Những điều Cần Biết Về Bệnh Tồn Tại Nang ống Niệu Rốn
Có thể bạn quan tâm
1. Bạn đã nghe về bệnh lý tồn tại nang – ống niệu rốn? – Ống niệu rốn dài từ 3-10 cm, đường kính 8-10mm là một ống nối liền giữa rốn và bàng quang trong thời kỳ bào thai. Sau khi sinh, ống niệu rốn sẽ tự đóng lại và xơ hóa, trở thành dây chằng rốn-bàng quang. – Khi ống niệu-rốn tồn tại một phần hoặc toàn bộ (có nguyên nhân làm cho ống niệu rốn không đóng lại) sẽ gây nên một số hình thái bệnh lý. Các bất thường bẩm sinh của ống niệu rốn bao gồm: + Xoang niệu rốn: Tồn tại một phần ống niệu-rốn về phía thành bụng và có thông thương với rốn. + Nang niệu rốn: Tồn tại và giãn to phần ống niệu-rốn nằm giữa bàng quang và rốn. + Tồn tại ống niệu rốn: Tồn tại hoàn toàn ống niệu-rốn, có sự thông thương giữa bàng quang và rốn. + Túi thừa ống niệu rốn: Tồn tại một phần ống niệu-rốn ở phía bàng quang giống như một túi thừa ở phần đáy bàng quang, túi thừa thường thông với rốn. – Nang niệu rốn và các bệnh lý do tồn tại ống niệu rốn đều không thể tự khỏi mà cần điều trị bằng phẫu thuật. – Các bệnh lý này nếu được phát hiện và điều trị khi trẻ còn nhỏ thì việc điều trị thường đơn giản và hiệu quả.
2. Các triệu chứng thường gặp khi tồn tại nang – ống niệu rốn là gì? – Nhìn thấy rốn ướt, mô quanh rốn viêm. – Ấn vào vùng trên xương mu thấy có nước tiểu rỉ qua rốn. – Sờ thấy khối u vùng dưới rốn.
3. Chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật rò, nang ống rốn tràng, niệu rốn (phẫu thuật nang niệu rốn)? – Chỉ định: Nang niệu rốn (nang rốn) có và không có biến chứng. – Chống chỉ định: Người bệnh già yếu, suy kiệt, rối loạn chức năng đông máu.
4. Biến chứng nếu bệnh rò nang niệu rốn không được điều trị là gì? Bệnh nang niệu rốn nếu không được điều trị về lâu dài sẽ dẫn đến một số biến chứng sau: – Rỉ nước tiểu ở rốn. – Nhiễm trùng rốn. – Một số thương tổn của ống niệu rốn có thể phát triển thành ác tính.
5. Quá trình phẫu thuật nang niệu rốn được thực hiện như thế nào? Phẫu thuật tiến hành trong khoảng 30- 60 phút, được thực hiện bởi ê kíp phẫu thuật viên tiêu hóa và ê kíp bác sỹ gây mê hồi sức, kỹ thuật viên có chuyên môn, kinh nghiệm. Quy trình phẫu thuật gồm những bước sau đây: – Bước 1: Bệnh nhân được hướng dẫn nằm trên bàn mổ, nằm ngửa dạng hai chân. Bênh nhân sẽ được đặt thông tiểu. Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, phụ mổ đứng bên đối diện. – Bước 2: Bệnh nhân được gây mê nội khí quản. – Bước 3: Tiến hành. + Bác sỹ sẽ Rạch bụng đường trắng giữa trên dưới rốn 3 cm. + Bóc tách da và tổ chức dưới da, xác định thành trước bàng quang bằng đường giữa rốn, tìm ống niệu rốn ở phần đáy bàng quang. + Cắt và khoét bỏ nang niệu rốn. + Khâu buộc đường rò (dây chằng rốn), khâu lại phần đáy bàng quang. + Kiểm tra cầm máu.
6. Những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật là gì? Với phẫu thuật bóc nang niệu rốn, tỉ lệ gặp phải biến chứng là rất hiếm, một số rủi ro như: – Phản ứng của thuốc gây mê trên hô hấp, tim mạch như suy hô hấp, trụy tim mạch, sẽ xử trí cấp cứu được tùy từng mức độ phản ứng của cơ thể với thuốc gây tê, tiền mê. – Tai biến do phẫu thuật: + Chảy máu: Chảy máu trong ổ bụng, bệnh nhân được theo dõi sát, cần thiết sẽ được phẫu thuật lại. + Tắc ruột sau mổ: Sau khi xác định dãn ruột cơ năng hay tắc ruột cơ học. Nếu do nguyên nhân cơ học bệnh nhân được phẫu thuật kiểm tra và xử lý nguyên nhân. + Áp xe hoặc viêm phúc mạc do rò, bục miệng nối: Bệnh nhân được điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật lại tùy thuộc mức độ của biến chứng.
