Viêm Tai Giữa Giai đoạn Xung Huyết Có Thể Gây Giảm Thính Lực
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết có thể gây giảm thính lực
Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết có thể gây giảm thính lực
Đặt lịch
Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết là một dạng của viêm tai giữa cấp tính. Bệnh có thể làm giảm thính lực và gây khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ nếu không được điều trị dứt điểm.
Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết là gì?
Viêm tai giữa xung huyết là một dạng của viêm tai giữa cấp tính. Thuật ngữ này đề cập đến tổn thương ống tai giữa, có sự tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ và gây rỉ dịch (thông thường là dịch nhầy, nước, không có mủ). Bệnh lý này thường gặp ở trẻ nhỏ – nhất là trẻ dưới 2 tuổi.
Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa xung huyết đều phát triển chậm, có xu hướng biến mất trong khoảng vài tuần đến một tháng. Tuy nhiên nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân điều trị.
1. Nguyên nhân
Viêm tai giữa xung huyết phát sinh khi ống Eustachian (ống nối tai giữa với hầu họng) bị viêm, dẫn đến tình trạng không gian trong ống bị thu hẹp một phần hoặc bị đóng hoàn toàn, khiến chất lỏng tích tụ phía sau màng nhĩ.
Các yếu tố có thể gây ra hiện tượng viêm ở ống Eustachian:
- Tiếp xúc với dị nguyên (phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc lá,…)
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Trẻ nằm khi bú bình
- Áp suất không khí tăng lên đột ngột (di chuyển trên máy bay)
2. Triệu chứng
Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết có thể không gây ra triệu chứng đau đớn.
Các triệu chứng điển hình của bệnh, bao gồm:
- Có cảm giác ứ đọng trong tai
- Chất lỏng rỉ ra bên ngoài
- Giảm thính lực
Nếu vi khuẩn xâm nhập vào dịch nhầy bị ứ đọng trong tai giữa, tổn thương tai có thể chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Sốt
- Đau nhức tai
- Lười ăn và rối loạn giấc ngủ
- Cáu gắt và quấy khóc
- Mệt mỏi
Khác với giai đoạn viêm tai giữa xung huyết không triệu chứng, tình trạng nhiễm trùng cần được điều trị nhằm phòng ngừa tổn thương thính lực và các biến chứng nghiêm trọng khác.
3. Biến chứng
Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị dứt điểm.
Các biến chứng của bệnh, bao gồm:
- Mất thính lực
- Chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa mãn tính
- Thủng màng nhĩ
- Tổn thương thần kinh
- Viêm màng não
- Áp xe nội sọ
Hơn nữa khi giảm/ mất thính lực, khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ cũng bị hạn chế so với các trẻ khỏe mạnh. Chính vì vậy, phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi cơ thể phát sinh những triệu chứng bất thường.
Chẩn đoán viêm tai giữa giai đoạn xung huyết
Chẩn đoán viêm tai giữa xung huyết chủ yếu dựa trên quan sát lâm sàng. Bác sĩ sẽ sử dụng đèn nhỏ để xác định sự tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ.
Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành đo nhĩ lượng để xác định số lượng, độ dày của chất lỏng và đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Điều trị viêm tai giữa giai đoạn xung huyết
Trước khi chỉ định các phương pháp điều trị viêm tai giữa xung huyết, bác sĩ sẽ căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Mức độ tổn thương tai giữa (có nhiễm trùng hay không)
- Tuổi của trẻ
- Thời gian phát bệnh
Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi và chỉ có các triệu chứng nhẹ, chưa xuất hiện nhiễm trùng, bác sĩ có thể không yêu cầu điều trị. Đối với trường hợp này, chất lỏng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài tuần. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ và đau nhức tai, bạn có thể sử dụng paracetamol để cải thiện. Hoặc có thể dùng khăn ấm lạnh chườm phía sau tai để giảm sưng và nóng sốt.
Trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng, trẻ sốt cao, bác sĩ sẽ đề nghị áp dụng liệu pháp kháng sinh. Điều trị kháng sinh được thực hiện nhằm tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn tình trạng tái phát. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tình huống rủi ro.
Nếu chất lỏng không biến mất sau một khoảng thời gian, trẻ có thể phải đặt ống tai. Phương pháp này sử dụng ống nhỏ đi qua màng nhĩ để hút bỏ chất lỏng tích tụ trên bên ngoài.
Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa xung huyết đều đáp ứng tốt với điều trị. Tuy nhiên một vài trẻ có thể gặp phải các biến chứng dài hạn của bệnh như nhiễm trùng tai tái phát, mất thính lực vĩnh viễn và khó khăn trong quá trình phát triển ngôn ngữ.
Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa giai đoạn xung huyết
Viêm tai giữa xung huyết tái phát nhiều lần có thể khiến thính lực suy giảm và gây tổn thương tai nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần chủ động phòng ngừa tái phát cho trẻ.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tai giữa giai đoạn xung huyết:
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ nhằm hạn chế các bệnh lý nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn đường hô hấp là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.
- Điều trị cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan, viêm họng,… Để tình trạng kéo dài không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, chậm phát triển mà còn tạo điều kiện để vi khuẩn đi vào ống tai và gây nhiễm trùng.
- Nếu trẻ đang bú bình, bạn nên để trẻ ngồi thay vì nằm khi bú.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, khói thuốc lá, nấm mốc,… Đồng thời cần giữ không gian sống thông thoáng, giặt giũ mền, gấu bông, gối,… của trẻ thường xuyên.
- Chú trọng các thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
- Cắt móng tay để tránh tình trạng trẻ cào cấu vào tai. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bao tay để hạn chế tình trạng nói trên.
- Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay trước và sau khi ăn. Tay là tác nhân trung gian gây ra hàng loạt các bệnh lý về tai mũi họng.
Can thiệp điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh viêm tai giữa giai đoạn xung huyết có những tiến triển tốt. Tình trạng phát hiện bệnh muộn, điều trị không dứt điểm có thể khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ảnh hưởng đến thính lực.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm tai giữa không đặc hiệu là gì?
- Viêm tai giữa thanh dịch: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?
Từ khóa » Hình ảnh Màng Nhĩ Xung Huyết
-
VIÊM TAI GIỮA XUNG HUYẾT Ở TRẺ NHỎ
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Viêm Tai Giữa Xung Huyết
-
Các Dấu Hiệu Thủng Màng Nhĩ | Vinmec
-
Viêm Tai Giữa Xung Huyết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị ...
-
Viêm Tai Ngoài (cấp Tính) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Tai Giữa (cấp Tính) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Họng Xung Huyết: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phòng Ngừa Và ...
-
Viêm Tai Giữa: Nguyên Nhân Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Viêm Tai Giữa Xung Huyết: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Tại Nhà
-
Sai Lầm Hay Gặp Khi Xử Trí Viêm Tai Giữa ở Trẻ
-
Những điều Cần Biết Về Viêm Tai Giữa Và điều Trị Viêm Tai Giữa
-
Thận Trọng Khi Dùng Thuốc Chữa Viêm Tai Giữa ở Trẻ Em
-
Bệnh Viêm Tai Giữa Cấp Tính Xung Huyết