Những Điều Cần Ghi Nhớ: Các Sách Lịch Sử Trong Kinh Cựu Ước
Có thể bạn quan tâm
Kinh Cựu Ước năm 2022
Mục Lục
Tài Liệu Giới Thiệu
Tháng Một
Tháng Hai
Tháng Ba
Tháng Tư
Tháng Năm
Ngày 25 tháng Tư–ngày 1 tháng Năm
Xuất Ê Díp Tô Ký 24; 31–34
Những Điều Cần Ghi Nhớ: Đền Tạm và Sự Hy Sinh
Ngày 2–8 tháng Năm
Xuất Ê Díp Tô Ký 35–40; Lê Vi Ký 1; 16; 19
Ngày 9–15 tháng Năm
Dân Số Ký 11–14; 20–24
Ngày 16–22 tháng Năm
Phục Truyền Luật Lệ Ký 6–8; 15; 18; 29–30; 34
Những Điều Cần Ghi Nhớ: Các Sách Lịch Sử trong Kinh Cựu Ước
Ngày 23–29 tháng Năm
Giô Suê 1–8; 23–24
Tháng Sáu
Tháng Bảy
Tháng Tám
Tháng Chín
Tháng Mười
Tháng Mười Một
Tháng Mười Hai
“Những Điều Cần Ghi Nhớ: Các Sách Lịch Sử trong Kinh Cựu Ước,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)
“Những Điều Cần Ghi Nhớ: Các Sách Lịch Sử trong Kinh Cựu Ước,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022
Theo truyền thống, các sách từ Giô Suê đến Ê Xơ Tê được gọi là “các sách lịch sử” trong Kinh Cựu Ước. Việc này không có nghĩa là các sách khác trong Kinh Cựu Ước không có giá trị lịch sử. Đúng hơn là, các sách lịch sử này được gọi như vậy bởi vì mục đích chính của các tác giả là để cho thấy bàn tay của Thượng Đế trong lịch sử dân tộc Y Sơ Ra Ên. Mục đích này không phải để nêu ra những điểm chính trong luật pháp Môi Se, giống như trong sách Lê Vi Ký và Phục Truyền Luật Lệ Ký. Nó cũng không phải lời thơ ngợi khen hoặc than van, như trong Thi Thiên và Ca Thương. Và nó không phải để ghi chép lại những lời của các vị tiên tri, giống như các sách Ê Sai và Ê Xê Chi Ên. Thay vì vậy, các sách lịch sử kể lại một câu chuyện.
Một cách tự nhiên, câu chuyện đó được kể từ một quan điểm cụ thể—thật ra là, những quan điểm cụ thể. Cũng giống như việc không thể nhìn một bông hoa, hòn đá, hoặc cây cối từ nhiều góc độ cùng một lúc, điều không thể tránh khỏi là việc một câu chuyện lịch sử sẽ phản ánh quan điểm của người hoặc nhóm người viết lại nó. Quan điểm này bao gồm các mối ràng buộc về quốc gia hoặc dân tộc của các tác giả cũng như các chuẩn mực văn hóa và tín ngưỡng của họ. Việc biết được điều này có thể giúp chúng ta hiểu rằng các tác giả và người biên soạn ra những sách lịch sử này tập trung vào những chi tiết nhất định trong khi bỏ qua những chi tiết khác.1 Họ có những giả định cụ thể mà có thể những người khác không có. Và họ đi đến các kết luận dựa trên những chi tiết và giả định đó. Thậm chí, chúng ta có thể thấy những quan điểm khác nhau trong các sách Kinh Thánh (và đôi khi trong cùng một sách).2 Chúng ta biết được những quan điểm này càng nhiều, thì càng hiểu rõ hơn các sách lịch sử.
