Tay Teo Sau Khi Bó Bột Do Gãy Xương - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Trả lời:
Bó bột là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, có thể để lại di chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân. Sau khi bó bột cơ, xương ở vùng dưới bột bị teo cơ, cứng khớp và loãng xương.
Bệnh nhân bị teo cơ là do khi bó bột cứng, chặt khiến cơ không thể hoạt động. Người lớn khi bó bột thường có tâm lý lo lắng nên rất nâng niu không dám cử động. Do đó, vùng cơ, xương không hoạt động lâu ngày gây teo, loãng xương. Trẻ con ít bị teo cơ hơn người lớn do trẻ hiếu động, chạy nhảy nên các cơ vùng bó bột có thể hoạt động.
Chẳng hạn khi gãy xương cẳng tay, bệnh nhân phải bó từ xương cẳng tay lên khủyu tay khiến cho hai khớp bị cứng. Trong cơ thể, mô xương lành lâu nhất cần khoảng 3-6 tháng, chậm thì đến một năm.
Để tránh hiện tượng này, người đang bó bột có thể tập gồng cơ. Ví dụ, bạn đang bó bột từ cổ tay cho đến cánh tay thì có thể gồng cơ các ngón tay. Khi cơ hoạt động liên tục sẽ không bị teo, máu hoạt động nuôi xương khiến chúng tránh được loãng. Mỗi ngày khi rảnh, bạn có thể tập gồng cơ, cách nào còn giúp giảm sưng. Sau tháo bột, bạn cần tập vật lý trị liệu, tuyệt đối không nên hơ nóng vì có thể làm cho tay sưng đau.
Ngoài ra, còn có bệnh lý rối loạn dinh dưỡng sau khi bó bột với dấu hiệu teo cơ, lông rụng, da mỏng. Ban đêm nằm ngủ, bạn có thể cảm thấy như hàng nghìn con kiến đang đốt. Khi bệnh nhân để tay thẳng xuống thì chúng sưng lên. Với bệnh lý này, bệnh nhân cần phải uống thuốc, tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng. Nếu tập vật lý trị liệu càng mạnh, càng đau khiến cho bệnh càng nặng. Trường hợp tập nhẹ quá thì không hồi phục được các cơ, khớp. Bạn chỉ nên tập đến khi vừa đau. Khi tập về, bạn thấy ăn uống, ngủ ngon, tay không bị sưng là hợp lý. Với đơn vị tập vật lý trị liệu, bệnh nhân cần chọn nơi có kinh nghiệm.
Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
- Xương chậm liền sau bó bột phải làm sao?
- Cách sơ cứu tại nhà khi bị té gãy xương
- Gãy xương - chấn thương thường gặp ở trẻ
Từ khóa » Bó Bột Tay Có đau Không
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Băng Bó Bột Và Nẹp Bột - Bệnh Viện FV
-
Dấu Hiệu Liền Xương Sau Bó Bột - Vinmec
-
Những Lưu ý đối Với Bệnh Nhân Sau Bó Bột điều Trị Gãy Xương, Chấn ...
-
Bó Bột: Khái Niệm, Quy Trình Thực Hiện Và Kết Quả • Hello Bacsi
-
Biến Chứng Bó Bột - Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM
-
Bó Bột Sau Gãy Xương Và Những điều Bạn Cần Lưu ý
-
Bó Bột - Cách Chăm Sóc Tại Nhà
-
Những Lưu ý đối Với Bệnh Nhân Sau Bó Bột điều Trị Gãy Xương, Trật ...
-
Tự Phát Hiện Tình Trạng, Bó Bột Càng Sớm Càng Tốt - Báo Tuổi Trẻ
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Những điều Cần Lưu ý Sau Khi Bó Bột
-
Bó Bột Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Và Những Lưu ý Sau Bó Bột
-
Tổng Quan Về Gãy Xương - Chấn Thương; Ngộ độc - MSD Manuals
-
Gãy Xương Bó Bột Và Những Biến Chứng Nguy Hiểm | TCI Hospital
-
ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh Hướng Dẫn: Chăm Sóc Sau Gãy Xương ...
-
Bác Sĩ Tư Vấn: Gãy Xương Mác Phải Bó Bột Bao Lâu Thì Lành? - Medlatec
-
Chăm Sóc Người Bệnh Bó Bộ - Health Việt Nam