7. Những điều cần biết trước khi phẫu thuật? 7.1. Cung cấp thông tin cho nhân viên y tế: – Cung cấp thẻ BHYT/BHCC nếu có để đảm bảo quyền lợi trong điều trị. – Cung cấp tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn, nước uống. – Cung cấp tiền sử bệnh đang mắc phải như: Tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, viêm dạ dày, viêm đường hô hấp (ho, đau họng, chảy mũi). – Cung cấp thông tin thuốc đang sử dụng: Thuốc chống đông, thuốc chống dị ứng, hen suyễn,… – Nếu bệnh nhân là nữ cần cung cấp thông tin về vấn đề kinh nguyệt, nghi ngờ mang thai.
7.2. Những điều bệnh nhân cần thực hiện trước phẫu thuật để đảm bảo an toàn – Trong thời gian điều trị, nếu muốn sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng ngoài y lệnh cần phải xin ý kiến của bác sỹ. – Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước mổ như: Công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan, chức năng thận, HIV, viêm gan B, chụp phim phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim. – Phải nhịn ăn uống hoàn toàn trước mổ (kể cả uống nước, sữa, café, kẹo cao su) ít nhất 6h, để tránh biến chứng trào ngược thức ăn gây sặc, ảnh hưởng đến tính mạng trong quá trình mổ. Nếu đã lỡ ăn uống thì phải báo lại nhân viên y tế. – Cởi bỏ tư trang cá nhân, răng giả, kính áp tròng, lông mi giả (nếu có) giao cho người nhà giữ hoặc nếu không có người nhà có thể ký gửi tại phòng hành chính khoa. – Cắt ngắn và tẩy sạch sơn móng tay chân (nếu có), búi tóc gọn gàng đối với nữ, cạo râu sạch sẽ đối với nam. – Cạo sạch lông bộ phận sinh dục và tắm trước mổ, mặc quần áo vô trùng bệnh viện (không mặc đồ lót), đội mũ phẫu thuật trùm gọn hết tóc. – Đi tiểu trước khi chuyển mổ. – Không xóa ký hiệu đánh dấu vị trí vết mổ.
7.3. Những vấn đề nhân viên y tế sẽ thực hiện cho bệnh nhân trước phẫu thuật – Bệnh nhân hoặc người nhà >18 tuổi (ba/mẹ/vợ/chồng) cần phải ký cam kết trước phẫu thuật. – Truyền dịch nuôi dưỡng giúp bệnh nhân đỡ đói và khát trong thời gian nhịn ăn. – Tiêm kháng sinh dự phòng nhiễm trùng vết mổ. – Bơm thuốc vào hậu môn để làm sạch trực tràng. – Nhân viên y tế vận chuyển xuống phòng mổ bằng xe lăn.
8. Những điều cần lưu ý trong thời gian nằm viện điều trị sau phẫu thuật? 8.1. Những biểu hiện bình thường diễn ra sau phẫu thuật – Đau vết mổ hoặc căng tức vùng vết mổ khi gồng bụng hoặc khi căng cơ, tình trạng đau sẽ giảm dần. – Những ngày đầu sau mổ vết mổ sẽ có ít dịch và máu thấm băng sau đó giảm dần và khô.
8.2. Các biến chứng cần theo dõi và báo nhân viên y tế – Đau vết mổ quá sức chịu đựng. – Sốt. – Vết mổ có chảy máu tươi thấm ướt đẫm toàn bộ gạc. – Chóng mặt dữ dội, nôn. – Bí tiểu, táo bón khó đi cầu phải rặn nhiều.
Sốt, đau vết mổ nhiều, bí tiểu là một trong những triệu chứng cần nhanh chóng báo cho nhân viên y tế
8.3. Chế độ ăn sau phẫu thuật – Sau mổ 6h, khi hết cảm giác buồn nôn thì có thể ăn cháo uống sữa với số lượng ít và chia làm nhiều lần trong ngày. – Ngày thứ 2 sau mổ có thể ăn uống bình thường tăng cường dinh dưỡng; sinh tố cam chanh, rau xanh. – Chế độ ăn tránh các chất kích thích như: Tiêu, cay, ớt, rượu, bia, không hút thuốc lá vì làm chậm lành vết mổ và hạn chế công dụng của thuốc điều trị.
