Vải Linen Là Gì? Đặc điểm, ứng Dụng, Giá Chất Liệu Vải Linen

Vải linen là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải linen trong cuộc sống

Vải Linen là một trong những chất liệu vải đang được rất nhiều người tiêu dùng được ưa chuộng và sử dụng hiện nay trên thị trường thời trang. Bên cạnh các sản phẩm về vải Linen của các thương hiệu thời trang khác như vải jeans hay vải cotton (để làm quần áo, balo), thì vải Linen luôn được người tiêu dùng ưu tiên và lựa chọn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Vải Linen là gì?
  • Các loại vải Linen trên thị trường hiện nay
    • 1. Vải Linen bột
    • 2. Vải Linen ướt
    • 3. Vải Linen tưng
    • 4. Vải Linen lụa
    • 5. Vải Linen xước
  • Đặc điểm của vải Linen
  • Ưu và nhược điểm của vải Linen
    • 1. Ưu điểm của vải linen
    • 2. Nhược điểm của vải linen
  • Ứng dụng của vải Linen
    • 1. Ứng dụng vải Linen trong ngành nội thất
    • 2. Trong ngành thời trang 
  • Giá thành hiện nay của vải Linen
  • Một số loại vải Linen phổ biến trên thị trường
    • 1. Vải linen không nhăn
    • 2. Vải Linen Hàn Quốc
    • 3. Vải linen lụa (vải lanh lụa)
    • 4. Vải Linen trắng
  • Cách nhận biết vải Linen
  • Cách giặt vải Linen đúng chuẩn
    • 1. Giặt bằng máy
    • 2. Giặt bằng tay
  • Cách bảo quản quần áo làm từ vải Linen
  • Lời kết

Vải Linen là gì?

Vải Linen là một trong những loại vải xuất hiện đầu tiên trên thế giới của thị trường thời trang. Vải linen được sản xuất hoàn toàn từ tự nhiên không thêm chất phụ gia trong quá trình sản xuất.

Linen (hay còn được gọi là vải lanh) là một loại vải dệt từ phần thân và gốc của cây lanh. Do sợi lanh (linen) có đặc điểm là thanh mảnh, dai nên vải được sản xuất ra hầu hết đều an toàn cho da, chắc và bóng mượt hơn cả vải cotton và chúng đều được làm thủ công không phải trải qua các quy trình phức tạp.

Chất liệu vải Linen

Các loại vải Linen trên thị trường hiện nay

Dựa vào những yếu tố trong quá trình sản xuất thì vải Linen được chia thành một số loại vải phổ biến như sau:

1. Vải Linen bột

Đây là một loại vải có tính chất mềm,mịn, dễ nhũn nhưng khi được mặc hay được sử dụng lại mang đến cảm giác dễ chịu và sự thoải mái cho làn da của người tiêu dùng.

Đây là một trong những chất liệu đặc trưng có tính thoáng mát và được mọi người sử dụng khá nhiều trong mùa hè. Vì có khuyết điểm dễ bị nhũn nên chỉ cần vệ sinh giặt giũ quá nhiều lần không cần thiết hoặc dùng hóa chất mạnh thì vải Linen bột thường xuống màu cực kỳ nhanh. Tuy nhiên loại vải này vẫn được mọi người cực kỳ ưa chuộng dùng để may mặc hoặc là dùng làm rèm cửa, chăn ga, …cho gia đình.

2. Vải Linen ướt

Vì thuộc loại vải Linen nên nó cũng mang những đặc tính chung của vải Linen. Linen ướt cũng sở hữu chất liệu mềm mịn và thoải mái.

Tuy nhiên nhược điểm của nó có một điểm trừ rất lớn là rất dễ bị nhão sau khi giặt vì vậy khả năng đàn hồi không được cao, độ bền cũng vì thế mà bị hạn chế. Loại vải này thường được sử dụng phổ biến để làm vải may các loại không cần họa tiết quá cầu kỳ như rèm cửa…

3. Vải Linen tưng

Vải Linen tưng là loại vải có độ bền cao, chất vải mềm mượt cùng ưu điểm cực đáng chú ý là có khả năng giữ màu vải rất lâu, không xảy ra tình trạng co rút nên sau nhiều lần giặt không bị biến dạng và bị hư hỏng.

