Những điều Cần Biết Về Vải Sợi Tổng Hợp

Vải sợi tổng hợp là gì?

   Là loại vải với nguyên liệu ban đầu được tổng hợp có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu là từ các nguồn như: dầu mỏ, khí đốt, than đá. Những nguyên liệu này sau khi trải qua một quá trình chuyển đổi vô cùng phức tạp, rồi sau đó tổng hợp Polymer sau đó đem đi kéo sợi. Đa phần được kéo thành các sợi dài.

   Hiện tại, với vải sợi tổng hợp người ta chia thành 5 loại, bao gồm: sợi PA, sợi PAC, sợi PVA, sợi PU và sợi PE.

Capture 36

Quy trình để tạo ra sợi nhân tạo:

   “Vải sợi nhân tạo thường được lấy từ đâu ?” và “cách làm ra sợi tổng hợp như thế nào ?”. Đây là những câu hỏi của mọi người khi tìm hiểu về loại vải sợi tổng hợp, vậy chúng ta cùng tìm hiểu để trả lời câu hỏi trên.

  • Bước 1: Đầu tiên sẽ là khai thác một số tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí tốt, than đá để lấy nguyên liệu thô.
  • Bước 2: Với những tài nguyên này không phải sẽ lấy toàn bộ mà chỉ lấy phần dư thừa lại của việc sản xuất ra xăng dầu, sau đó đem đi sơ chế để làm ra sợi tổng hợp.
  • Bước 3: Sau khi sơ chế và phân tách ra các hợp chất, tiến hành đem chúng đi nhiệt luyện tạo ra chất lỏng.
  • Bước 4: Đem chất lỏng sau khi nhiệt luyện đi chưng cất để tạo ra được hỗn hợp dạng dẻo.
  • Bước 5: Tiến hành phương pháp hóa học để tạo phản ứng trùng hợp phân tách ra các sợi khác nhau như PA, PU, PE.
  • Bước 6: Sau khi phân tách xong sẽ đem đi làm khô các dải PU, PE và sau đó cắt các dải thành từng hạt để tạo độ bền.
  • Bước 7: Các hạt nhỏ sau khi cắt nhỏ sẽ tiếp tục được đem đi đun nóng ở nhiệt độ cao từ 260 đến 370 độ C, để tạo thành hỗn sợi hơi dẻo sệt. Tiếp tục đem các hạt nhỏ đi phun để tạo sự kết dính với nhau.
  • Bước 8: Kéo hỗn hợp thành dạng sợi rồi sau đó cuốn vào ống để chờ đem đi dệt.

Capture 37

Nguồn gốc, ưu nhược điểm và ứng dụng thực tế của từng loại vải sợi tổng hợp:

   Sợi tổng hợp được chi ra thành 5 loại sợi chính bao gồm: PA, PVA, PE,  PAC, PU.

Vải sợi tổng hợp PA – Nylon:

Nguồn gốc:

   Nguyên liệu chính để tạo ra vải tổng hợp PA là dầu mỏ, than đá và khí đốt.

Ưu điểm :

  • Loại vải này khó bắt bụi và tương đối nhẹ.
  • Có độ đàn hồi cao, đặc biệt là độ bền khi ma sát và tiếp xúc với vi khuẩn.
  • Khi giặt cực kỳ nhanh khô, ít bị nhàu nát.

Nhược điểm :

  • Khả năng thấm hút kém.
  • Khó thoát khí tạo cảm giác nóng nực khi mặc.
  • Sợi dễ bị ố vàng.
  • Khả năng thấm hút kém, dễ bị co. Hạn chế ủi ở nhiệt độ cao từ 150*C trở lên.
  • Rất khó để thoát hơi và khí, thế nên khi mặc người dùng sẽ gặp phải tình trạng bị bí hơi.
  • Sợi dễ bị ố vàng, lão hóa và giòn khi sử dụng được một thời gian, , đặc biệt là khi bạn phơi trong thiết tiết nắng nóng.

