Những điều Chưa Biết Về Chiếc Khăn Piêu Của Người Thái

  • Tin hoạt động
    • Địa phương, đơn vị
    • Ban Dân vận Trung ương
    • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước
  • Công tác dân vận của chính quyền
  • Quy chế dân chủ ở cơ sở
  • Điển hình dân vận khéo
  • Công tác Mặt trận và đoàn thể nhân dân
  • Công tác tôn giáo
  • Công tác dân tộc
  • Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài
  • Diễn đàn - Ý kiến
  • Khoa học - Nghiệp vụ
    • Khoa học dân vận
    • Nghiệp vụ dân vận
  • Văn bản mới
    • Ban Dân vận Trung ương
    • Đảng, Nhà nước
Thứ Hai, 2/12/2024

Văn hóa - Văn nghệ

Thứ Sáu, 4/5/2018 16:41'(GMT+7) Những điều chưa biết về chiếc khăn Piêu của người Thái

Chiếc khăn Piêu đội đầu là vật làm duyên của các cô gái dân tộc Thái ở Tây Bắc, nhưng bài hát ngợi ca về chiếc khăn Piêu lại khởi nguồn từ bài dân ca của anh con trai “đa tình” của dân tộc Cống Khao- dân tộc ở gần kề dân tộc Thái. Bởi lẽ, trong chiếc khăn Piêu có một môtip hoa văn gọi là “dây tình”.