Một quan điểm phổ biến với mọi sách lịch sử trong Kinh Cựu Ước là quan điểm của con cái Y Sơ Ra Ên, dân giao ước của Thượng Đế. Đức tin của họ nơi Chúa đã giúp họ thấy bàn tay Ngài trong cuộc sống của họ và sự can thiệp của Ngài trong những vấn đề của quốc gia họ. Mặc dù các sách lịch sử thế tục không có xu hướng nhìn mọi việc theo cách này, nhưng quan điểm thuộc linh này là một phần của điều làm cho các sách lịch sử trong Kinh Cựu Ước có giá trị lớn lao đối với những ai đang tìm cách xây dựng đức tin của chính họ nơi Thượng Đế.
Các sách lịch sử tiếp nối phần mà sách Phục Truyền Luật Lệ Ký kết thúc, khi mà những năm lưu lạc của dân Y Sơ Ra Ên trong vùng hoang dã sắp chấm dứt. Sách Giô Suê cho thấy con cái của Y Sơ Ra Ên đã sẵn sàng để tiến vào Ca Na An, đất hứa của họ, và mô tả cách mà họ chiếm lấy đất ấy. Các sách tiếp theo, từ Các Quan Xét cho đến 2 Sử Ký, mô tả kinh nghiệm của Y Sơ Ra Ên trên đất hứa, từ lúc họ định cư ở đó cho đến khi họ bị chinh phục bởi người A Si Ri và Ba By Lôn. Các sách E Xơ Ra và Nê Hê Mi kể về việc quay lại thủ đô Giê Ru Sa Lem của vài nhóm dân Y Sơ Ra Ên vào nhiều thập kỷ sau đó. Cuối cùng, sách Ê Xơ Tê kể lại một câu chuyện của những người Y Sơ Ra Ên sống lưu vong dưới chế độ cai trị của đế quốc Phe Rơ Sơ (Ba Tư).
Và đó là kết thúc niên đại của Kinh Cựu Ước. Một số người lần đầu tiên đọc Kinh Thánh đã ngạc nhiên khi thấy rằng họ thật sự đã đọc xong câu chuyện của Kinh Cựu Ước trước khi đọc hơn phân nửa số trang sách. Sau Ê Xơ Tê, chúng ta không có nhiều thông tin về lịch sử của dân Y Sơ Ra Ên. Thay vì vậy, các sách sau đó—đặc biệt là các sách của các vị tiên tri—nằm trong niên biểu mà các sách lịch sử đã trình bày.3 Ví dụ, giáo vụ của tiên tri Giê Rê Mi xảy ra vào thời kỳ các sự kiện được ghi lại trong 2 Các Vua 22–25 (và truyện ký song song trong 2 Sử Ký 34–36). Sự hiểu biết này có thể ảnh hưởng đến cách anh chị em đọc cả những câu chuyện lịch sử lẫn các sách tiên tri.
Khi đọc Kinh Cựu Ước, cũng như với bất kỳ sách lịch sử nào, anh chị em thường đọc về việc có những người làm hoặc nói những điều mà với con mắt thời hiện tại, dường như kỳ lạ hoặc thậm chí gây lo lắng. Chúng ta nên liệu trước việc này—các tác giả Kinh Cựu Ước nhìn thế giới với một quan điểm khá khác biệt với chúng ta, trong một vài phương diện. Bạo lực, các mối liên hệ chủng tộc, và vai trò của người phụ nữ chỉ là một vài trong số các vấn đề mà những tác giả thời xưa có lẽ nhìn nhận khác với chúng ta ngày nay.
Vậy chúng ta nên làm gì khi gặp những đoạn thánh thư dường như làm chúng ta lo lắng? Đầu tiên, điều hữu ích là hãy xem xét từng đoạn trong một ngữ cảnh rộng hơn. Đoạn đó phù hợp với kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế ra sao? Nó phù hợp với điều mà anh chị em biết về thiên tính của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? Nó phù hợp với các lẽ thật đã được mặc khải trong các thánh thư khác hoặc với những lời giảng dạy của các vị tiên tri hằng sống ra sao? Và nó phù hợp với những lời thì thầm của Thánh Linh phán bảo trong tấm lòng và tâm trí của anh chị em như thế nào?