8.4. Chế độ vận động: – Ngày đầu sau mổ: Nằm nghỉ, vận động xoay trở nhẹ nhàng tại giường. – Ngày thứ 2 sau mổ: + Đi lại nhẹ nhàng trong phòng bệnh. + Tránh vận động mạnh, chạy nhảy, khênh vác đồ nặng.
8.5. Chế độ sinh hoạt: – Mặc quần áo bệnh viện và thay hằng ngày để đảm bảo vệ sinh tránh nhiễm trùng vết mổ. – Cần vệ sinh thân thể bằng khăn ấm, không nên tắm vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương nếu nước dính vào vết thương. – Đi cầu tránh rặn nhiều dễ dẫn tới tăng nguy cơ rò nước tiểu, chảy máu vết mổ.
8.6. Chăm sóc vết thương: – Vết thương sẽ được thay băng 1 lần/ ngày hoặc nhiều hơn nếu dịch thấm băng lượng nhiều. – Vết mổ sẽ được cắt chỉ sau 7-10 ngày kể từ ngày mổ.
9. Những điều gì cần biết sau khi ra viện? 9.1. Theo dõi điều trị, chăm sóc vết thương – Uống thuốc đúng hướng dẫn theo toa ra viện. – Nếu trong quá trình uống thuốc có những triệu chứng bất thường như: Ngứa, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở,… cần tới bệnh viện để được khám và xử trí. – Cách chăm sóc vết thương: + Nên thay băng ngày 1 lần tại bệnh viện hoặc có thể đăng ký dịch vụ thay băng tại nhà của bệnh viện Gia Đình để được điều dưỡng và bác sỹ theo dõi tình trạng vết thương, thay băng tại cơ sở y tế địa phương nếu ở xa bệnh viện. + Phải giữ vết mổ sạch và khô, nếu bị ướt phải thay băng ngay. + Vết mổ sẽ được cắt chỉ sau 7-10 ngày kể từ ngày phẫu thuật.
9.2. Chế độ dinh dưỡng, vận động – Chế độ dinh dưỡng: + Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung thêm rau- củ- quả tránh táo bón. + Tránh dùng các chất kích thích như: tiêu, ớt, rượu, bia, thuốc lá vì làm chậm lành vết thương và hạn chế công dụng của thuốc điều trị.
Sau phẫu thuật tăng cường chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm thực phẩm chống táo bón
– Vận động: + Trong tuần đầu sau mổ bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại nhà, đi lại nhẹ nhàng, không lao động nặng. + Sau 1 tuần bệnh nhân có thể đi làm việc những công việc không quá nặng. + Sau 1 tháng bệnh nhân có thể quay lại lao động và sinh hoạt bình thường. + Tăng cường tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với thể lực.
9.3. Tái khám – Tái khám sau khi sử dụng hết toa thuốc. – Tái khám ngay nếu vết mổ sưng nề, chảy dịch, sốt.
Từ khóa » Chẩn đoán Nang Niệu Rốn
-
Tìm Hiểu Bệnh Nang Niệu Rốn ở Trẻ Sơ Sinh - Vinmec
-
BỆNH LÝ ỐNG NIỆU - RỐN - BV Xanh Pôn
-
Nang Niệu Rốn ở Trẻ Sơ Sinh Là Bệnh Gì Và Có Chữa được Không?
-
Phẫu Thuật điều Trị Nang Niệu Rốn Cho Bệnh Nhi
-
Dị Tật ống Niệu Rốn
-
Phẫu Thuật Rò, Nang ống Rốn Trang, Niệu Rốn (Phẫu Thuật Nang Niệu Rốn)
-
Bệnh Lý Nang Niệu Rốn Một Bất Thường Của Bàng Quang
-
PHẪU THUẬT NỘI SOI THÀNH CÔNG RÒ NANG NIỆU RỐN
-
Tìm Hiểu Bệnh Nang Niệu Rốn ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Vinmec
-
PHẪU THUẬT RÒ, NANG ỐNG RỐN TRANG, NIỆU RỐN (PHẪU ...
-
KỊP THỜI XỬ TRÍ TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG NANG NIỆU RỐN ...
-
Chẩn đoán Hình ảnh Nang Niệu Rốn Và Các Bệnh Lý Tồn Dư ống Niệu Rốn
-
Tìm Hiểu Bệnh Nang Niệu Rốn ở Trẻ Sơ Sinh - Mới Nhất 2022