Tiêm Vắc Xin COVID-19 Cho Người Có Tiền Sử Dị ứng: Nên Hay Không ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- Tiêm vắc xin COVID-19 cho người có tiền sử dị ứng: Nên hay không nên?
- 18/08/2021 | Bảng so sánh các loại vắc xin COVID-19 về tính hiệu quả
- 20/08/2021 | Có bao nhiêu loại vắc xin Covid-19, loại nào được cấp phép ở Việt Nam?
- 20/08/2021 | Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19: hiểu lầm bạn cần biết
1. Đối tượng có nguy cơ bị dị ứng với vắc xin COVID-19
Các chuyên gia có rất nhiều cách để phân chia phản ứng dị ứng. Trong đó, cách đơn giản nhất là dựa vào thời gian xuất hiện triệu chứng bất thường. Cách này bao gồm 2 loại là: dị ứng nhanh xảy ra sau vài phút cho đến vài giờ kể từ khi tiêm chủng, ngược lại dị ứng chậm chỉ xảy ra sau vài giờ cho đến vài ngày, chậm hơn là vài tuần.
Sau khi tiêm phòng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: sưng đau tại chỗ tiêm, sốt, nhức đầu, đau cơ,… Các triệu chứng này cho thấy sự hoạt động của vắc xin đang kích thích cơ thể tạo ra kháng thể, để nhận biết, tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Các tác dụng không mong muốn này đều ở mức độ nhẹ đến trung bình. Sau vài ngày đến vài tuần, chúng sẽ biến mất dần nên được xem là hiện tượng bình thường.
Tùy vào cơ địa mà mỗi người sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Đối với người có tiền sử dị ứng thì nguy cơ gặp phải phản ứng dị ứng sẽ cao hơn so với người bình thường. Vậy, đối tượng nào có nguy cơ bị dị ứng với vắc xin COVID-19? Theo PGS. TS Hoàng Thị Lâm cho biết, nhóm đối tượng này gồm những người có cơ địa dị ứng:
-
Người bị dị ứng với thức ăn, thuốc giảm đau kháng viêm NSAID như: Aspirin, Ibuprofen, các dị nguyên ở đường hô hấp như: lông vật nuôi, phấn hoa,…
-
Người bị dị ứng với nọc của côn trùng.
-
Người mắc bệnh hen phế quản, bệnh tế bào Mast, viêm da cơ địa hay viêm mũi dị ứng.
-
Người hay nổi mày đay, xuất hiện phản vệ vô căn,…
Người hay nổi mày đay sẽ có nguy cơ dị ứng với vắc xin COVID-19 cao hơn so với người bình thường
2. Có nên tiêm vắc xin COVID-19 cho người có tiền sử dị ứng
Có nên tiêm vắc xin COVID-19 cho người có tiền sử dị ứng là thắc mắc của rất nhiều người. Theo hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm. Còn những người có tiền sử viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, người bị dị ứng nhẹ do dùng thuốc hoặc thức ăn,... đều có thể được chỉ định tiêm phòng vắc xin COVID-19 như những người không có tiền sử dị ứng.
Một số trường hợp có thể được chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 nhưng phải khám sàng lọc và cần thận trọng trước khi tiêm như: người có tiền sử dị ứng tức thời với các loại thuốc, dị ứng vắc xin, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau non-steroid, tiền sử dị ứng không rõ nguyên nhân hoặc bệnh lý tế bào mast.
Ngoài ra, các đối tượng nằm trong các trường hợp dưới đây thì cần sự thận trọng đặc biệt trước khi tiêm:
Nếu bị dị ứng với phấn hoa thì bạn có thể tiêm vắc xin COVID-19 một cách bình thường
Dị ứng với một thành phần của vắc xin:
Khi bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin COVID-19 thì bạn không nên tiêm chủng. Trong trường hợp bị dị ứng với thành phần của vắc xin sản xuất theo cơ chế mARN, thì bạn không nên lựa chọn Pfizer-BioNTech và Moderna để tiêm.
Nếu bị dị ứng với thành phần của vắc xin Johnson & Johnson's Janssen thì bạn cũng không nên tiêm, cho dù phản ứng dị ứng chỉ xảy ra tức thì hoặc không nghiêm trọng.
Nếu bị dị ứng với thành phần của vắc xin sản xuất theo cơ chế mARN, thì bạn không nên lựa chọn Pfizer-BioNTech và Moderna để tiêm
Dị ứng với mũi tiêm vắc xin mARN trước đó:
Nếu bị dị ứng với mũi tiêm vắc xin mARN trước đó, thì bạn không nên tiếp tục tiêm mũi thứ hai. Lúc này, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng loại vắc xin khác phù hợp hơn.
Dị ứng với polyethylene glycol (PEG) hoặc polysorbate:
PEG và polysorbate là thành phần của vắc xin mARN và Janssen. Không chỉ vậy, chúng còn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó khi bị dị ứng với PEG, bạn không nên tiêm vắc xin được sản xuất theo cơ chế mARN. Đồng thời, bạn nên hỏi bác sĩ trong trường hợp này có được tiêm vắc xin của Janssen hay không.
Ngược lại, nếu bị dị ứng với polysorbate thì bạn không nên tiêm vắc xin của Janssen. Cùng lúc đó, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề sử dụng vắc xin mARN.
Để biết được mức độ dị ứng, bác sĩ sẽ thực hiện test da của bạn với các thành phần của vắc xin. Đặc biệt hơn, bạn còn được chỉ định test kích thích - là thủ thuật được thực hiện tại các bệnh viện có đơn vị hồi sức cấp cứu.
