NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TIÊM TRUYỀN THUỐC
Có thể bạn quan tâm
Dương Tấn Chi
1. Định nghĩa:
– Tiêm là kỹ thuật đưa thuốc, dịch hoặc chất dinh dưỡng và một số chất khác (Iốt, đồng vị phóng xạ, chất màu) qua da vào trong cơ thể để phục vụ chẩn đoán và điều trị. Có nhiều loại đường tiêm và được phân loại theo vị trí tiêm (ví dụ như tiêm trong da, dưới da, bắp, tĩnh mạch…….)
– Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, có thể là dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương hoặc bột khô khi tiêm mới pha lại thành dung dịch hay hỗn dịch để tiêm vào cơ thể theo những đường tiêm khác nhau.
2. Các kỹ thuật tiêm thuốc thường gặp:
Các đường tiêm thuốc:
2.1 Tiêm bắp: là đưa mũi tiêm vào phần thân của cơ bắp với góc kim từ 60°- 90° độ so với mặt da (không ngập hết phần thân kim tiêm), thường chọn các vị trí sau:
– Cánh tay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay.
– Vùng đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi.
– Vùng mông: 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên ngoài của đường nối từ gai chậu trước trên với mỏm xương cụt.
– Tốc độ tiêm bắp 1ml/10 giây.
2.2.Tiêm dưới da: là kỹ thuật tiêm sử dụng bơm kim để tiêm thuốc vào mô liên kết dưới da của người bệnh, kim chếch 300 – 450 so với mặt da. Vị trí tiêm thường ở 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu chia làm 3 phần) hay 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoài xương bánh chè) hoặc dưới da bụng (xung quanh rốn, cách rốn 5 cm).
2.3.Tiêm truyền tĩnh mạch là kỹ thuật dùng kim đưa thuốc, dịch vào tĩnh mạch với góc tiêm 15º – 30° so với mặt da, thấy máu trào ra, tháo garo, bơm chậm thuốc vào. Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ mềm mại, không di động, da vùng tiêm không có thương tổn.Vị trí: Tĩnh mạch nếp gấp khuỷu tay, mu bàn tay, mu bàn chân, cẳng tay…Nếu bệnh nhân kêu đau, nhìn tại chỗ thấy phồng là kim đã chệch ra ngoài mạch máu, phải điều chỉnh kim lại bằng cách đâm sâu thêm hoặc rút bớt ra một chút rồi bơm thuốc thật chậm. Vừa bơm thuốc, vừa theo dõi toàn trạng người bệnh xem có gì bất thường không.
2.4.Tiêm trong da là mũi tiêm nông giữa lớp thượng bì và hạ bì, đâm kim chếch với mặt da 100 -150, tiêm xong tạo thành một cục sẩn như da cam trên mặt da. Thường chọn vùng da mỏng, ít va chạm, trắng, không sẹo, không có lông, vị trí 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay, đường nối từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay (thông dụng nhất), 1/3 trên mặt ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu), bả vai, cơ ngực lớn.
Tài liệu tham khảo
- Bộ môn Công nghiệp Dược (2009), “Kỹ thuật sản xuất thuốc tiêm”, kỹ thuật sản xuất dược phẩm tập 3.
- Bộ Y tế (2011), Thông tư 23/2011/TT-BYT, Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
- Bộ Y tế (2012), Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế).
- Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- “Chuyên luận thuốc tiêm”- Dược điển Việt Nam V.
- “Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc” tập 1- nhà xuất bản y học.
Từ khóa » Tiêm Dưới Da Và Tiêm Bắp
-
Các Kỹ Thuật Tiêm Chích Cơ Bản Trong Y Khoa | Vinmec
-
Tìm Hiểu Kỹ Thuật Tiêm Dưới Da | Vinmec
-
Kỹ Thuật Tiêm Bắp Là Gì? Vị Trí Tiêm Và Quy Trình Thực Hiện - Hello Bacsi
-
KỸ THUẬT TIÊM THUỐC - Health Việt Nam
-
Kỹ Thuật Tiêm Thuốc | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Kỹ Thuật Tiêm Thuốc
-
[PDF] TIÊM THUỐC - ATCS
-
[PDF] TIÊM THUỐC - BV 115
-
[DOC] Bài 10 KỸ THUẬT TIÊM BẮP NÔNG
-
Tiêm Bắp – Wikipedia Tiếng Việt
-
HẤP THU THUỐC VÀ ĐƯỜNG ĐƯA THUỐC - VNRAS
-
Tiêm HCG Là Gì? Vị Trí Và Một Số Lưu ý Sau Khi Tiêm Thuốc
-
Xử Trí Phản ứng Bất Lợi Thường Gặp Khi Dùng Thuốc Tiêm