"Dây tình” tiếng Thái gọi là “Xai peng” (xai là dây - peng là tình), dây tình “Xai peng” của người Thái cũng ví như dây Tơ hồng của người Việt. Đó là sự cụ thể hoá về hai chất nguyên khí của Po Me (bố mẹ) - chất đã “tạo ra” con người - người Thái. Hoa văn “Xai peng” được biểu tượng bằng hai sợi dây, nhưng được dứt ra từng đoạn như con bún, mà xoắn xuýt, chực muốn bện vào nhau như cuộn thừng.
Trong chiếc khăn Piêu có một môtip hoa văn gọi là “dây tình”.
Đây là biểu tượng mang yếu tố tâm linh do thầy mo bảo trợ: Nó là dây “Rồng”, dây “Tiên” (nòi giống), dây “bùa” hộ mệnh, dây của con tim, dây của tình cảm (xai chựa xai peng), dây trói buộc trái tim của đôi lứa (xai chưa kiệu, húa có nha mai). Người Thái trân trọng, yêu quý gìn giữ và nâng niu”Xai peng” thể hiện trên nhiều hình thái đa dạng và phong phú. Do đó, dây tình “Xai peng” trước hết là đặt tên cho một dòng dân ca lớn của dân tộc, gọi là “Khắp xai peng” (Hát tình yêu). Khắp xai peng là tiếng hát đầu cửa miệng, vang lên mọi lúc, mọi nơi của cả người già và lớp trẻ. Vì thế, làn điệu Khắp xai peng là cơ sở đặt nền móng cho nền âm nhạc cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc. Thứ hai, hoa văn Xai peng là hoa văn thổ cẩm, trang trí trên những đồ dùng, vật dụng của đời sống như: trên mặt chăn, riềm gối, đồ đan lát, đồ gỗ và trang trí trong nhà như: trên nóc đố, trên cửa chính, cửa sổ v.v... Nhưng đặc biệt và hay được nhắc đến hơn cả, đó là hoa văn Xai peng thêu trên khăn Piêu đội đầu của phụ nữ Thái, mang đầy đủ ý nghĩa và bản chất sâu xa của nó. Ý nghĩa của dây tình Xai peng là móc nối, đan xen, trao đổi tình cảm nhưng không hoà đồng giữa hai “chất” (trai gái). Ý niệm này được truyền nối trong tâm thức của từng thế hệ người Thái đến ngày nay và được thể hiện trong những hình thái khác nhau. Chẳng hạn ở lễ cưới, trong phòng hợp cẩn, cô dâu chú rể quỳ trước bà mối, bà mối tay trái cầm quả chuối, tay phải cầm nắm xôi, rồi chéo hai tay lại, nắm xôi trao cho chú rể, quả chuối trao cho cô dâu. Sự chéo hai tay của bà mối đó là tinh thần của dây tình Xai peng của họ.
Hoa văn “Xai peng” được biểu tượng bằng hai sợi dây, nhưng được dứt ra từng đoạn như con bún, mà xoắn xuýt, chực muốn bện vào nhau như cuộn thừng
Tinh thần dùng hai tay vắt chéo nhau làm biểu tượng trong lễ thành hôn này, ngày nay ở người Việt được biểu tượng bằng việc dùng chữ Cái tên cô dâu và chú rể viết “lồng” vào nhau làm biểu tượng trang trí trong phòng cưới. Đó là tâm thức về dây Tơ hồng của người Kinh. Kiểu chữ viết “lồng” này của người Kinh phải chăng tiềm tàng tính “vật chất” rõ nét về mối quan hệ của đôi uyên ương hơn chữ “song hỷ” của Trung Quốc. Trong khăn Piêu đội đầu của phụ nữ Thái, ở mỗi đầu khăn được trang trí bốn môtip hoa văn biểu tượng về sự sống trong vòng đời của mỗi con người. Đây là một nửa bên trái của một đầu khăn, tính từ trên xuống: (ô số 1) dây Xai khớ- kho nhiên liệu của sự sống, (ô số 2) dây tình Xai peng- Tơ hồng, (ô số 3 Kút piêu) ngọn lửa hình ảnh của sự sống được nối với dây Xai khớ kho nhiên liệu, (ô số 4) Ta leo- ý nghĩa như cây Nêu của người Kinh (ô số 5 hú Piêu) nằm ở ngoài góc khăn, (ô số 6 viền khăn) ngang và dọc, (ô số 7 dây Xai peng). Những hoa văn thêu trên khăn Piêu, được thiết kế trên những hình học: vuông hoặc chữ nhật, nằm ở hai đầu khăn. Do đó, khi đội, một đầu khăn trùm trên đỉnh đầu rủ xuống trán và một đầu khăn thả xuống sau lưng dưới gáy là những phần hở ngoài có trang trí hoa văn, còn đoạn giữa để nguyên vải chàm thô (xem lại hình 1). Ý nghĩa của dây tình Xai peng trên khăn Piêu, khi trao tặng khăn Piêu cho bạn gái cùng, hoặc khác dân tộc là sự trao đổi tình cảm, nghĩa là con người tôi luôn luôn trong tâm tưởng của bạn và ngược lại, hình ảnh của bạn như chiếc khăn Piêu luôn luôn bên tôi. Còn dây tình Xai peng thêu trên khăn Piêu đội đầu của cô gái, luôn được nâng niu như gìn giữ niềm trung trinh, tình yêu chung thuỷ của lứa đôi. Cô gái Thái đội khăn Piêu trên đầu càng xinh duyên thêm, và dây tình - Xai peng là chiếc “bùa” yêu, chất “men” tình rạo rực, gợi cho tâm hồn nàng luôn nghĩ đến lời hẹn ước với bạn tình: đón nhận và hiến dâng. Do tính chất của dây tình Xai peng trên khăn Piêu của cô gái Thái, nên khi chiếc khăn đánh rơi bay theo gió cuốn, chàng trai người Cống Khao “đa tình” nhặt được, tâm trạng anh ta xao xuyến bồi hồi, hai tay nâng chiếc khăn Piêu lên trước ngực, hình dung đến người đẹp, xúc cảm làm bài hát (dân ca) ngợi ca, gửi tình theo gió, may ra được người đẹp để ý tới... Từ bài dân ca một câu nhạc với chất liệu ban đầu đã hay, đạt độ cao của thẩm mỹ, tiếp đến lại được bút pháp của nhạc sĩ tài năng Doãn Nho chắp nối sáng tạo thêm, nên bài hát Chiếc khăn piêu cho đến nay, đó là bài hát được đông đảo khán giả yêu thích. Lời hát rằng (phỏng dịch) và đặt lời mới của Doãn Nho : Nghe con chim cúc cu Kìa nó hót lên một câu rằng Có một nàng ở trong rừng Tìm trong rừng ... ... Thôi người đừng tìm trong rừng Nát hoa rừng Khăn Piêu đây! Khăn Piêu đây thêu chỉ hồng Theo gió cuốn bay về đây Vương trên cây ! Ơ chị ơi ! Tới đây Nhận lấy chiếc khăn đẹp này .... Có phải chiếc khăn đây làm mối Nối duyên nhau thời tôi chờ...hú. Tiếng tôi vang rừng núi Sao không ai trả lời... Nhắn tin theo làn gió Khăn còn đây đợi người...A chi ơi! Dây tình Xai peng thêu trên khăn Piêu để cô gái đội lên đầu cất giữ, đó là biểu tượng của lứa đôi: Tình yêu nồng nàn và sự sống sôi động, như hai sợi dây tình quấn quýt “bện” lấy nhau mãi mãi, như đôi sam ôm nhau không bao giờ rời xa, cho đến ngày tuổi già, xế bóng khi qua đời thì dây tình xai peng mới chia lìa. Khi ấy, chiếc khăn Piêu được cắt làm đôi, mỗi người một nửa đặt vào quan tài, gối lên đầu, đem theo sang thế giới bên kia. Nếu cụ ông đi trước thì khăn Piêu được cắt một nửa mang đi, còn một nửa kia cụ bà để dành, gối đầu giường. Phong tục này ở người Thái ngày nay vẫn còn nguyên ý nghĩa của nó. Lời cuối, qua ý nghĩa của dây tình Xai peng còn gọi là dây “cuộn thừng” thêu trên khăn Piêu của phụ nữ người Thái ở Tây Bắc, để chúng ta có cơ sở hiểu được ý nghĩa của môtip hoa văn thổ cẩm này của người Việt được trang trí trên Hùng Linh (trống đồng) Ngọc Lũ.

Nguồn: thegioidisan.vn

  • Tweet
Tags:

Gửi cho bạn bè

Người gửi * Email * Người nhận * Email * Nội dung

Phản hồi

Ý kiến của bạn:(Không quá 1000 ký tự) Còn lại: 1000 ký tự

Thông tin người gửi phản hồi

  • Họ và tên *
  • Địa chỉ
  • Email *
  • Mã bảo vệ *

Các tin khác

  • Festival Huế mê hoặc khán giả

  • Độc đáo trang phục truyền thống của người La Hủ

  • Ý nghĩa lịch sử ngày giỗ Tổ Hùng Vương

  • Từ vũ điệu dâng trời đến văn hoá truyền thống của người Cơ Tu

  • Tết Thanh minh và ý nghĩa của việc tảo mộ
  • Nét đẹp văn hóa của ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của người Khmer
  • Vui lễ cúng mừng đầu lúa mới
  • Sừng trâu - Biểu tượng may mắn của người Dao đỏ
  • Người Dao ở Tả Phìn bảo tồn nghề chạm bạc truyền thống
  • Có một Chợ tình Tây Bắc trên Tây Nguyên
  • Những cung đường hoa cải
  • Ðiện Biên vào hội Hoa ban
  • Cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang
  • Phụ nữ - Những người lưu giữ văn hóa dân tộc

Mới cập nhật

  • Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024
  • Thái Bình: Dân vận khéo trong lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh
  • Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Ánh sao người lính” năm 2024
  • Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng
  • Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Video Clips

  • Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị phân công Trưởng Ban Dân vận Trung ương và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ngày 21/8/2024
  • Toàn cảnh Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 25-26/7/2024
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tầm vóc trí tuệ một con người

Xem nhiều nhất

  • Một số giải pháp thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới
  • Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
  • Những câu tục ngữ, ca dao hay về học tập, rèn luyện con người
  • Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
  • Ban Dân vận Trung ương tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ
  • Quy định số 49-QĐ/TW ngày 22/12/2021 của Bộ Chính trị về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Đôi nét về 54 dân tộc Việt Nam
  • Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc
  • Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
  • Quyết định số 89-QĐ/TW ngày 01/12/2022 của Ban Bí thư ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng của cấp ủy tỉnh và tương đương đến cơ sở

ALBUM ẢNH

  • Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị phân công Trưởng Ban Dân vận Trung ương
  • Một số hình ảnh về công tác cán bộ của Ban Dân vận Trung ương từ 1/2021 đến nay
  • Đại hội Đảng bộ cơ quan Ban Dân vận Trung ương lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025
  • Ban Dân vận Trung ương chúc mừng năm mới Canh Tý - 2020 các tôn giáo
Đặt làm trang chủ Điện thoại: 080 43347 - 080 44171 Lên đầu trang Trang chủ|Tin hoạt động|Công tác dân vận của chính quyền|Quy chế dân chủ ở cơ sở|Điển hình dân vận khéo|Công tác Mặt trận và đoàn thể nhân dân|Công tác tôn giáo|Công tác dân tộc|Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài|Khoa học - Nghiệp vụ|Diễn đàn - Ý kiến|Văn bản mới © Bản quyền thuộc về Tạp chí Dân Vận Tổng Biên tập : Phạm Thị Thanh Thủy Phó Tổng Biên tập: Phan Thanh Nam; Nguyễn Thị Bích Quyên Địa chỉ: 105B Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội Email: tapchidanvan@gmail.com Giấy phép số 60/GP-TTĐT ngày 08/05/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông Thiết kế : Acomm

Từ khóa » Chiếc Khăn Piêu Của Dân Tộc Thái Vùng Tây Bắc