Những điều Cần Biết Về Vắc Xin 5 Trong 1 ComBE Five - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Vắc xin ComBE Five là gì?
- 2. Chỉ định vắc xin ComBE Five
- 3. Phác đồ tiêm chủng vắc xin ComBE Five
- 4. Trường hợp không nên tiêm vắc xin ComBE Five
- 5. Phản ứng có thể xảy ra sau tiêm
- 6. Xử trí khi trẻ bị sốt sau tiêm vắc xin
- 7. Xử trí trường hợp sốc phản vệ sau tiêm
- 8. Chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin ComBE Five
- 9. Lưu ý khi tiêm chủng vắc xin ComBE Five
Vắc xin ComBE Five là gì? Vắc xin này được dùng để phòng ngừa những loại bệnh nào? Khi nào nên dắt trẻ đi chích ngừa và những lưu ý sau khi tiêm chủng là gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về vắc xin ComBE Five với bài viết dưới đây nhé!
1. Vắc xin ComBE Five là gì?
Trước khi vắc xin ComBE Five ra đời, Quinvaxem là vắc xin được sử dụng để tiêm chủng để phòng ngừa các căn bệnh của trẻ. Tuy nhiên, bắt đầu tháng 5/2018, vắc xin Quinvaxem đã bị ngừng sản xuất. Và một vắc xin 5 trong 1 mới ra đời mang tên ComBE Five dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng thay thế vắc xin trên.
Thông tin về vắc xin ComBE Five:
- ComBe FIVE là vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ do Ấn Độ sản xuất.
- Việc ra đời của vắc xin đã góp phần hạ nhiệt cơn khát vắc xin 5 trong 1 trong thời gian qua.
2. Chỉ định vắc xin ComBE Five
Thuốc được dùng để phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Vaccine, tải ngay ứng dụng YouMed.
- Bạch hầu
- Ho gà
- Uốn ván
- Viêm gan B
- Viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn H.influenzae tuýp B (Hib)
Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), đây là 5 bệnh nguy hiểm hàng đầu đối với trẻ nhỏ bởi vì:
- Đây là 5 bệnh trẻ dễ mắc phải đặc biệt trong những tháng đầu đời.
- Các bệnh này còn để lại hậu quả vô cùng nặng nề, với tỷ lệ tử vong cao đối với trẻ.
3. Phác đồ tiêm chủng vắc xin ComBE Five
Để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, trẻ cần được tiêm chủng sớm. Đặc biệt, khi trẻ bắt đầu từ 6 tuần tuổi (trước 6 tuần tuổi trẻ còn hưởng miễn dịch 5 bệnh này từ mẹ).
Trẻ cần được tiêm đủ 3 mũi tiêm trước 1 tuổi, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Phác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE Five gồm 3 mũi:
- Mũi thứ 1: được tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi
- Mũi thứ 2: được thực hiện sau mũi 1 một tháng
- Mũi thứ 3: được tiêm sau mũi 2 một tháng
- Lưu ý: tiêm nhắc lại khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến nghị:
- Trường hợp trẻ bị bỏ lỡ lịch tiêm, cần để trẻ được tiêm sớm vào thời gian sau đó mà không cần phải tiêm lại từ đầu.
- Nếu các bé đang tiêm mũi 5 trong 1 Quinvaxem mà hết vắc xin hoàn toàn có thể tiêm vắc xin 5 trong 1 mới thay thế.
4. Trường hợp không nên tiêm vắc xin ComBE Five
Một điều mà các bậc phụ huynh có con đều biết đó là việc dùng vắc xin từ khi bé còn nhỏ có thể giúp con phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp bé được bác sĩ quyết định tạm hoãn hoặc không tiêm chủng cho trẻ bao gồm:
- Đang mắc các bệnh cấp tính
- Bị sốc trong vòng 48h sau tiêm chủng ngừa
- Từng khóc dai dẳng, la hét sau tiêm từ 3 – 48h
- Đã từng sốt cao >40º, có biểu hiện co giật trong vòng 48h sau khi tiêm
- Trẻ <6 tuần tuổi vì khi này trẻ vẫn còn được hưởng chung hệ miễn dịch với mẹ
Việc phát hiện trường hợp nào không tiêm được vắc xin có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, cần phải có sự hợp tác giữa bố mẹ và bác sĩ để có thể có đầy đủ thông tin cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tiêm chủng cho trẻ.
5. Phản ứng có thể xảy ra sau tiêm
- Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao >38º
- Xuất hiện tình trạng sưng, nóng đỏ và đau tại chỗ tiêm
- Khóc dai dẳng, quấy và khó chịu sau tiêm
- Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ và ăn uống.
Nếu trẻ sốt, quấy khóc, bố mẹ cần đo nhiệt độ, lau mát người và cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Sau tiêm chủng bố mẹ cần phải theo dõi tình trạng của trẻ để có thể xử trí kịp thời nếu xuất hiện sự cố.
6. Xử trí khi trẻ bị sốt sau tiêm vắc xin
Điều đầu tiên bố mẹ cần biết, sốt là một phản ứng tự nhiên rất thường gặp sau khi tiêm phòng, tùy vào từng thể trạng khác nhau sẽ dẫn đến biểu hiện sốt khác nhau.
Nguyên nhân gây sốt chủ yếu sau khi trẻ tiêm chủng là do thành phần ho gà trong vắc xin ComBE Five. Đây là thành phần ho gà loại toàn tế bào được giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn nên sẽ gây nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên các phản ứng này đều ở mức độ nhẹ, vì thế bố mẹ không nên lo lắng quá.
