Những điều Cần Biết Về Chữ Ký Số, Chứng Thư Số Trong Công Ty Hợp ...
Có thể bạn quan tâm
Chữ kí số là một thiết bị được mã hóa tất cả các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet.
I. Những điều cần biết về chữ ký số
1. Chữ ký số là gì?
Về mặt pháp lý: Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Hiểu một cách đơn giản: Chữ kí số là một thiết bị được mã hóa tất cả các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet.
2. Tính an toàn của chữ ký số
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
- Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (theo danh sách do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tại đây);
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP.
- Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Chữ ký số của doanh nghiệp do người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp kiểm soát và sử dụng để xác nhận ý chí của mình đối với văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet được ký.
3. Nghĩa vụ của người sở hữu chữ ký số
Người ký chữ ký số có các nghĩa vụ sau:
- Có các biện pháp để tránh việc sử dụng không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký điện tử của mình;
- Khi phát hiện chữ ký điện tử có thể không còn thuộc sự kiểm soát của mình, phải kịp thời sử dụng các phương tiện thích hợp để thông báo cho các bên chấp nhận chữ ký điện tử và cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp chữ ký điện tử đó có chứng thực;
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm tính chính xác và toàn vẹn của mọi thông tin trong chứng thư điện tử trong trường hợp chứng thư điện tử được dùng để chứng thực chữ ký điện tử.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ cấp dấu thời gian, được cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, để gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian kèm chữ ký số trong thông điệp dữ liệu.
II. Những điều cần biết về chứng thư số
1. Chứng thư số là gì?
Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
Trên thực tế, khi mua chữ ký số từ nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số, doanh nghiệp sẽ được cấp TOKEN và chứng thư số, trong đó:
- Bản chất của TOKEN chỉ là một chiếc USB rỗng;
- Phần nội dung của USB chính là các thông tin về doanh nghiệp được nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số nạp vào TOKEN và sinh ra một cặp khóa gồm khóa bí mật và khóa công khai (khóa bí mật để thực hiện việc ký số, khóa công khai giúp nhận dạng Chữ ký số) – đây chính là là chứng thư số.
Chỉ sau khi được nạp đầy đủ thông tin và USB thì người sở hữu chữ ký số mới có thể thực hiện được việc ký số.
Như vậy, có thể hiểu, chữ ký số bao gồm phần vỏ và phần ruột, trong đó phần vỏ chính là chiếc USB còn phần ruột chính là các nội dung có trong chiếc USB đó.
2. Nội dung chính của chứng thư số?
Nội dung chính của chứng thư số bao gồm:
- Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Tên của thuê bao.
- Số hiệu chứng thư số.
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
- Khóa công khai của thuê bao.
- Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
- Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Thuật toán mật mã.
- Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chứng thư số được sử dụng để các đối tác của người sử dụng biết và xác định được chữ ký, con dấu của doanh nghiệp sử dụng chữ ký số là đúng.
Từ khóa » Số Hiệu Chứng Thư Là Gì
-
Số Hiệu Chứng Thư Và Số Thiết Bị Lưu Khóa Là Gì?
-
Chứng Thư Số Là Gì? Thời Hạn Chứng Thư Số Là Gì? - FastCA
-
Chứng Thư Số Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Chứng Thư Số Và Chữ Ký Số
-
Tìm Hiểu Chủ Thể Chứng Thư Số Và Những điều Cơ Bản Cần Biết Khi Sử ...
-
Chứng Thư Số Là Gì? Một Số Quy định Về Chứng Thư Số
-
Chứng Thư Số Là Gì? Phân Biệt Giữa Chứng Thư Số Và Chữ Ký Số?
-
Chứng Thư Số Là Gì? 3 Thông Số Quan Trọng Nhất Cần Ghi Nhớ
-
1. Chứng Thư Số Cá Nhân Là Gì? - EFY-CA
-
Chữ Ký Số Là Gì? Chứng Thư Số Là Gì? Phân Biệt Chữ Ký ... - VIETTEL CA
-
1. Chứng Thư Số Cá Nhân Là Gì? - MISA ESign
-
Chứng Thư Số Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Chữ Ký Số Và Chứng ...
-
Hướng Dẫn Phân Biệt Chữ Ký Số Và Chứng Thư Số
-
Chứng Thư Số Và Nội Dung Của Chứng Thư Số - Luật LawKey
-
8. Hướng Dẫn Xem Thông Tin Chứng Thư Số - Video