Những điều Cần Tránh Khi ăn Rau Súp Lơ

Đối với cơ thể con người thì thành phần khoáng chất-vitamin của rất có ích bởi nó có tác dụng từ nhiều mặt: Kích thích các quá trình trao đổi chất và tham gia vào hoạt động tạo máu để củng cố hệ tim-mạch, cũng như các chức năng bảo vệ cơ thể. Vì thế, súp lơ không chỉ được coi là một món ăn dinh dưỡng quý giá mà còn là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể.

Ưu thế trong súp lơ là đường fructose và glucose rất tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường. Còn đối với những người có bệnh về hệ tim-mạch thì súp lơ cũng có ích bởi nó giúp đào thải những cholesterin “xấu” và củng cố mạch máu.

Hàm lượng axit tartric có trong súp lơ giúp phòng tránh chứng béo phì. Súp lơ, cũng như, súp lơ xanh được coi là thực đơn tốt có đặc tính phòng ngừa các bệnh ung thư. Có thể sử dụng súp lơ để điều trị chứng táo bón, các bệnh về gan và chứng chán ăn…

Dưới đây là một số lưu ý cần thiết khi chế biến súp lơ: Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.

Không cắt trước khi rửa

Súp lơ thường hay có những con sâu hoặc bọ nhỏ nằm lẫn ở bên trong, vì vậy không nên cắt nhỏ rau rồi mới rửa. Cần rửa trực tiếp dưới vòi nước, hoặc cẩn thận hơn, bạn có thể ngâm chúng trong nước muối 5-10 phút, nếu có sâu bọ sẽ dễ dàng loại bỏ trong nước.

Thời điểm chọn ăn súp lơ

Súp lơ xanh và súp lơ trắng đều rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần chọn thời điểm thích hợp để chọn rau cho đúng vụ. Súp lơ xanh ngon nhất là khoảng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10 trong khi súp lơ trắng lại được thu hoạch chủ yếu vào giữa tháng 12 đến giữa tháng 4 hàng năm. Bạn nên mua đúng loại súp lơ vào mùa chúng nở rộ để có được những cây súp lơ tươi ngon nhất.

Lưu ý, khi chọn mua bạn cần chọn cái bắp chắc, cứng, còn mềm nghĩa là đã héo.

Không chế biến ở nhiệt độ cao

Đối với súp lơ, bạn không nên nấu quá kỹ bởi sẽ làm mất nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm. Hơn nữa, khi nấu kỹ, rau sẽ chuyển sang màu vàng úa, trông không hấp dẫn.

Theo các chuyên gia, nếu chế biến súp lơ xanh ở nhiệt độ cao thì nhiều thành phần vitamin, đặc biệt là nhóm chất ngăn ngừa ung thư sẽ bị giảm, hoặc mất hết tác dụng.

Không ăn nhiều khi giai đoạn đầu bầu bí

Mặc dù súp lơ xanh có hàm lượng lớn vitamin C rất tốt cho bé nhưng nếu mẹ ăn súp lơ xanh hàng ngày, nhất là khi mới có thai có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Lý do là quá nhiều vitamin C cũng không tốt cho chị em trong quá trình mang thai. Cũng giống như súp lơ xanh, nếu ăn quá nhiều súp lơ trắng hàng ngày thì mẹ bầu cũng có nguy cơ sảy thai do hàm lượng lớn vitamin C có trong loại rau này rất cao.

Không ăn nhiều khi đau dạ dày

Súp lơ xanh là loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi ăn sống. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh trước khi ăn. Hoặc thay thế bằng các thực phẩm khác như cà rốt, khoai lang…

Không ăn khi bị bệnh gout

Súp lơ được xem như là loại thực phẩm tốt cho cơ thể với hàm lượng dinh dưỡng cao và cung cấp đủ nước. Tuy nhiên, súp lơ lại chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout.

Từ khóa » Công Dụng Trái Súp Lơ