Thông thường, sau khi tiêm trẻ đều bị sốt nhẹ khoảng 38 – 38.5º kèm quấy khóc, ăn uống kém. Tuy nhiên, đây là những triệu chứng rất bình thường và có thể sẽ tự hết sau 1 – 2 ngày.
Cách xử trí
- Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát.
- Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, rộng rãi.
- Không nên ủ ấm quá mức, không đắp chăn, đội nón khi bé đang sốt.
- Tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp trẻ hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải tắm thật nhanh và nhiệt độ nước không thấp hơn nhiệt độ cơ thể ≤2º.
Bạn có thể dùng khăn ấm lau người, đặc biệt lau kỹ ở phần bẹn, nách, bàn tay, bàn chân. Nhưng tuyệt đối không được dùng nước lạnh hay nước đá để hạ nhiệt cho trẻ.
7. Xử trí trường hợp sốc phản vệ sau tiêm
Sốc phản vệ là dấu hiệu bất thường sau khi tiêm ngừa vắc xin. Do đó, bố mẹ nên sơ cứu kịp thời và thuân thủ đúng trình tự sơ cứu ngay khi trẻ xuất hiện các triệu chứng
- Sốt cao >38.5º
- Thở khò khè và ngắt quãng
- Khóc thét dai dẳng kèm la hét
- Co giật
- Phù nề mặt hoặc phù nề toàn thân
- Chỗ tiêm sưng đỏ, có tụ dịch
8. Chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin ComBE Five
Theo các chuyên gia, sau khi tiêm xong, mẹ và bé nên ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng của bé với vắc xin. Trường hợp không phát hiện bất kì triệu chứng nào bất thường, bé sẽ được về nhà nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà từ 2 – 3 ngày.
Sau khi tiêm ngừa, việc chăm sóc trẻ đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, bố mẹ cần lưu ý để có thể chăm sóc tốt cho bé:
- Xử trí khi trẻ bị hạ sốt
- Tăng cường cho con bú mẹ, bổ sung nước nhiều hơn bình thường.
- Nên cho con ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.
- Nếu vết tiêm có dấu hiệu sưng đỏ nên chườm đá lạnh tại chỗ tiêm để giúp trẻ dễ chịu hơn.
9. Lưu ý khi tiêm chủng vắc xin ComBE Five
- Vắc xin ComBE Five đã được thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam và được chứng minh là an toàn.
- Mặc dù đây là vắc xin của Ấn Độ và được đưa về Việt Nam. Tuy nhiên, việc kiểm định và quản lí chất lượng vắc xin đều rất chặt chẽ khi vắc xin được lưu hành.
- Không sử dụng vắc xin này cho trẻ sơ sinh.
- Nếu bỏ lỡ hoặc tiêm muộn thì cần tiêm càng sớm càng tốt vào thời gian sau đó và không cần phải tiêm lại từ đầu. Chú ý khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng.
Trên đây là những thông tin cần biết về vắc xin 5 trong 1 ComBE Five. Do đó, cho trẻ đi tiêm chủng để phòng ngừa bệnh là một điều đáng lưu ý. Ngoài ra, cần hợp tác với y bác sĩ để có đầy đủ thông tin trước khi quyết định tiêm chủng cho bé. Không những vậy, tùy vào mỗi tình huống sẽ có cách xử trí khác nhau, do đó, hãy gọi cho bác sĩ nếu có điều gì bất thường nhé!
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Từ khóa » Sốc Vacxin 5in1 Mới
-
Những Lưu ý Về Vắc-xin 5 Trong 1 Mới Combe Five | Vinmec
-
Hai Trẻ Tử Vong Sau Tiêm Vắc Xin 5 Trong 1 Mới: Chưa Rõ Nguyên Nhân
-
Vắc Xin 5 Trong 1 - Báo Tuổi Trẻ
-
Những Phản ứng Sau Khi Tiêm Vacxin 5 Trong 1 - VNVC
-
Trẻ Tử Vong Do Văcxin 5 Trong 1 - VnExpress
-
Một Số Câu Hỏi đáp Về Chuyển đổi Vắc Xin 5 Trong 1 Trong Chương ...
-
Những Lưu ý Về Vắc Xin 5 Trong 1 Mới Combe Five - Medinet
-
Bé 2 Tháng Tuổi Tử Vong Sau Khi Tiêm Vắc-xin 5 Trong 1
-
Giải đáp: Trẻ Bị Sốt Phát Ban Sau Khi Tiêm Vắc Xin 5in1 Có Sao Không?
-
Sốc Phản Vệ Khi Tiêm Phòng Vắc-xin Và Cách Khắc Phục
-
VẮC XIN 5 TRONG 1 – PHÒNG NGỪA ĐẾN 5 BỆNH CHỈ VỚI MỘT ...
-
Vắc Xin 5 Trong 1 Và Những điều Cần Biết Trước Khi Tiêm Ngừa
-
Vắc Xin ComBE Five - Những điều Cần Biết - TTYT Huyện Nam Đông
-
Nguyên Nhân Trẻ Bị Sốt Sau Khi Tiêm Phòng 5 Trong 1 | TCI Hospital
-
Vacxin 5 Trong 1: Tiêm 1 Mũi - Phòng 5 Bệnh - Hello Bacsi
-
Phòng Ngừa Bệnh Bại Liệt: Uống đủ 03 Liều Vắc Xin Bại Liệt (OPV) Trẻ ...
-
Trẻ Bị Sốt Sau Khi Tiêm Phòng 5 Trong 1 || 7 Cách Giảm Sốt An Toàn
-
Ca Tử Vong Sau Tiêm Vắc Xin Phòng COVID-19: Sốc Phản Vệ ... - HCDC
-
THÊM 1 LOẠI VẮC XIN 5 TRONG 1 ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ...