NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐÀN NGUYỆT
Có thể bạn quan tâm
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐÀN NGUYỆT (phần 1 )
Đàn Nguyệt là nhạc khí dây gảy của dân tộc Việt còn gọi là đàn Kìm, đàn Vọng nguyệt cầm hoặc Quân tử cầm vì mặt đàn hình tròn như mặt trăng rằm nên gọi là đàn Nguyệt. Đàn Nguyệt với nhiều ngón kỹ thuật độc đáo như nhấn, luyến, vê…có nhiều khả năng độc tấu và hòa tấu. Đàn Nguyệt rất phổ biến từ Bắc đến Nam, dễ dàng sử dụng và hợp với tiếng nói của dân tộc.
Đàn Nguyệt là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn) khác với đàn Nguyệt của Trung Quốc, đàn Nguyệt Việt Nam có dọc đàn dài hơn và hàng phím cao. Đàn Nguyệt có 8 phím, sau này gắn thêm 2 phím là 10 phím theo hệ thống âm nhạc ngũ cung.
HÌNH THỨC CẤU TẠO
Thùng đàn: hình tròn dẹt, có đáy kín, mặt đàn không có lỗ thoát âm như đa số các loại đàn gảy khác, đường kính 36cm đến 66,7 cm (đàn Nguyệt Bắc) và 35cm (đàn Nguyệt Nam).
Đáy đàn và mặt đàn được làm bằng gỗ ngô đồng nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt đàn có một bộ phận để mắc dây đàn gọi là ngựa đàn hoặc yếm đàn. Bộ phận này được làm bằng gỗ trắc.
Đàn Nguyệt ( Nhạc Cụ Truyền Thống Thăng Long )
Thành đàn (hay còn gọi là hông đàn) được làm bằng gỗ trắc, có chiều cao khoảng 6,4 cm đến 7,7 cm (đàn Nguyệt Bắc) và 6,1 cm đến 6,3 cm (đàn Nguyệt Nam). Chiều dài đàn (được tính từ đầu đàn đến cuối đàn): đàn Nguyệt Bắc có chiều dài khoảng 104 cm đến 106 cm; còn chiều dài của đàn Nguyệt Nam khoảng từ 101cm đến 103 cm.
Phím đàn: Lúc đầu đàn có 8 phím (6 phím gắn trên cần đàn, 2 phím trên mặt đàn). Sau có mở rộng thêm đến 12 phím với số phím gắn trên cần đàn giữ nguyên (6 phím), số phím còn lại tùy theo ít nhiều sẽ được gắn trên mặt đàn (Hai cây đàn dẫn trên thuộc loại 9 phím và 11 phím). Các phím cao làm bằng tre già, được gắn cách xa nhau với khoảng cách không đều nhau để phù hợp với hệ thống thang ngũ cung, đầu đàn ngả về phía sau.
Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị trùng xuống.
Dây đàn: Trước đây, dây đàn được làm bằng tơ se, một to, một nhỏ nay thay bằng nilon. Dây to (dây trầm còn gọi là dây trong hay dây tồn); Dây nhỏ (dây cao gọi là dây ngoài hay dây tang). Tuy nhiên, để phù hợp với từng loại phong cách âm nhạc, đàn Nguyệt sẽ có 3 loại dây thường dùng là: dây to, dây nhỡ và dây nhỏ. Cụ thể là: bộ dây to dùng cho Hát văn có 2 loại với chỉ số 10 zem và 0,8 zem; 0.9 zem và 0,7 zem. Bộ dây nhỡ thường dùng trong Chèo và Ca Huế có chỉ số 0.8 zem và 0,6 zem. Bộ dây nhỏ dùng trong nhạc Tài tử-Cải lương có chỉ số 0,7 zem và 0,5 zem. Chiều dài của dây đàn tính từ đầu đàn đến ngựa đàn là 74,8 cm với đàn Bắc và 73,2cm với đàn Nam. Lối mắc dây thường 28 cách nhau một quãng 5 đúng hoặc quãng 4 đúng tùy theo giọng của từng bài, từng thể loại cho phù hợp. Ngoài ra còn có lối mắc dây theo quãng 8 đúng hoặc quãng 7 thứ.
Que đàn (móng gảy): được làm bằng sừng hoặc đồi mồi hoặc bằng nhựa. Ngày xưa các nghệ nhân gảy đàn bằng móng tay dài của mình. Ngoài ra là bộ phận được gọi là Cóc đàn (gắn ở đầu đàn) và Nhạn đàn (gắn trên mặt đàn) dùng để mắc dây. Như vậy, kích thước của cây đàn Nguyệt chỉ là tương đối, trong đó cây đàn Nguyệt Bắc bộ có hình dạng lớn hơn cây đàn Nguyệt Nam bộ (kể cả độ dài và độ dày của đàn). Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định đến âm sắc của mỗi cây đàn.
Các Lớp dậy Đàn nguyệt và Hát văn tại trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC
Từ khóa » Cách Gắn Phím đàn Nguyệt
-
Công Thức Gắn Phím đàn Nguyệt (đàn Kìm) - Đam
-
Cách Chia Phím Trên đàn Nguyệt | Facebook
-
CLB Đàn Nguyệt Việt Nam | Cách Chia Phím Trên đàn ... - Facebook
-
Hướng Dẫn Cách Gắn Phím Cho đàn Kìm (đàn Nguyệt)_Nhạc Cụ Nụ ...
-
Các Anh Chị Chơi đàn Chia Sẻ Giúp Em Về Cách Gắn Phím đàn Nguyệt
-
Phím đàn Nguyệt - Cửa Hàng Nhạc Cụ
-
Tự Học Đàn Nguyệt(Chỉnh Phím đàn Và Tên Nốt Nhạc) - YouTube
-
Tự Học đàn Nguyệt Nhanh Nhất Tại Nhà
-
Kỹ Thuật Chơi đàn Nguyệt
-
Đàn Nguyệt Miền Bắc 10 Phím - Nhạc Cụ Phong Vân
-
Cách Bảo Quản Đàn Nguyệt Tốt Nhất-07 Điều Bạn Cần Biết
-
Tổng Quan Về đàn Nguyệt | Mobile - TẠ THÂM
-
Cồ Huy Hùng. “Đàn Nguyệt Trong Một Số Phong Cách Nhạc Cổ Truyền ...
-
Cách Chơi Đàn Kìm - Cải Lương Việt Nam