Những điều Cần Biết Về Linen
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, khi lối sống tối giản hay bền vững bắt đầu phổ biến, chúng ta thường xuyên thấy các sản phẩm được làm từ chất liệu linen, nhiều bài báo bắt đầu khen ngợi loại chất liệu này cùng với các khái niệm như “sustainable fashion/fabrics - thời trang bền vững”, “breathable fabric - chất liệu thoáng mát”? Tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn là những khái niệm còn khá mới lạ đối với nhiều bạn.
Thật ra, linen - hay còn gọi là vải lanh, đã từng là một loại vải rất phổ biến cho đến khi cotton (sợi bông) xuất hiện. Rất nhiều bằng chứng đã chứng minh rằng, chúng có mặt hàng ngàn năm trước từ thời Ai Cập cổ đại. Ngày nay, linen được dùng từ thời trang may mặc cho đến các sản phẩm trang trí trong nhà như rèm cửa, drap giường, khăn trải bàn, vỏ bọc sofa,… Thậm chí chúng còn được pha trộn với bông, lụa và các chất liệu khác để ứng dụng đa dạng và sáng tạo hơn.
Thành phần và sản xuất linen
Linen là chất liệu bền vững được dệt từ sợi cây lanh. Cây lanh được trồng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và được sử dụng để làm sợi từ hơn 6000 năm trước.
Nguồn: Len.Ok
Cây lanh được thu hoạch bằng cách nhổ toàn bộ hoặc cắt sát gốc. Sau đó, cây sẽ được xử lý ngâm/giầm để loại bỏ hạt và các tạp chất khác, đồng thời cũng để làm mềm thân cây, chuẩn bị cho bước tách/tước sợi. Quá trình ngâm thủ công thường sử dụng các loại vi khuẩn để chúng ăn hết phần thân cây bên ngoài nên đây là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất, nhưng sẽ cho ra những thước vải an toàn tuyệt đối. Ngược lại, việc sử dụng hóa chất sẽ giúp quá trình này tốn ít thời gian và giá thành vải sẽ có tính cạnh tranh hơn. Công đoạn tiếp theo là tước sợi (quy trình công nghiệp sẽ dùng các con lăn kim loại để xử lý, một số nơi khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau). Các sợi tước ra được trải dài, xơ và các sợi ngắn sẽ được lược tách riêng, chỉ giữ lại những sợi mềm và dài. Các sợi lanh dài còn lại sẽ được se sợi và dệt thành vải, đem tẩy trắng hoặc nhuộm. Bước cuối cùng là phủ bóng mặt vải bằng một lớp hồ.
Lợi ích của linen
So với cotton, linen bền và chắc hơn gấp 2-3 lần. Đặc biệt, chúng có khả năng thấm hút tốt đồng thời cũng khô rất nhanh, giúp làm khả năng giữ nhiệt trong điều kiện thời tiết mùa hè.
Linen cũng có một số nhược điểm: vì chúng là chất liệu có độ co giãn kém nên rất dễ bị nhăn; giá thành linen cũng đắt hơn so với cotton. Nhưng bất chấp những nhược điểm này, linen vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn phổ biến.
Chăm sóc vải linen
Linen nổi tiếng là dễ nhăn. Nên nếu lỡ yêu thích chúng, bạn hãy làm quen với việc ủi đồ thường xuyên nha! Mẹo nhỏ khi ủi đồ là hãy điều chỉnh bàn ủi ở mức nhiệt cao, ủi một mặt khi quần áo còn ẩm (nếu quần áo đã khô, hãy phun một chút nước để làm ẩm) sẽ giúp mặt vải sau khi ủi được mịn và đều hơn.
À mà chúng vẫn sẽ tiếp tục nhăn lại thôi, nên thay vì cố loại bỏ chúng, bạn hãy chấp nhận và yêu thương chúng, những nếp nhăn linen vốn tự nhiên và dễ chịu mà!
Hoặc đơn giản hơn, sao bạn không thử các vải linen pha, xu hướng chúng đều mềm mịn và ít nhăn.
