Những Lưu ý Về Vắc Xin 5 Trong 1 Mới Combe Five - Medinet

MEDINET

Cổng liên kết

Xem trên giao diện máy tính

Chuyên mục

  • Giới thiệu
    • Tin tức sự kiện
    • Cơ cấu tổ chức
  • Chuyên mục
    • Phòng chống các bệnh truyền nhiễm
    • Vệ sinh môi trường
    • An toàn thực phẩm
    • Chăm sóc sức khỏe sinh sản
    • Tiêm chủng mở rộng
  • Tin video
  • Chăm sóc bà mẹ trẻ em
    • Quản lý thai phụ
    • Kế hoạch hóa gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe trẻ em
  • Quản lý sức khỏe
    • Phòng, chống tác hại rượu bia, thuốc lá
    • Quản lý bệnh mạn tính không lây
    • Quản lý sức khỏe người cao tuổi
    • Y tế trường học
  • Liên hệ

Khối chức năng

  • HỎI ĐÁP
  • TRA CỨU
  • THƯ VIỆN ẢNH
  • BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
TRẠM Y TẾ PHƯỜNG LINH TÂY

Chuyên mụcTiêm chủng mở rộng

Cập nhật: 10:56, 2/7/2019 Lượt đọc: 92312

Những lưu ý về vắc xin 5 trong 1 mới Combe Five

Tính đến thời điểm hiện tại, vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem đã chính thức ngừng sử dụng tại Việt Nam. Vậy, thay vì vắc xin Quinvaxem, hiện nay những loại vắc xin 5 trong 1 nào đang được bộ Y tế đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, các loại vắc xin này có khác gì so với vắc xin cũ không. Mẹ cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin cho bé? Thời điểm nào bé nên được tiêm vắc xin?

1. Vắc xin 5 trong 1 là gì ?

Vắc xin 5 trong 1 là vắc xin tổng hợp gồm có 5 thành phần để phòng 5 bệnh truyền nhiễm.

Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin 5 trong 1 (Quinvaxem hay ComBE Five) được tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi nhằm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm phổ biến gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB và viêm gan B.

Vắc xin 5 trong 1 sử dụng trong chương trình dịch vụ (Pentaxim) là vắc xin tiêm cho trẻ từ 2 đến dưới 24 tháng tuổi để phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB

1.1. Các loại vắc xin 5 trong 1

Vắc xin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng:

  • Vắc xin Quinvaxem: do Công ty Berna Biotech, Hàn Quốc sản xuất, bao gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, ho gà toàn tế bào, kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B và kháng nguyên vỏ vi khuẩn Hib (gây viêm màng não mủ/viêm phổi). Đây là loại vắc xin phổ biến nhất, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng từ năm 2006. Từ tháng 12/2017 trở đi, Hàn Quốc ngừng sản xuất và cung ứng vắc- xin này tại Việt Nam.
  • Vắc xin ComBe Five: do Công ty Biological E, Ấn Độ sản xuất, là vắc xin mới, cũng có thành phần tương tự vắc xin Quinvaxem. Đã có hơn 400 triệu liều vắc xin ComBE Five được sử dụng tại 43 quốc gia trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, vắc xin ComBE Five được Bộ Y tế cấp phép lưu hành từ tháng 05/2017 thay thế cho vắc xin Quinvaxem.
Những lưu ý về vắc xin 5 trong 1 mới Combe Five
ComBE Five - vắc xin 5 trong 1 mới được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em Việt Nam từ tháng 12/2018 thay thế cho Quinvaxem.

Vắc xin 5 trong 1 dịch vụ:

Vắc xin Pentaxim: do Công ty Sanofi Pasteur, Pháp sản xuất. Khác với vắc xin Quinvaxem và vắc xin ComBE Five, thành phần của vắc xin Pentaxim bao gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào, Hib và bại liệt, không có viêm gan B. Vắc xin Pentaxim được sử dụng tại 99 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, đây là loại vắc xin dịch vụ, không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng và có khoảng 100.000 liều đã được tiêm chủng cho 33.000 trẻ. Sau khi tiêm vắc xin Pentaxim, trẻ sẽ được tiêm bổ sung thêm liều vắc xin viêm gan B.

