Những điều Cần Lưu ý Sau Khi Bó Bột
Có thể bạn quan tâm
Nguyễn Tấn Thịnh – Khoa Ngoại Chấn thương
Bó bột là một trong những phương pháp bất động để điều trị các tổn thương của cơ xương khớp như: bong gân, trật khớp, gãy xương… Một khi bạn được bó bột thì cho dù đó là bất động tạm thời hay bất động đến khi lành tổn thương, đều có thể xảy ra những biến chứng, cho nên bạn cần phải tìm hiểu rõ về bột và tuân theo lời dặn của bác sĩ đã điều trị cho bạn thì có thể tránh được những biến chứng đó và giúp cho bạn mau chóng khỏi bệnh.
Sau đây là một số điều mà bạn cần phải biết sau khi bó bột:
1. Khám lại ngay, kể cả trong đêm nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường gì như: đau ngày càng tăng, đau buốt, sưng nề, tê hay tím tái các đầu ngón của chi được bó bột…
2. Kê cao phần chi được bó bột để tránh phù nề.
3. Gồng cơ trong bột. Khi được bó bột thì các cơ trong bột nếu không được vận động sẽ bị teo lại, gây ra rối loạn dinh dưỡng, xương chậm lành. Do đó bạn phải gồng cơ trong bột thường xuyên và phải đảm bảo là bạn biết rõ cách gồng cơ trong bột là như thế nào bằng cách hỏi bác sĩ của bạn.
4. Tập vận động các phần chi không bị bất động. Vận động giúp lưu thông máu, tránh bị cứng khớp.
Đối với chi dưới tập vận động tỳ đè, đi lại với nạng 3 điểm, 4 điểm theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
5. Bột khô cứng sau khoảng thời gian 30 đến 48 giờ, cho nên sau bó bột hai ngày bạn mới có thể đi trên bột đối với bột ở chân. Bột sẽ bị vỡ nếu đi sớm hơn.
6. Khi bị dính nước bột sẽ bị hư và gây hôi nên sau khi bó bạn phải giữ bột khô. Bao bằng bọc nylon khi vệ sinh, tắm rửa.
7. Bột có thể gây ngứa, hay có khi kiến chui vào cắn…khi đó bạn không được dùng cây chọc vào để gãi, vì làm như vậy dễ gây nhiễm trùng da trong bột, bạn phải báo bác sĩ để được hướng dẫn.
8. Tái khám theo hẹn.
Sau khi bó bột bệnh nhân phải tái khám theo đúng lịch hẹn sau bó.
- Gãy xương chi trên: từ 4-6 tuần
- Gãy xương chi dưới: từ 8-12 tuần
- Đối với trẻ em dưới 15 tuổi: dưới 4 tuần
Sau khi bó bột lần đầu thời gian tái khám bó bột lần 2 là 5-7 ngày để tránh hỏng bột và di lệch trong bột.
9. Hướng dẫn tập PHCN:
Sau khi cắt bột thường thường phải tập phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ điều trị và từng chi gãy có bài tập khác nhau để đem lại phục hồi chức năng cơ năng ban đầu cho bệnh nhân.
Tin mới hơn:- 30/09/2019 21:21 - Một kỹ thuật ho ứng dụng trong lâm sàng hô hấp
- 30/09/2019 21:15 - Tổng quan bệnh viêm cột sống dính khớp (Ankylosing…
- 30/09/2019 10:21 - FDA khuyến cáo Mepolizumab (Nucala) dành cho trẻ n…
- 27/09/2019 09:16 - Chăm sóc sau mổ bệnh nhân gãy xương đùi
- 27/09/2019 09:12 - Hậu phẫu ở bệnh nhân đặt khung cố định ngoài điều …
- 24/09/2019 15:26 - Sử dụng rượu nhiều có thể tăng nguy cơ sa sút trí …
- 24/09/2019 15:11 - Cách tra thuốc mỡ
- 24/09/2019 09:50 - Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịch
- 24/09/2019 09:29 - Thuốc điều trị loãng xương không làm giảm tỉ lệ tử…
- 23/09/2019 18:07 - Cách chăm sóc người bệnh có vấn đề về sức khỏe tâm…
Từ khóa » Bó Bột Tay Có đau Không
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Băng Bó Bột Và Nẹp Bột - Bệnh Viện FV
-
Dấu Hiệu Liền Xương Sau Bó Bột - Vinmec
-
Những Lưu ý đối Với Bệnh Nhân Sau Bó Bột điều Trị Gãy Xương, Chấn ...
-
Bó Bột: Khái Niệm, Quy Trình Thực Hiện Và Kết Quả • Hello Bacsi
-
Biến Chứng Bó Bột - Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM
-
Bó Bột Sau Gãy Xương Và Những điều Bạn Cần Lưu ý
-
Bó Bột - Cách Chăm Sóc Tại Nhà
-
Những Lưu ý đối Với Bệnh Nhân Sau Bó Bột điều Trị Gãy Xương, Trật ...
-
Tay Teo Sau Khi Bó Bột Do Gãy Xương - VnExpress Sức Khỏe
-
Tự Phát Hiện Tình Trạng, Bó Bột Càng Sớm Càng Tốt - Báo Tuổi Trẻ
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Bó Bột Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Và Những Lưu ý Sau Bó Bột
-
Tổng Quan Về Gãy Xương - Chấn Thương; Ngộ độc - MSD Manuals
-
Gãy Xương Bó Bột Và Những Biến Chứng Nguy Hiểm | TCI Hospital
-
ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh Hướng Dẫn: Chăm Sóc Sau Gãy Xương ...
-
Bác Sĩ Tư Vấn: Gãy Xương Mác Phải Bó Bột Bao Lâu Thì Lành? - Medlatec
-
Chăm Sóc Người Bệnh Bó Bộ - Health Việt Nam