3. Trường hợp có tiền sử dị ứng chống chỉ định với vắc xin COVID-19
Mặc dù, một số trường hợp có tiền sử dị ứng có thể tiêm chủng bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người này sẽ chống chỉ định với vắc xin COVID-19. Do đó bạn nên chú ý xem bản thân mình có nằm trong những trường hợp dưới đây hay không:
-
Người bị suy yếu miễn dịch hoặc đang sử dụng các loại thuốc làm giảm sức đề kháng như: corticosteroid liều cao, thuốc điều trị ung thư,…
-
Người đang bị nhiễm trùng, có thân nhiệt cao hơn 37,5oC.
-
Người đang gặp phải các vấn đề về chảy máu, xuất huyết và dùng thuốc chống đông máu.
-
Người thuộc nhóm đối tượng dị ứng, hoặc có bệnh nền và tình trạng sức khỏe không ổn định.
-
Người bị dị ứng mãnh liệt với bất kỳ hoạt chất hoặc tá dược nào của vắc xin.
Người bị suy yếu miễn dịch hoặc đang sử dụng các loại thuốc làm giảm sức đề kháng thì không được tiêm vắc xin COVID-19
Trong thực tế, tỷ lệ xuất hiện dị ứng hay các phản ứng với vắc xin COVID đều rất thấp. Tuy nhiên, khi tiêm vắc xin COVID-19 cho người có tiền sử dị ứng cần hết sức cẩn trọng. Để đảm bảo an toàn, đối tượng có cơ địa dị ứng nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đánh giá nguy cơ xảy ra dị ứng. Đồng thời, nhóm đối tượng này nên thực hiện tiêm chủng tại cơ sở có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu sốc phản vệ.
Từ khoá: tiêm vắc xin covid vắc xin covid Tiêm vắc xin COVID-19 cho người có tiền sử dị ứng tiêm vắc xin vắc xinBình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Thứ Tư, 27 tháng 11, 2024Tiêm HPV ở đâu chất lượng uy tín và chi phí hợp lý?
Tiêm vắc xin HPV là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhưng tiêm HPV ở đâu để đảm bảo chất lượng và chi phí hợp lý là băn khoăn của nhiều người? Cùng giải đáp ngay qua những thông tin trong bài viết dưới đây! Thứ Tư, 27 tháng 11, 2024Có nên tiêm HPV cho nam không? Những lưu ý khi thực hiện
Vắc xin HPV không chỉ dành riêng cho nữ giới. Nam giới cũng cần được bảo vệ trước những nguy cơ tiềm ẩn từ virus HPV. Cùng tìm hiểu lý do tại sao cần tiêm HPV cho nam và những lưu ý quan trọng khi thực hiện. Thứ Năm, 21 tháng 11, 2024Tiêm HPV 1 mũi có tác dụng không? Cần tiêm bao nhiêu mũi...
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để tạo ra miễn dịch bền vững và bảo vệ cơ thể trước virus HPV, việc tiêm đủ số mũi vắc xin là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ đưa ra giải đáp cho thắc mắc tiêm HPV 1 mũi có tác dụng không và lý do tại sao cần tiêm đủ liều. Thứ Hai, 18 tháng 11, 2024Tiêm HPV bao nhiêu mũi là đủ? Những lưu ý quan trọng khi...
Vắc xin HPV là phương pháp được ứng dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung nói riêng và các bệnh lý do virus HPV gây ra nói chung. Trong quá trình thực hiện tiêm, nhiều người có chung thắc mắc tiêm HPV bao nhiêu mũi là đủ. Cùng MEDLATEC tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết sau đây. Thứ Tư, 13 tháng 11, 2024Góc giải đáp thắc mắc: Tiêm HPV bao lâu thì được quan hệ?
Tiêm HPV bao lâu thì được quan hệ là thắc mắc nhiều người đặt ra và quan tâm tìm hiểu. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác và bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất. Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » Dị ứng Hải Sản Có Tiêm được Vaccine Astrazeneca
-
Người Bị Dị ứng Hải Sản Có Tiêm Phòng Covid được Không? | Vinmec
-
Bị Dị ứng Tôm Cua Có Tiêm Vacxin Covid được Không? - Vinmec
-
Dị ứng Hải Sản Có Nên Tiêm Vắc Xin COVID-19? - YouTube
-
Vắc-xin COVID-19 Dành Cho Những Người Bị Dị Ứng | CDC
-
Dị ứng Hải Sản Có Nên Tiêm Vaccine Covid-19? - VnExpress Sức Khỏe
-
Những Câu Hỏi Tư Vấn Về Tiêm Vaccine An Toàn Trên VnExpress
-
Dị ứng Hải Sản Nặng, Tiêm Vắc-xin Covid-19 được Không?
-
Cơ Hội Tiêm Vaccine Phòng COVID-19 Cho Những Người Thường Hay ...
-
Dị ứng Hải Sản Có được Tiêm Vaccine Covid-19? - Báo Quảng Ninh
-
Người Cơ địa Dị ứng- Cách Nào để Biết Mình Có Thể Tiêm Vắc Xin ...
-
Người Có Tiền Sử Dị ứng Có Nên Tiêm Phòng Vaccine COVID-19?
-
[PDF] Danh Sách Kiểm Tra Trước Khi Tiêm Chủng Cho Vắc-xin Ngừa ...
-
Những điều Cần Biết Về Tiêm Vắc Xin Covid-19: Giải đáp Từ A-Z - VNVC
-
Dị ứng Hải Sản Có Nên Tiêm Vaccine Covid-19? - Uông Bí