1.2. Phân biệt vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1

Vắc xin 6 trong 1 là loại vắc xin tiêm chủng dành riêng cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 24 tháng chống lại 6 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Haemophilus influenzae typ B (HiB) và viêm gan B, Trong mỗi liều vắc xin phòng được cả 6 bệnh, không cần phải uống thêm liều vắc xin chống bại liệt như vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc phải tiêm thêm vắc xin phòng viêm gan B như vắc xin Pentaxim. Tuy nhiên vắc- xin này không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên mẹ phải mất chi phí khi tiêm cho bé. Cả 2 loại vắc xin 5 trong 1 hay 6 trong1 đều phải tiêm 3 liều cơ bản từ lúc 2 tháng tuổi, cách nhau tối thiểu 1 tháng và nhắc lại vào khoảng 18-24 tháng.

2. Khi nào thì trẻ có thể được tiêm vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1?

Mũi vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 trong chương trình dịch vụ đầu tiên có thể tiêm khi trẻ được 6 tuần tuổi vì có chứa thành phần ho gà vô bào. Tuy nhiên, theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế về ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định tiêm vắc xin phối hợp chứa bạch hầu, ho gà, uốn ván này khi trẻ được 2 tháng tuổi. Trẻ được tiêm 3 mũi vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi và khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng. Mũi thứ 4 được tiêm nhắc lại vào lúc trẻ được 18 tháng tuổi và không được quá 24 tháng tuổi.

Tùy thực tế mà lịch tiêm vắc xin có thể chậm hơn (do tình trạng hết vắc xin hoặc trẻ bị ốm), tuy nhiên không nên để quá muộn, cần tiêm ngay khi có vắc xin hoặc khi trẻ khỏi bệnh, tránh để lâu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ vì không được tiêm đủ liều, trước khi tiêm cần có sự khám sàng lọc và tư vấn của cán bộ y tế để đảm bảo mũi tiêm hiệu quả và an toàn.

Không tiêm vắc xin cho trẻ khi:

  • Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
  • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan....)
  • Trẻ suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.
  • Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Các trường hợp tạm hoãn tiêm vắc xin:

  • Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
  • Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách).
  • Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.
  • Trẻ có cân nặng dưới 2000g.
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin

Khi tiêm vắc xin bé có thể gặp phải một số phản ứng phụ sau:

  • Sốt nhẹ (dưới 38,5 0C).
  • Sưng đau, tấy đỏ tại chỗ tiêm.
  • Hay cáu kỉnh, quấy khóc.
  • Chán ăn, lười bú, khó ngủ.
Những lưu ý về vắc xin 5 trong 1 mới Combe Five
Bé thường bị sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1

Trong vòng 1-2 ngày, thông thường những phản ứng sau khi tiêm vắc xin này sẽ tự khỏi.

3. Mẹ cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin cho bé ?

3.1. Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm vắc xin

Cần theo dõi xem trẻ có đang khỏe mạnh hay có mắc bệnh nào không? Nếu có bất thường hay nghi ngờ nhiễm bệnh, phụ huynh cần thông báo cho bác sỹ và nhân viên tiêm chủng để được khám và tư vấn xem trẻ có đủ điều kiện tiêm chủng hay không?

Khi đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 cũng như 6 trong 1, phụ huynh cần lưu ý mang theo sổ tiêm chủng cũng như những giấy tờ liên quan đến các lần tiêm chủng trước, sổ khám bệnh, sổ dinh dưỡng.

Mặc quần áo cho trẻ sao cho thuận tiện khi tiêm bắp tại vùng đùi của trẻ.