Trong một vài trường hợp, đoạn đó có lẽ không phù hợp với bất kỳ điều nào kể trên. Đôi khi, đoạn đó có thể giống một mảnh ghép có vẻ như không hề khớp với các mảnh ghép khác mà anh chị em đã xếp được. Việc cố gắng ghép mảnh đó vào không phải là phương án tốt nhất. Nhưng việc bỏ cuộc với cả bộ ghép hình thì cũng không hay. Thay vì vậy, lúc này, anh em có thể cần phải đặt mảnh ghép đó sang một bên. Khi học hỏi nhiều hơn và ghép được thêm nhiều phần khác, anh chị em có thể sẽ thấy được cách tốt hơn để ghép các mảnh với nhau.
Điều hữu ích khác là hãy ghi nhớ rằng ngoài việc bị hạn chế bởi một quan điểm cụ thể, lịch sử trong thánh thư còn bị ảnh hưởng bởi lỗi lầm của con người (xin xem Các Tín Điều 1:8). Ví dụ, qua hàng thế kỷ, “nhiều điều minh bạch và quý báu [đã] bị lấy đi khỏi [Kinh Thánh],” kể cả những lẽ thật quan trọng về giáo lý và giáo lễ (1 Nê Phi 13:28; xin xem thêm các câu 29, 40). Đồng thời, chúng ta nên sẵn sàng thừa nhận rằng quan điểm của chính chúng ta cũng hạn chế: sẽ luôn luôn có những sự việc mà chúng ta không hiểu rõ hoàn toàn và những thắc mắc mà chúng ta chưa thể giải đáp được.
Nhưng trong lúc chờ đợi, những thắc mắc chưa được giải đáp không cần ngăn chúng ta có được những viên ngọc quý của lẽ thật vĩnh cửu trong Kinh Cựu Ước—ngay cả nếu những viên ngọc đó đôi khi ẩn mình trong đá bởi những kinh nghiệm khó khăn và các lựa chọn sai lầm của những người không hoàn hảo. Có lẽ điều quý giá nhất của những viên ngọc đó là các câu chuyện và đoạn thánh thư làm chứng về tình yêu thương của Thượng Đế—đặc biệt là những gì hướng tâm trí của chúng ta đến sự hy sinh của Chúa Giê Su Ky Tô. Dù nhìn ở bất kỳ góc độ nào, những viên ngọc quý này vẫn lấp lánh ở thời nay cũng như ở thời xa xưa ấy. Và bởi vì những câu chuyện này kể về dân giao ước của Thượng Đế—những người nam và nữ yếu đuối như bất kỳ ai nhưng vẫn yêu thương và phục vụ Chúa—nên các viên ngọc quý về lẽ thật xuất hiện đầy dẫy trong các sách lịch sử của Kinh Cựu Ước.
Từ khóa » Các Sách Lịch Sử Trong Cựu ước
-
DẪN NHẬP CÁC SÁCH LỊCH SỬ - Tin Mừng. TV
-
Cựu Ước - Các Sách Lịch Sử | Kế Hoạch đọc Tĩnh Nguyện
-
Các Sách Lịch Sử - DÒNG ĐỨC MARIA NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH
-
Các Sách Cựu Ước | CôngGiá
-
Khảo Lược Các Sách Lịch Sử Trong Thánh Kinh | Học Viện Đa Minh
-
Kinh Thánh Cựu Ước Công Giáo - Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ
-
5 TÌM HIỂU KINH THÁNH CÁC SÁCH SỬ: GIÔSUA - LƯU ĐẦY
-
Lưu Trữ Các Sách Lịch Sử
-
Các Sách Của Kinh Thánh Là Gì? Nó Có Nghĩa Gì ...
-
BÀI 4 : Các Sách Cựu Ước - SimonHoaDalat
-
Sách Lịch Sử Của Kinh Thánh Và Có Bao Nhiêu Cuốn - Postposmo
-
Tìm Hiểu Kinh Thánh, Bài 04: Các Sách Ngũ Thư Và Lịch Sử
-
Lịch Sử Dân Thiên Chúa Trong Cựu ước - Nhà Sách Đức Bà Hòa Bình
-
Cựu Ước Lược Khảo - Học Kinh Thánh