Nhận biết:

   Với vải sợi PA – Nylon bạn sẽ rất dễ phân biệt với các loại vải khác trên thị trường hiện nay. Mặt vải bóng, sợi đều, khi đốt sợi sẽ bị cứng khi nguội và rất khó để bóp vỡ.

Ứng dụng: 

   Thường sợi vải PA  có thể được dùng để dệt lụa nilon, vải dệt kim, lót phần trong của áo jacket, dệt bít tất hay chỉ may, may áo lót.

Bảo quản: 

   Khi là nên hạ nhiệt độ ở mức thấp, trong khoảng từ 120 – 150 độ. Còn khi giặt chỉ nên dùng bột giặt thường, phơi ở nơi bóng râm. Lưu ý không giặt bằng nước nóng quá 40 độ C nhé.

Capture 38

Vải sợi tổng hợp PE:

Nguồn gốc: 

   Nguyên liệu ban đầu chủ yếu là từ than đá, dầu mỏ và khí đốt.

Ưu điểm:

  • Có độ bền cao trong quá trình sử dụng, đặc biệt là không bị nấm mốc làm hỏng.
  • Vải dệt từ sợi PE không bị nấm mốc.
  • Có khả năng chịu được nhiệt độ cao, khó bị co giãn.
  • Không bị nhăn khi giặt máy và chống kéo dãn cực kỳ hiệu quả.
  • Điểm đặc biệt của loại vải này là khả năng chống lại các vết bẩn tự nhiên.

Nhược điểm:

  • Hầu hết các loại vải này đều có khả năng thấm hút kém.
  • Chỉ thường thì được sử dụng vào mùa đông để giữ nhiệt.

Nhận biết:

   Vải PE có độ bóng, cháy có mùi khét của nhựa, cháy xong sẽ bị đóng thành cục cứng, bóp không vỡ và không có tro.

Ứng dụng: 

   Chất liệu vải này được ứng dụng phổ biến trong việc sản xuất trang phục cho nam và nữ. Tính bền và giữ nếp hiệu quả sẽ giúp bạn có được những bộ trang phục phù hợp.

   Sợi tổng hợp PE cũng được ứng dụng nhiều trong sản xuất chăn, gối, áo khoác ngoài, áo thun, túi ngủ.

Bảo quản: 

   Khi sử dụng bạn chỉ nên sử dụng những loại bột giặt thường và không được sử dụng nước nóng quá 40 độ C.

Capture 39

Vải sợi tổng hợp PVA:

Nguồn gốc: 

   Thành phần sản xuất nên vải PVA là từ khí đốt, than và dầu mỏ.

Ưu điểm:

  • Là một trong số những vải sợi tổng hợp có khả năng chịu tải hiệu quả vì có độ co giãn thấp đem đến độ bền hiệu quả.
  • Điều đặc biệt ở loại vải này chính là khả năng chống thấm, chống ánh nắng mặt trời hiệu quả.
  • Không bị bào mòn khi sử dụng trong môi trường kiềm, muối, axit.

Nhược điểm:

  • Có khả năng thấm hút khá kém.
  • Khí khó thoát ra ngoài khi sử dụng gây nóng khi sử dụng.

Nhận biết: 

   Để nhận biết được sợi PVA ta có thể kiểm tra bằng mắt vì vải có độ bóng, khi đốt sẽ ngửi thấy mùi nhựa.

Ứng dụng: 

   Thường được sử dụng để may quần áo lao động, dùng làm lưới bắt cá, dây chão hoặc se dây thừng.

Bảo quản: 

   Để đảm bảo được độ bền tròng quá trình sử dụng, khi giặt nên dùng những loại bột giặt thường và phơi trong bóng mát để tránh trường hợp vải bị mục khi mới sử dụng được một thời gian ngắn.

Capture 40

Vải sợi tổng hợp PAC:

Nguồn gốc: 

   Nguyên liệu chính để tạo ra vải tổng hợp PAC đó là dầu mỏ, than đá và khí đốt.

Ưu điểm:

  • Loại sợi PAC có khả năng cách nhiệt tốt.
  • Mình vải PAC mềm mịn.