Vải Linen tưng

4. Vải Linen lụa

Linen lụa hay còn được gọi là Linen lanh- đây là dòng vải Linen cao cấp, nó bao gồm 2 chất liệu vải là lanh và lụa mang đến sự mềm mại phù hợp với làn da của phái nữ, thường được sử dụng để may khăn choàng với kết cấu nhiều màu sắc và kiểu dáng đẹp mắt.

5. Vải Linen xước

Vải Linen xước

Linen xước hay còn gọi là Linen đũi – là loại vải thường có màu hơi nâu, có mặt dệt xước tạo nên nét đặc trưng riêng trên bề mặt vải mỏng nhẹ. Thường được các nhà thiết kế sử dụng dùng may mặc cho dòng sản phẩm có độ sang trọng như vest mỏng hay quần…

Đặc điểm của vải Linen

Vải Linen là loại vải hoàn toàn tự nhiên đặc biệt an toàn, thân thiện với môi trường cũng như người sử dụng. Vải có độ bền cao hơn rất nhiều so với các loại vải khác trên thị trường (khoảng 5,5 đến 6,5 gm/den). Vải Linen cũng có khả năng thấm hút, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Đặc biệt, vải Linen còn có khả năng chịu nhiệt khá tốt, do đó mà bạn hoàn toàn có thể phơi các loại quần áo được làm từ vải Linen trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Một đặc điểm nổi bật khác của vải Linen chính là nhẹ, chất vải mát. Hầu hết khi lựa chọn quần áo mùa hè, người ta hay chọn chất liệu vải không dệt Linen vì nó vừa bền vừa thoáng mát mà giá thành lại phải chăng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, độ co giãn của vải Linen lại khá thấp, có thể xuất hiện những nếp nhăn, nếp gấp trên bề mặt vải nếu chúng ta sử dụng và bảo quản không đúng cách.

Ưu và nhược điểm của vải Linen

Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của chất liệu vảo linen:

1. Ưu điểm của vải linen

Vải Linen có khả năng thấm hút mồ hôi và bay hơi nhanh từ đó giúp cho bề mặt vải may được khô ráo một cách tự nhiên và nhanh chóng.

Vải Linen là loại vải được sản xuất hoàn toàn tự nhiên không chất bảo quản nên nó sẽ dễ phân hủy khi không còn sử dụng nữa. Khả năng chịu nhiệt khá tốt nên vải Linen được sản xuất để làm các vật dụng chống nắng như bạt trùm xe, áo khoáng chống nắng, váy chống nắng,….

2. Nhược điểm của vải linen

Bên cạnh những ưu điểm thì chất vải này còn có nhược điểm là rất dễ bị nhăn, bị hư hỏng sau mỗi lần giặt. Để khắc phục được tình trạng này bạn cần lưu ý phải chọn cách giặt phù hợp, và phải phơi khô đúng cách và thường xuyên.

Ngoài ra vải Linen thì khả năng đàn hồi không được tốt. Nhất là khi sử dụng một lượng nhiệt trực tiếp làm cho quần áo dễ bị nhăn nhúm và dễ bị hư hỏng.

Ứng dụng của vải Linen

Hiện nay vải Linen có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, đặc biệt là ứng dụng trong ngành nội thất và thời trang. Chi tiết mời bạn xem bên dưới.

Ứng dụng của vải Linen

1. Ứng dụng vải Linen trong ngành nội thất

Với nguồn gốc tự nhiên cùng với khả năng thấm hút cực tốt, bề mặt mềm mịn thì loại vải này thích hợp làm tấm ga trải giường ngủ hoặc những tấm rèm cửa, tấm trùm nội thất. Đối với những vật dụng nhà bếp, vải Linen còn được dùng để may khăn trải bàn, tạp dề hoặc túi đựng thực phẩm.