3.2. Chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin

  • Cần ở lại tại cơ sở tiêm chủng 30 phút để được theo dõi phản ứng sau tiêm, đề phòng có bất thường xảy ra, sẽ được xử lý kịp thời
  • Sau khi về nhà, phụ huynh cần theo dõi trẻ trong 24 giờ sau tiêm, quan sát và kiểm tra trẻ thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Khi bế trẻ, cần lưu ý không đè hoặc chạm vào chỗ tiêm
  • Cho trẻ ăn hoặc bú đủ bữa, đủ lượng và đúng tư thế, không nên cho trẻ bú nằm tránh trẻ bị sặc sữa.
  • Không nên đắp bất kỳ vật gì vào chỗ tiêm, kể cả khi vị trí tiêm sưng đau hoặc tấy đỏ
  • Theo dõi liên tục biểu hiện của trẻ về tình trạng nhiệt độ thân thể, việc ăn/bú, ngủ, tinh thần của trẻ, vị trí tiêm.
  • Không được tự ý dùng thuốc hạ sốt và các loại thuốc khác nếu không có chỉ dẫn của bác sỹ hoặc cán bộ y tế..
  • Cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám nếu trẻ có biểu hiện bất thường: sốt kéo dài hơn 24 - 48 h hoặc không đáp ứng với thuốc hạ sốt, quấy khóc, vật vã, lờ đờ; khó thở: thở nhanh, tím tái, da nổi vân tím; nôn, bỏ bữa, bú kém; co giật; phát ban... Cha mẹ nên nhớ cung cấp đầy đủ thông tin cho cán bộ y tế trước và sau khi xử lý.
Những lưu ý về vắc xin 5 trong 1 mới Combe Five
Không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1
Trạm Y tế Phường Linh Tây

TIN KHÁC

  • 1TP.HCM: Bộ Y tế đồng ý việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi 15/11/2024
  • 2TYT LINH TÂY TỔ CHỨC CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH SỞI CHO TRẺ 6-DƯỚI 9 THÁNG TUỔI 14/11/2024
  • 3TYT LINH TÂY THÔNG BÁO LỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH SỞI CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN DƯỚI 9 THÁNG TUỔI 13/11/2024
  • 4Trạm y tế Linh Tây thông báo lịch tiêm ngừa vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng 28/10/2024
  • 5Trạm y tế phường Linh Tây tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi 23/9/2024
  • 6TYT Linh Tây tổ chức buổi truyền thông lồng ghép tiêm ngừa vắc xin Sởi tại Tiểu học Linh Tây 19/9/2024
  • 7TYT Linh Tây tiếp tục triển khai tiêm vắc xin Sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi chưa tiêm đủ mũi 18/9/2024
  • 8Tổ chức tiêm vắc xin phòng, chống dịch Sởi cho trẻ đi học trên địa bàn phường Linh Tây 12/9/2024
  • 9TYT Linh Tây tiếp tục triển khai tiêm vắc xin Sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi chưa tiêm đủ mũi 11/9/2024
  • 10TYT phường Linh Tây tiếp tục thực hiện tiêm chiến dịch sởi vào buổi sáng (từ 7h30 đến 11 giờ 00) ngày 04/9/2024 cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi. 3/9/2024
  • 11TIÊM ĐỦ 2 MŨI VẮC XIN SỞI LÀ CÁCH PHÒNG BỆNH CHỦ ĐỘNG TỐT NHẤT CHO CON EM CHÚNG TA 31/8/2024
  • 12Vì sao cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi? (Hỏi đáp về bệnh sởi - phần 2) 30/8/2024
  • 13TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG, CHỐNG DỊCH SỞI 30/8/2024
  • 14Hỏi đáp về bệnh sởi (phần 1) 29/8/2024
  • 15Nhiều phụ huynh 'né' tiêm vaccine sởi vì sợ con suy yếu 23/8/2024

TRẠM Y TẾ PHƯỜNG LINH TÂY

Địa chỉ: 23 Nguyễn Văn Lịch, phường Linh Tây, Thành phố Thủ Đức

Điện thoại: 028.62839929 | Email: tramytelinhtay2014@gmai.com

Công ty cổ phần phần mềm Quảng Ích

Từ khóa » Sốc Vacxin 5in1 Mới