Những điều Cần Biết Về Tiêm Vắc Xin Covid-19: Giải đáp Từ A-Z - VNVC
Có thể bạn quan tâm
Người có bệnh nền như: tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, dị ứng… vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19 an toàn tại bệnh viện hoặc ở cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam: “Công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 được Chính phủ chỉ đạo và Bộ Y tế chuẩn bị rất kỹ về kiến thức, kỹ năng tiêm và hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm. Được tiêm vaccine phòng Covid-19 lúc này là cơ hội và quyền lợi, do đó người dân không nên trì hoãn tiêm hoặc chờ đợi vaccine khác”. (1)
Tuy nhiên, theo Bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Hiện có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc tiêm vaccine Covid-19 gây phản ứng phụ khiến dư luận hoang mang, nhiều người trì hoãn tiêm chủng. Trên thực tế, Trung tâm tiêm chủng VNVC đã trực tiếp tiêm cho hàng chục nghìn người ở nhiều lứa tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau, chúng tôi ghi nhận hầu hết những phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 thường là những phản ứng thông thường như đau, đỏ tại vị trí tiêm hoặc các triệu chứng “giả cúm” như mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, đau đầu, sốt… Phản ứng phản vệ cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai (rất hiếm), dù có tiền sử dị ứng hay không. Không chỉ vaccine, bất kỳ một tác nhân nào cũng có thể gây phản ứng phản vệ từ nhẹ đến nặng, ngay cả những loại thức ăn hàng ngày. Phản ứng phản vệ có thể kiểm soát tốt nếu được phát hiện và xử trí kịp thời ngay khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu.”
Sau khi tiêm vaccine Covid-19, một số trường hợp không gặp phản ứng gì; một số người có thể cảm thấy mỏi mệt, khó ngủ, nhức đầu, sốt… Các phản ứng này thường sẽ tự khỏi trong vòng 2-3 ngày sau tiêm. Trong trường hợp sốt cao, lạnh run có thể dùng thuốc hạ sốt để giảm triệu chứng khó chịu. Nếu xuất hiện tình trạng nôn ói, đi ngoài, mệt lả, khó thở… gây khó chịu, người được tiêm nên đến ngay bệnh viện kiểm tra.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, để tiêm vaccine Covid-19 an toàn, hiệu quả, người dân nên giữ tinh thần thoải mái, tin tưởng vào đội ngũ nhân viên y tế. Trước khi đi tiêm nên ăn uống, nghỉ ngơi bình thường, ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh, không vận động mạnh khiến tăng huyết áp, tránh dùng chất kích thích như uống cà phê khiến tim đập nhanh,… “Lúc đó phải trì hoãn tiêm chủng, mất đi cơ hội được tiêm vaccine Covid-19”, bác sĩ Khanh nói. Việc xét nghiệm các chỉ số rối loạn đông máu hay tình trạng dị ứng trước khi tiêm chủng không có ý nghĩa trong việc dự đoán phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19. Đặc biệt không áp dụng các biện pháp truyền miệng như uống thuốc hạ sốt, thuốc hạ huyết áp, thuốc làm chậm nhịp tim trước khi tiêm vaccine; không cần kiêng trứng hay tuyệt đối nằm nghỉ, tuyệt đối không uống bia rượu trước khi tiêm, quan trọng là giữ tinh thần thoải mái, không lao động hay chơi thể thao quá sức và theo dõi các phản ứng bất thường trên cơ thể sau tiêm.
Xem thêm: Dịch vụ xét nghiệm Covid-19 theo yêu cầu ở đâu tốt?
Người đi tiêm chủng cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân, như tiền sử dị ứng với thành phần trong vaccine hoặc với bất kỳ tác nhân nào, tiền sử sử dụng thuốc… Tất cả người đi tiêm chủng đều được khám và hướng dẫn cụ thể về các triệu chứng nghiêm trọng có thể xảy ra và cần xử trí sớm, đặc biệt người được tiêm cần phải ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm để theo dõi tình trạng sức khỏe nhằm phát hiện và xử trí kịp thời những dấu hiệu bất thường nghiêm trọng của phản ứng phản vệ có thể xảy ra nhanh với các triệu chứng ở da niêm (nổi mề đay, ngứa, tím tái…), hô hấp (khó thở), tuần hoàn (tim đập nhanh, hạ huyết áp), tiêu hóa (đau quặn bụng, nôn/buồn nôn…), ngất xỉu, vật vã… Ngoài ra, cần tiếp tục tự theo dõi ít nhất 7-28 ngày sau tiêm tại nhà.
“Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy thận, tăng huyết áp… đã điều trị ổn định cần tiêm vaccine Covid-19 sớm vì nếu nhiễm bệnh sẽ gặp biến chứng rất nặng, nguy cơ tử vong cao. Với nhóm đối tượng dị ứng với hải sản, mỹ phẩm… vẫn tiêm vaccine nhưng phải thận trọng, khám sàng lọc kỹ, cần tiêm chủng trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu – nơi có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ nhân viên y tế chuyên môn. Riêng người từng bị dị ứng nặng như phản ứng phản vệ từ độ II trở lên với bất kỳ dị nguyên nào thì cần chống chỉ định. Những người dị ứng nặng với thành phần của vaccine thì không nên tiêm”, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển – Nguyên Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam, cho biết.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, những trường hợp đông máu do vaccine Covid-19 rất hiếm gặp và hiện nay đã có thể phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Ngược lại, người rối loạn đông máu vẫn có thể được tiêm nhưng cần thận trọng. Tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, việc dùng kim tiêm nhỏ và kỹ thuật tiêm như giữ bông ở vị trí tiêm lâu hơn có thể hạn chế được trường hợp xuất huyết ở người có tiền sử rối loạn đông máu để họ không mất cơ hội được tiêm vaccine này.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cần hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19 với phụ nữ có thai; phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; bệnh nhân mắc bệnh cấp tính/mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được; Người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù…, và những người mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng. Sau khi ngưng thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị, hóa trị 14 ngày, người bệnh ung thư có thể tiêm vaccine Covid-19 bình thường nếu đủ sức khỏe.
Việt Nam có thể tiêm 1 triệu liều vaccine/ngày. Mục tiêu của Bộ Y tế đặt ra là đến cuối năm 2021 sẽ tiêm phủ 70% dân số cho những người từ trên 18 tuổi để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết, tại VNVC, mỗi ngày tiêm hàng trăm ngàn mũi vaccine các loại cho trẻ em và người lớn trên toàn quốc, do đó các quy trình an toàn tiêm chủng đều được thực hiện thường quy và chuyên nghiệp. Để phục vụ công tác an toàn tiêm chủng tất cả các loại vắc xin. Không chỉ riêng vaccine Covid-19, mỗi trung tâm VNVC đều có phòng xử trí phản ứng sau tiêm được trang bị đầy đủ các trang thiết bị xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm, toàn bộ bác sĩ, điều dưỡng đều được đào tạo, tập huấn thường xuyên về kỹ năng xử lý các phản ứng không mong muốn sau tiêm, theo dõi 30 phút sau tiêm và hướng dẫn khách hàng tự theo dõi tại nhà. VNVC có đầy đủ năng lực về hồi sức cấp cứu ban đầu, có thể tiêm chủng cho các khách hàng có bệnh nền như bị cao huyết áp, tiểu đường đã điều trị ổn định, hoặc các trường hợp dị ứng nhẹ như viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết…
“Chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn sàng thuốc cấp cứu và các thiết bị cần thiết để sử dụng trong trường hợp xuất hiện phản ứng phản vệ sau tiêm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Ngoài ra, VNVC có quy trình theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm thường quy, chuyên nghiệp rất cẩn trọng để mang lại sự an toàn tối đa cho khách hàng”, bác sĩ Chính chia sẻ.
Theo Nghị định 21 của Chính phủ, Việt Nam đang tiêm vaccine AstraZeneca cho đối tượng ưu tiên như lực lượng tuyến đầu chống dịch là các bác sĩ, nhân viên y tế, người dân đang sống trong vùng dịch… Đây là loại vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiền thẩm định, đưa vào Cơ chế COVAX toàn cầu (COVAX Facility), Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp khi tình hình đại dịch đang có nhiều diễn biến phức tạp và Bộ Y tế nước ta cũng cho phép lưu hành.
Vaccine COVID-19 AstraZeneca được chỉ định tiêm tại Việt Nam cho người từ 18 tuổi trở lên với phác đồ tiêm bao gồm 2 liều, cách nhau từ 4-12 tuần, tùy theo tình hình cung ứng vaccine. Vaccine Covid-19 AstraZeneca hiện là vaccine duy nhất được đưa vào chương trình tiêm chủng phòng Covid-19 tại Việt Nam với hiệu quả bảo vệ lên đến gần 90% sau khi tiêm đủ 2 mũi, giúp giảm triệu chứng nặng, tỷ lệ nhập viện và nguy cơ tử vong do Covid-19.
Nhằm cung cấp những thông tin khoa học, chính thống và giải đáp thắc mắc về tiêm vaccine Covid-19, VnExpress phối hợp cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC tổ chức Tuần tư vấn “Tiêm vaccine Covid-19 an toàn, hiệu quả” từ ngày 29/6 đến ngày 10/7/2021. Độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Cập nhật lần cuối: 07:19 25/11/2024 Chia sẻ:BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Vaccine COVID-19 AstraZeneca giảm 92% nguy cơ nhập viện
Hai liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca (Anh) đạt hiệu quả 92% trong việc giảm nguy cơ nhập viện với các ca mắc COVID-19 do biến thể Delta...
VNVC Đức Trọng nhận đặt giữ hàng loạt vắc xin từ ngày 8/7/2021
Từ ngày 8/7/2021 VNVC Đức Trọng chính thức nhận đặt giữ nhiều vắc xin với giá ưu đãi kèm theo nhiều quà tặng hấp dẫn. Sự xuất...
Dịch Covid-19 bùng phát, cần tiêm vaccine gì cho trẻ em và người lớn?
Số lượng trẻ em và người lớn đi tiêm chủng giảm gần 50% từ đầu năm nay so với 2020, thống kê từ hệ thống trung tâm...
Có nên trì hoãn lịch tiêm vắc xin vì COVID-19 không?
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tâm lý lo ngại khiến nhiều bố mẹ trì hoãn làm trễ lịch tiêm, khiến trẻ tiêm chủng không...
Từ khóa » Dị ứng Hải Sản Có Tiêm được Vaccine Astrazeneca
-
Người Bị Dị ứng Hải Sản Có Tiêm Phòng Covid được Không? | Vinmec
-
Bị Dị ứng Tôm Cua Có Tiêm Vacxin Covid được Không? - Vinmec
-
Dị ứng Hải Sản Có Nên Tiêm Vắc Xin COVID-19? - YouTube
-
Vắc-xin COVID-19 Dành Cho Những Người Bị Dị Ứng | CDC
-
Dị ứng Hải Sản Có Nên Tiêm Vaccine Covid-19? - VnExpress Sức Khỏe
-
Những Câu Hỏi Tư Vấn Về Tiêm Vaccine An Toàn Trên VnExpress
-
Dị ứng Hải Sản Nặng, Tiêm Vắc-xin Covid-19 được Không?
-
Cơ Hội Tiêm Vaccine Phòng COVID-19 Cho Những Người Thường Hay ...
-
Dị ứng Hải Sản Có được Tiêm Vaccine Covid-19? - Báo Quảng Ninh
-
Tiêm Vắc Xin COVID-19 Cho Người Có Tiền Sử Dị ứng: Nên Hay Không ...
-
Người Cơ địa Dị ứng- Cách Nào để Biết Mình Có Thể Tiêm Vắc Xin ...
-
Người Có Tiền Sử Dị ứng Có Nên Tiêm Phòng Vaccine COVID-19?
-
[PDF] Danh Sách Kiểm Tra Trước Khi Tiêm Chủng Cho Vắc-xin Ngừa ...
-
Dị ứng Hải Sản Có Nên Tiêm Vaccine Covid-19? - Uông Bí