Nguồn: Nhung Linen
Linen sẽ mềm hơn qua các lần giặt và bạn hoàn toàn có thể giặt bằng máy giặt nhé!
Giống như cotton thì linen có xu hướng sẽ co lại sau mỗi lần giăt, vì vậy bạn nên giặt linen trong nước lạnh hoặc nước ấm. Nếu bạn muốn vải vẫn sắc nét và bền đẹp, tốt nhất là nên giặt tay hoặc giặt khô.
Các loại linen chính
- Handkerchief linen: đây là loại linen không pha, sử dụng phương pháp dệt thớ cộng với mắt dệt mịn, cho ra thước vải có độ mỏng và nhẹ. Loại này chủ yếu thường được ứng dụng để may áo hay như tên gọi của chúng - để làm khăn tay. (Tên thường gọi ở Việt Nam là linen tưng với định lượng nhẹ)
Washed Pure Linen - Nguồn: Nhung Linen
- Linen-cotton mix: những loại linen này có độ mềm, định lượng từ nhẹ đến trung bình, pha trộn với tỉ lệ thường là 50- 50 giữa sợi cotton và sợi lanh. Chính vì sự pha trộn này mà vải thường giữ được tính mát của linen, giảm được độ nhăn mà vẫn có bền chắc tương đối. Ứng dụng của loại này rất đa dạng.
- Linen-silk mix: loại vải dễ nhận biết do có độ bóng, định lượng từ trung bình đến nặng. Tính chất của lụa đã làm giảm đi độ khô cứng và tăng thêm sự óng ánh cho mặt vải linen.
- Suiting linen: loại vải có định lượng từ trung bình đến nặng, độ thấm hút tốt và có mặt vải đanh chắc rõ nét. Chúng có thể biến tấu bằng nhiều cách dệt như đan chéo hoặc dệt xương cá. Loại này tuy dễ nhăn nhưng tạo cảm giác thoải mái và thoáng mát khi mặc.
Herringbone Linen - Nguồn: Nhung Linen
Ngày nay, việc tìm kiếm một món đồ linen không còn quá khó khăn hay vượt túi tiền nữa. Nhưng để có thể có được sự hiểu biết nhất định nhằm chăm sóc những item yêu thích được bền màu hơn cùng năm tháng thì thật sự sẽ cần bạn bỏ một chút công tìm hiểu. Mong rằng, Nhung sẽ được tiếp tục đồng hành cùng hành trình này nhé.
Bài viết được tham khảo từ www.thespruce.com và www.clothes-press.net
Từ khóa » định Lượng Vải Linen
-
GSM Là Gì? Cách Tính định Lượng Vải áo Thun Tiêu Chuẩn - Hải Triều
-
GSM Là Gì? Cách Tính Định Lượng Vải Áo Thun 100% Chuẩn
-
Vải Linen Là Gì? Đặc điểm, Tính Chất, Thành Phần Của Các Loại Vải ...
-
Vải Linen Là Gì? Thông Tin đầy đủ Từ A-Z Về Chất Liệu Vải Này
-
Vải Linen Và đặc điểm Của Vải Linen - Pagatex –
-
Vải Linen Là Gì? Tổng Hợp Tất Tần Tật Kiến Thức Về Vải Linen - Cool Mate
-
Đơn Vị GSM Là Gì? Cách Tính định Lượng Vải Thun đơn Giản, Dễ Hiểu
-
Tìm Hiểu Các Loại Vải Linen Phổ Biến Nhất.
-
Vải Linen Là Gì? Đặc điểm, ứng Dụng, Giá Chất Liệu Vải Linen
-
LINEN BỘT - Nhà Vải Linen
-
Vải Linen Lụa Phù Hợp để May Những Kiểu Trang Phục Nào?
-
Vải Linen Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Giá Thành Vải Linen
-
Vải Linen Là Gì? Ứng Dụng Vải Linen Trong May Mặc? - Lados
-
Linen Bột Trơn Nhà Vải Linen | Shopee Việt Nam