi mắc bệnh, virus thủy đậu có thể bám vào các dây thần kinh, tồn tại trong cơ thể trẻ. Nhân lúc hệ thần kinh suy yếu, nó sẽ hoạt động trở lại, tấn công gây bệnh zona thần kinh.

– Viêm phổi: Biến chứng này cũng xuất hiện ngay trong thời kỳ phát bệnh, sau 3 – 5 ngày. Trẻ sẽ có biểu hiện ho nhiều, ho ra máu, khó thở, thở gấp và tức ngực. Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng viêm phổi ở trẻ em thấp hơn người lớn.

– Viêm thận, viêm cầu thận cấp: Khi biến chứng, trẻ sẽ tiểu ra máu và có biểu hiện suy thận.

– VIêm não, viêm màng não: Biến chứng này xảy ra trong thời kỳ nhiễm bệnh, sau 1 tuần mọc mụn nước. Khi đó, bé sẽ bị sốt cao dẫn tới co giật, hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu, có thể gây tử vong.

Tỷ lệ mắc biến chứng thủy đậu ở trẻ không cao, nhưng một số trường hợp sau đây dễ bị biến chứng hơn các trẻ khác:

– Trẻ sơ sinh có mẹ bị thủy đậu

– Trẻ đang mắc bệnh bạch cầu

– Trẻ đang sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch

– Trẻ có hệ miễn dịch yếu.

4. Cách điều trị thủy đậu trẻ em

Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu trẻ em. Các biện pháp điều trị chủ yếu là các phương pháp hỗ trợ giảm bớt triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thủy đậu ở trẻ là bệnh lành tính, có thể khỏi nhanh sau một thời gian điều trị và có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

Để các nốt mụn nước nhanh khô, nhanh đóng vảy, cha mẹ có thể bôi thuốc tím lên các nốt đó. Thuốc này có tác dụng khám viêm, ngăn để lại sẹo.

Chườm lạnh hoặc ngâm nước ấm có thể giúp các nốt mụn nước giảm ngứa, giảm đau. Một số loại sữa tắm làm từ bột yến mạch cũng có thể giúp giảm ngứa, cần tham khảo lời khuyên bác sĩ trước khi sử dụng.

thủy đậu ở trẻ - thuốc điều trị bệnh thủy đậu

Bôi Methylen lên nốt mụn nước bị lở loét giúp kháng viêm, tránh nhiễm trùng, ngăn vi khuẩn lây lan

Nếu các nốt mụn nước bị vỡ, cha mẹ bôi thuốc nước Methylen màu xanh lên chúng. Điều này giúp kháng viêm, tránh nhiễm trùng, ngăn vi khuẩn lây lan. Lưu ý, tuyệt đối không bôi các loại thuốc mỡ Tetaxilin, Penicillin hay thuốc đỏ; không dùng kem trị ngứa thành phần Phenol cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Cha mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao, sử dụng thuốc kháng sinh nếu các nốt mụn nước bị nhiễm trùng. Đương nhiên, uống thuốc gì và liều lượng ra sao phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý, nếu phát hiện bé có một số biểu hiện dưới đây, cần đưa bé đến bệnh viện ngay để bác sĩ đưa ra cách điều trị phù hợp, tránh biến chứng nghiêm trọng:

– Trẻ sốt kéo dài 4 ngày không hạ

– Trẻ ho nhiều, ho dữ dội, khó thở

– Các nốt mụn lan tới một hoặc cả hai mắt

– Các nốt phát ban sưng to, có dịch đặc màu vàng hoặc có mủ

– Trẻ đau đầu dữ dội

– Tim đập nhanh, chóng mặt, mất phương hướng

– Trẻ mệt mỏi, ngủ nhiều, khó thức dậy

– Trẻ bị nôn mửa, cứng cổ, sút cân.

5. Chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Để việc điều trị thủy đậu ở trẻ an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, khi chăm sóc bé cha mẹ cần chú ý các điều dưới đây:

– Tránh việc bé gãi ngứa dẫn tới nhiễm trùng, lở loét. Nếu là trẻ sơ sinh, hãy đeo bao tay và bao chân cho bé. Nếu là trẻ lớn, hay cắt ngắn móng tay và dặn bé không được gãi ngứa.

– Cho bé mặc quần áo vải mềm, rộng rãi, tránh gây khó chịu, không để quần áo chật cọ vào mụn nước làm vỡ chúng.