Nhược điểm:

  • Sợi của PAC dễ bung, dễ hút ẩm và dễ bung.

Nhận biết: 

   Nếu ta bằng mắt thường thấy cảm giác hơi xù lông, khi cháy có mùi khét, tro hình tròn màu đen và bóp dễ vỡ.

Ứng dụng: 

   PAC tổng hợp thường được sử dụng để tạo nên nguyên liệu dệt len nhân tạo. Bên cạnh đó còn được pha với một số vải loại sợi khác để tạo nên hàng vải pha chất lượng.

Bảo quản: 

   Khi là nên hạ nhiệt độ ở mức thấp. Còn khi giặt chỉ nên dùng bột giặt thường, phơi ở nơi bóng râm.

Capture 41

Vải sợi tổng hợp PU:

Nguồn gốc: 

   Nguyên liệu để tạo ra vải tổng hợp PU là than đá, dầu mỏ, khí đốt.

Ưu điểm:

  • PU có tính chất sáng bóng, nhẹ và khó bám bẩn.
  • Giống da thật.

Nhược điểm:

  • Da làm từ sợi PU mỏng hơn da thật.
  • Khi nhìn kỹ thì vết vân làm từ sợi PU không tự nhiên, tinh tế.
  • Sử dụng không có cảm giác hơi khó chịu, vì có mùi hóa chất.

Nhận biết:

   Ở phần viền có cảm giác bông mịn hoặc deo.

   Các lỗ chân lông của da làm từ sợi PU nằm ở vị trí không cố định.

   Khi sờ vào da làm từ PU có cảm giác mượt và dẻo. Da giả sẽ có độ co giãn hơn da thật.

   Sợi Pu sẽ có mùi của chất hóa học.

Ứng dụng: 

   Được sử dụng nhiều trong việc làm da giả. Như giày, thắt lưng, áo khoác, có rất nhiều mẫu được làm từ loại sợi này.

   PU còn được sử dụng để kết hợp với các loại sợi khác tạo nên loại vải may y phục ôm sát cơ thể như: áo tắm, quần áo lót hay áo vận động viên.

Bảo quản: 

   Không nên để ở nơi có nhiệt độ quá cao. Không để ở nơi ẩm thấp vì sẽ gây có mùi hóa chất khó chịu.

Capture 42

Một số điểm khác nhau giữa sợi tổng hợp và sợi tự nhiên:

Sợi Tổng Hợp:

  • Có nguồn gốc nhân tạo
  • Độ dài của sợi có thể điều chỉnh
  • Sợi xơ dài thẳng
  • Cần kéo sợi để tạo ra sợi filament
  • Sử dụng hóa chất để tạo sợi
  • Không chứa hàm lượng tạp chất
  • Có thể thay đổi cấu tạo theo ý
  • Cần phải tạo nếp gấp sau quá trình kéo sợi
  • Khó khăn trong quá trình nhuộm màu
  • Nóng chảy
  • Không thân thiện môi trường

Sợi Xơ Tự Nhiên:

  • Có nguồn gốc tự nhiên
  • Độ dài sợi phụ thuộc tự nhiên
  • Sợi xơ hơi xoăn
  • Không cần kéo sợi
  • Không sử dụng hóa chất cho quá trình sản xuất sợi
  • Chứa hàm lượng tạp chất tự nhiên
  • Không thể thay đổi cấu tạo sợi
  • Có nếp gấp tự nhiên
  • Dễ nhuộm màu
  • Tạo ra tro tàn khi cháy
  • Thân thiện môi trường

———————————————————————————————————————————

   Trên đây là nguồn gốc, quy trình và đặc điểm của các loại vải sợi tổng hợp mà mình đã tổng hợp lại. Mong sẽ đem lại cho các bạn những điều cần thiết khi tìm hiểu về vải sợi tổng hợp.   Nếu các bạn cần tìm hiểu thêm về các loại vải và nơi bán sỉ lẻ vải cũng như quần áo thì các bạn tham khảo tại đây: Bán sĩ thời trang nam

Từ khóa » Giặt Sợi Tổng Hợp Là Gì