Những điều Cần Biết Về Viêm Tai Giữa Và điều Trị Viêm Tai Giữa
Có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Viêm tai thường gây đau đớn vì viêm nhiễm và tích tụ các chất dịch trong tai giữa. Viêm tai giữa cấp tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý.
Cấu tạo tai
Tai được chia làm 3 phần, bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ (màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương tai tránh bị tổn thương). Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục.
Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi). Viêm tai giữa xảy ra có thể do một loại vi khuẩn hoặc virut trong tai giữa. Nhiễm khuẩn này thường là kết quả của một căn bệnh: bệnh cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng là nguyên nhân gây tắc nghẽn và sưng đường mũi, họng và ống Eustachian. Sự khởi đầu và triệu chứng của viêm tai giữa thường nhanh chóng. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ em bao gồm: đau tai, nhất là khi nằm xuống, sốt 38,5oC hoặc cao hơn, khó ngủ, khóc và cáu kỉnh nhiều hơn bình thường, khó nghe hoặc phản ứng với âm thanh, đau đầu, chảy dịch từ tai, chán ăn, ói mửa, tiêu chảy. Triệu chứng viêm tai giữa thường gặp ở người lớn: đau tai, sốt, chảy dịch từ tai, giảm thính lực...
Hình ảnh tai bình thường và đau tai do viêm.
Viêm tai giữa thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Thầy thuốc sẽ xác định giai đoạn của viêm tai giữa để chỉ định thuốc điều trị.
Lưu ý dùng thuốc điều trị viêm tai giữa
Viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.
Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.
Khi viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn.
Thuốc điều trị toàn thân
Sử dụng kháng sinh đường uống hoặc tiêm: Nhóm bêta - lactam (ampicillin, cephalosporin thế hệ II, III), nhóm macrolid, nhóm quinolon là lựa chọn hàng đầu để điều trị viêm tai giữa. Lưu ý hạn chế sử dụng nhóm kháng sinh aminoglycosid (gentamycin, kanamycin...) đặc biệt với trẻ dưới 3 tuổi, là độ tuổi đang tập nói, trong khi đó nhóm kháng sinh này có khả năng gây độc ốc tai cho trẻ. Nếu dùng trẻ có thể sẽ bị câm điếc do thuốc.
Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày (7 - 10 ngày) hoặc thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc chống viêm giảm phù nề nhằm ngăn chặn tiến triển viêm, để phục hồi cấu trúc của mô bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây viêm.
Thuốc hạ sốt, giảm đau: thông dụng và an toàn nhất là paracetamol, dùng liều lượng tùy theo cân nặng của trẻ, người lớn dùng theo hướng dẫn sử dụng đính kèm thuốc.
Thuốc điều trị tại chỗ
Thuốc nhỏ mũi: dùng thuốc chống sung huyết, co mạch, giảm phù nề, chống viêm) được sử dụng với mục đích là làm sạch hốc mũi và trả lại sự thông thoáng tai giữa và mũi họng, điều này giúp cho việc phục hồi niêm mạc viêm trong tai giữa dễ dàng hơn và dẫn lưu dịch mủ từ tai giữa ra ngoài qua đường vòi tai. Thuốc hay sử dụng là otrivin 0,05%, sunfarin, collydexa, naphtazoline, xylomethazoline,...
Với thuốc nhỏ tai cần lưu ý: Thuốc nhỏ tai được chia làm hai loại tùy theo thành phần cơ bản của thuốc là thuốc nhỏ cho những trường hợp viêm tai không thủng màng nhĩ và thuốc dùng cho viêm tai có thủng màng nhĩ.
Nếu viêm tai không thủng màng nhĩ: Giai đoạn sung huyết dùng thuốc nhỏ tai kết hợp giữa kháng sinh và kháng viêm: cortiphenicol, polydexa... Thuốc nhỏ tai có tính sát khuẩn và giảm đau: cồn boric ấm, otipax...
Trường hợp viêm tai có bị thủng màng nhĩ: Dùng những thuốc nhỏ tai được bào chế bằng những kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai như rifamycin, effexin...
Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa tai-mũi-họng. Người bệnh không tự ý dùng thuốc dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm, không hồi phục, nguy hiểm nhất là điếc dẫn đến câm ở trẻ nhỏ...
DS. Lâm Thanh
Từ khóa » Hình ảnh Màng Nhĩ Xung Huyết
-
VIÊM TAI GIỮA XUNG HUYẾT Ở TRẺ NHỎ
-
Viêm Tai Giữa Giai đoạn Xung Huyết Có Thể Gây Giảm Thính Lực
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Viêm Tai Giữa Xung Huyết
-
Các Dấu Hiệu Thủng Màng Nhĩ | Vinmec
-
Viêm Tai Giữa Xung Huyết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị ...
-
Viêm Tai Ngoài (cấp Tính) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Tai Giữa (cấp Tính) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Họng Xung Huyết: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phòng Ngừa Và ...
-
Viêm Tai Giữa: Nguyên Nhân Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Viêm Tai Giữa Xung Huyết: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Tại Nhà
-
Sai Lầm Hay Gặp Khi Xử Trí Viêm Tai Giữa ở Trẻ
-
Thận Trọng Khi Dùng Thuốc Chữa Viêm Tai Giữa ở Trẻ Em
-
Bệnh Viêm Tai Giữa Cấp Tính Xung Huyết