2. Trong ngành thời trang 

Chất vải Linen được phân khúc từ tầm trung đến cao cấp, chất liệu này đang ngày càng đáp ứng được nhu cầu làm đẹp vì chất liệu mềm mịn và khả năng chịu nhiệt tốt nên dùng để sản xuất các loại áo, váy chống nắng. 

icon-new Nội dung mới: Phong cách Dark Academia là gì? Mẹo hối đồchuẩn phong cách Dark Academia

Giá thành hiện nay của vải Linen

Tùy vào từng loại chất liệu khác nhau thì vải Linen sẽ có mức giá khác nhau. Trên thị trường hiện nay họ thường chia các mức giá dựa trên những đặc tính chung của nó. Vậy vải linen bao nhiêu tiền một mét vải ? Dưới đây là một vài gợi ý Tâm Anh dành cho bạn.

  • Vải Linen bột: Có giá khoảng 79.000đ/ 1,5 m ( Chất liệu vải này thích hợp cho việc may khăn trải bàn, túi xách, Xưởng may balo, rèm cửa)
  • Vải linen cao cấp, giá dao động trong khoảng 90.000đ/m.
  • Vải linen tưng: 150.000đ/m.
  • Vải linen xước 140.000đ/m.
  • Vải linen bột 80.000đ/ m.

Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu sử dụng vải Linen với số lượng lớn, bạn có thể mua vải linen tại các đại lý bán vải với giá sỉ. 

Một số loại vải Linen phổ biến trên thị trường

Vải Linen được người tiêu dùng sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một vài loại vải Linen được người tiêu dùng ưa chuộng:

1. Vải linen không nhăn

Vải lanh bản chất ban đầu của nó đã có độ nhăn nhất định, dù bạn có là  cũng không thể hết được những vết nhăn đó. Những loại vải không nhăn đều là những loại vải pha với các chất liệu không nhăn khác để làm cho chất liệu vải trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên cùng  với việc các ưu điểm của vải như thoáng mát thì khả năng thấm mồ hôi sẽ giảm xuống. Vậy nên bạn cần cân nhắc trước khi mua vải không nhăn để sử dụng cho bản thân hoặc gia đình của mình.

2. Vải Linen Hàn Quốc

Nếu bạn là người thường xuyên làm việc trong điều hòa thì vải lanh không nhăn sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn bảo vệ cho làn da của mình. Còn nếu như bạn là một người hay phải di chuyển, hoạt động mạnh và nhiều mà vẫn muốn sử dụng loại vải này thì nên lựa chọn những loại quần áo rộng rãi, dễ di chuyển để phù hợp với tính chất công việc của mình. 

3. Vải linen lụa (vải lanh lụa)

Vải lanh lụa là vải được pha thêm lụa, thường sẽ pha trộn theo tỷ lệ 30% lựa 70% linen. Thành phẩm hoàn thành sẽ mang tính chất của cả hai loại sợi: bóng, mềm, thấm hút mồ hôi và mềm mại hơn. Bạn có thể sử dụng những loại vải này để may váy hoặc áo công sở đều rất sang trọng và bắt mắt.

4. Vải Linen trắng

Vải Linen có màu gốc ban đầu là nâu nhạt, vàng nhạt,… nên nếu bạn muốn mua vải linen trắng thì đó chắc chắn là vải đã được qua xử lý, đã được tẩy trắng. Vải trắng thường được dệt một cách vừa phải, không quá dày cũng không quá mỏng. Bề mặt vải Linen có một độ bóng nhất định. Khi mặc lên cũng không cần thêm vải lót bên trong. Giá thành của vải linen trắng thuộc dạng cao, giá dao động trong khoảng 100k/m.

Mời bạn xem thêm chia sẻ của Tâm Anh về loại vải đũi thông dụng hiện nay

Cách nhận biết vải Linen

Vải Linen thường rất mịn, không có xơ vải và chúng sẽ càng mềm hơn khi được giặt đi giặt lại nhiều lần nếu bạn giặt đúng cách.