– Đảm bảo vệ sinh cơ thể cho bé, nhất là vùng da bằng cách tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch.

– Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% vệ sinh sạch sẽ mũi và họng cho bé nhiều lần trong ngày.

– Nếu các nốt mụn mọc trong miệng, hãy cho bé ăn thức ăn lỏng, mềm, nhạt, nguội để bé dễ nuốt.

– Không cho bé ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ khiến bé bị nóng trong, da tiết nhiều dầu hơn, các nốt mụn dễ nhiễm trùng.

– Không cho bé ăn các loại thực phẩm chế biến từ bơ sữa, chúng kích thích da tiết dịch nhờn nhiều hơn, đây là điều kiện tốt để virus phát triển, lây lan.

– Hạn chế cho bé ăn quả chứa nhiều vitamin C, các loại quả chua nếu các nốt mụn mọc trong miệng. Axit trong quả sẽ khiến các nốt này đau hơn, có thể bị lở loét.

– Không cho bé ăn các loại thực phẩm, gia vị mặn, cay nóng như muối, ớt, gừng, tiêu, thịt dê, thịt chó, thịt ngan, hải sản… cũng khiến bé tăng tiết mồ hôi.

– Tuyệt đối không tắm các loại lá cây hay đắp các loại lá cây lên vết mụn nước. Cấu trúc da bé chưa ổn định nên dễ bị tổn thương, có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

– Chỉ sử dụng các loại thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, không sử dụng các loại thuốc ngoài không có trong chỉ định, không tự ý tăng liều lượng.

– Trẻ bị thủy đậu không cần kiêng gió, tiếp xúc với gió không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ nên để quạt gió nhẹ nhàng, vừa đủ để là khô mồ hôi, gió lớn khiến bé dễ bị cảm lạnh.

– Cho bé sử dụng đồ dùng sinh hoạt và đồ dùng cá nhân riêng, vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng để tránh lây nhiễm cho người khác.

– Không giặt chung quần áo của bé với mọi người trong gia đình. Giặt xong cần phơi khô dưới nắng, là ủi kỹ.

– Khi người lớn chăm sóc bé cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với nước bọt, nước mũi và dịch mụn nước.

– Cho bé nghỉ học ở nhà cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây cho người khác.

6. Cách phòng bệnh thủy đậu ở em

Để phòng bệnh thủy đậu cho bé hiệu quả, cha mẹ cần chú ý thực hiện một số điều sau đây:

– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài, đến những nơi công cộng.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khử khuẩn các đồ dùng sinh hoạt bé hay dùng như quần áo, bát đũa, cặp sách, đồ chơi…

– Rửa tay sạch bằng xà phòng, vệ sinh tai – mũi – họng bằng nước muối sinh lý.

thủy đậu ở trẻ - tiêm phòng thủy đậu

Tiêm phòng là cách phòng thủy đậu hiệu quả nhất

Bên cạnh đó, cách phòng bệnh thủy đậu cho bé hiệu quả nhất là tiêm phòng, hiện nay đã có vắc-xin tiêm phòng thủy đậu. Hiệu quả vắc-xin có thể lên tới 80-90%, nếu mắc bệnh cũng không để lại biến chứng. Lịch tiêm phòng theo độ tuổi như sau:

– Trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 13 tuổi: Trẻ được tiêm 2 liều, thời gian tiêm cách nhau ít nhất 6 tuần. Mũi đầu tiên tiêm khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi, có thể tiêm mũi thứ 2 khi bé được 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh.

– Trẻ trên 13 tuổi: Trẻ cũng được tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 6 tuần.

Với trẻ đã tiếp xúc với người bệnh thủy đậu từ 3 – 5 ngày, tiêm vắc-xin vẫn có tác dụng phòng bệnh. Với những bé đã từng bị thủy đậu trước đó, không cần tiêm vắc-xin, bệnh sẽ không nhắc lại.

Bệnh thủy đậu ở trẻ là một bệnh cấp tính nhưng không quá nghiêm trọng, khỏi nhanh nếu được điều trị đúng cách và không để lại biến chứng. Do vậy, cha mẹ cần nắm rõ triệu chứng, cách điều trị, cách chăm sóc bé bị thủy đậu để phát hiện bệnh và điều trị tốt nhất.

Từ khóa » Thuỷ đậu ở Trẻ Con