Về màu sắc, nó không có màu trắng tinh. Màu nguyên bản của Linen là trắng ngà, màu mộc, nâu vàng hoặc màu xám.

Bạn có thể đốt một ít vải Linen vì khi bị đốt lên nó sẽ cháy rất chậm, vì sợi lanh nó rỗng. Vải Linen khi đốt sẽ có mùi giống như giấy cháy, tro sau khi đốt mềm như tro của sợi bông.

Cách giặt vải Linen đúng chuẩn

Có 2 cách giặt vải Linen phổ thông hiện nay là giặt bằng máy và bằng tay, bạn xem hướng dẫn cách giặt bên dưới nhé

1. Giặt bằng máy

Vải linen hoàn toàn có thể giặt bằng máy vì nó được dệt rất chắc chắn. Nhưng do tính chất giống với vải cotton nên sẽ co lại sau nhiều lần giặt. Vì vậy bạn nên chú ý đến nhiệt độ nước, thường là không quá 40 độ và tốt nhất là nước lạnh. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để có thể bảo quản quần áo một cách tốt nhất:

  • Chọn chế độ giặt nhẹ, hay chế độ giặt đồ len để cho chất vải này không bị co lại.
  • Chọn mực nước tối đa để quần áo di chuyển nhẹ nhàng trong nước, giúp bảo quản form dáng và không bị nhăn lại.
  • Giặt với số lượng vừa phải điều này giúp giảm thiểu tình trạng nhăn nhúm của vai linen.
  • Chia những đồ sáng màu và đồ tối màu một cách khoa học vào những túi giặt để cho không bị dây màu vào những quần áo khác.
  • Không nên giặt quần áo vải lanh bằng nước nóng vì như vậy vải sẽ rất dễ bị giãn.

2. Giặt bằng tay

Nếu số lượng quần áo ít bạn có thể lựa chọn phương pháp giặt tay và bên cạnh đó bạn cũng cần “note” lại một số lưu ý:

  • Không vò hoặc chà xát mạnh tay để tránh gây xù vải. Nếu những chất bẩn cứng đầu thì có thể ngâm trong nước giặt pha loãng 15 phút trước khi giặt.
  • Không sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh gây mòn vải vì sợi linen là sợi vải tự nhiên nó sẽ rất dễ bị hư hỏng.
  • Hãy giũ sạch xà phòng ở trên quần áo trước khi đem phơi.

Có thể bạn quan tâm loại Vải Oxford được sử dụng nhiều hiện nay

Cách bảo quản quần áo làm từ vải Linen

  • Không nên giặt quần áo làm từ linen với nước nóng (trên 40 độ C). Thay vào đó hãy sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh để bảo quản quần áo một cách tốt nhất.
  • Nếu quần áo có màu, bạn hãy giặt với nước lạnh để ngăn không cho chúng bị bay màu một cách nhanh chóng
  • Chỉ sử dụng nước giặt có nồng độ thuốc tẩy thấp vì nếu sử dụng chất tẩy rửa có nồng độ cao thì quần áo sẽ rất dễ bị hư hỏng.
  • Nên phơi quần áo tự nhiên trong không khí là cách tốt nhất nếu bạn muốn làm khô quần áo có chất liệu linen.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên đây của Đồ Da Tâm Anh đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về vải Linen và lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mình nhất. Nếu bạn muốn sở hữu các sản phẩm làm từ da thật và cả những chất liệu khác với chất lượng tốt nhất thì mời bạn ghé thăm cửa hàng Tâm Anh, một trong những địa chỉ uy tín chuyên cung cấp sản phẩm đồ da cho nam giới đã được nhiều người tin dùng lựa chọn và sử dụng.

Tâm Anh đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ mạnh mẽ và thân thiết từ các quý ông nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng khi đặt mua các sản phẩm ở đây.

Xem thêm:

  • Chân to nên mặc quần gì?

Từ khóa » định Lượng Vải Linen