Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Bệnh Sán Dây Bò (Taenia ...
Có thể bạn quan tâm
1. Sán dây bò là gì?
Sán dây bò (Taenia saginata) là một loài ký sinh trùng lưỡng tính, chúng kí sinh ở người dưới hai hình thức sán dây trưởng thành và dạng ấu trùng. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ gặp chủ yếu là sán dây trưởng thành, rất hiếm thấy người mắc bệnh ấu trùng sán dây. Con người là vật chủ chính, còn trâu/ bò chỉ là vật chủ phụ của chúng.
Sán dây bò (Taenia saginata) là một loại sán phổ biến tại Việt Nam
Khi người bệnh ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng sán dây chưa được nấu chín có thể ở dạng tái hoặc sống vắt chanh, thì nang ấu trùng vào ruột người, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang, đầu lộn ra ngoài bám vào thành ruột non và phát triển thành sán trưởng thành trong khoảng từ 8 đến 10 tuần.
Sau khoảng 10 tuần, những đốt sán già tự rụng khỏi thân sán trưởng thành theo phân bài tiết ra ngoài. Trong đốt sán có trứng sán, khi đốt phân hủy trứng sẽ được giải phóng ra và nếu trâu, bò ăn phải đốt sán vào ruột thì trứng sán nở ra ấu trùng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim, sau đó theo máu đi đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò mà dân ta thường gọi chúng là “gạo bò” (cysticercus bovis).
Hình ảnh những nang ấu trùng sán ký sinh ở khắp các bắp cơ của trâu/ bò, thường gọi là “Gạo bò” (Cysticercus bovis)
2. Bệnh sán dây bò có tác hại như thế nào đến sức khỏe con người?
Khi người bệnh nhiễm sán dây bò, nó sẽ phát triển và ký sinh tại ruột non. Ở đây, sán sẽ hút lấy các chất dinh dưỡng của cơ thể làm suy yếu cơ thể, nhờ có khả năng đề kháng với các men tiêu hóa protein có trong ruột non nên sán có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể người từ 20 đến 30 năm có thể đến 70 năm.
Đồng thời, sán dây trưởng thành sẽ gây ra những tổn thương tại ruột như viêm ruột, rối loạn tiêu hoá, đau bụng, đau chủ yếu ở vùng hồi tràng, đôi khi giống như đau ruột thừa.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị ỉa lỏng, cơ thể không hấp thụ được thức ăn dẫn đến gầy sút cân, ăn không ngon, thiếu máu nhẹ gây đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể.
Đặc biệt, khi đốt sán già rụng khỏi thân sán, các đốt sán rụng ra thành những đốt riêng biệt, có khả năng bò ra ngoài theo đường hậu môn gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt ở hậu môn. Hơn nữa, các đốt sán sau khi rụng ra, chúng có khả năng chuyển động nhờ những cơ rất khỏe trên thân đốt, nên chúng có thể bò lên người bệnh nhân hoặc bò khắp giường chiếu, nhà cửa khiến người bệnh cảm giác ghê rợn,thậm chí là sang chấn tâm lý.
Trường hợp người bệnh mắc số lượng sán lớn trong ruột có thể gây tắc ruột hoặc bán tắc một phần gây nguy hiểm cho người bệnh.
3. Bệnh phẩm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh sán dây bò là gì?
Trong chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm sán dây bò, xét nghiệm phân tìm đốt sán và trứng sán vẫn là tiêu chuẩn vàng để xác định bệnh nhân bị nhiễm bệnh.
Khi lấy phân để làm xét nghiệm, nên lấy những vị trí phân bất thường như đám nhầy máu, có hình ảnh các đốt sán hoặc những hình sinh vật bất thường.
Trong trường hợp bệnh nhân phát hiện thất các đốt sán bò trực tiếp trên giường chiếu, quần áo nhưng không biết là sinh vật gì. Khách hàng cũng có thể gửi trực tiếp mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm để xác định xem chúng là gì? Để từ đó có thể chẩn đoán bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Hình ảnh đốt sán rụng ra ngoài theo mẫu phân
Chú ý trường hợp nếu là trẻ nghi ngờ bị nhiễm bệnh, nên để trẻ đi vệ sinh vào bộ sạch, tránh phân bị dính nước, giấy vệ sinh,... Mẫu phân lấy xong, cần được cho vào lọ sạch, có nắp đậy chặt, kín.
Mẫu phân sau khi lấy xong cần được chuyển ngay đến phòng xét nghiệm Vi sinh. Trong trường hợp ở xa nơi xét nghiệm thì có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh trong 24 tiếng.
Xét nghiệm soi phân tìm sán dây bò dưới kính hiển vi.
4. Làm sao để phòng tránh bệnh sán dây bò?
+ Vệ sinh, ăn uống sạch sẽ, không ăn thịt đã bị nhiễm bệnh, bị hỏng, không ăn thịt bò, thịt trâu còn sống, tái chưa chín.
+ Ăn chín, uống sôi đảm bảo vệ sinh.
+ Vệ sinh giường chiếu, nhà cửa sạch sẽ.
+ Thực hiện tuyên truyền không được ăn thịt trâu/bò chưa được nấu chín dưới bất ký hình thức nào cho mọi người dân gần nơi mình sinh sống
+ Phát hiện bệnh thì nên đi khám và điều trị kịp thời để tiêu diệt mầm bệnh tránh lây lan cho cộng đồng.
+ Không phóng uế bừa bãi nơi công cộng, sử dụng hố xí tự hoại, không tưới rau bằng phân người chưa xử lý, kiểm soát trâu, bò vùng có dịch.
5. Thực hiện xét nghiệm phân tìm sán dây bò, nên thực hiện ở đâu?
Đối với người lớn, để lấy mẫu phân xét nghiệm tìm sán là việc khá đơn giản. Tuy nhiên đối với trẻ em, không phải thời điểm nào trẻ cũng có thể đi vệ sinh để lấy mẫu phân làm xét nghiệm.
Với bề dày kinh nghiệm trong lấy mẫu tận nhà và xét nghiệm MEDLATEC sẽ giải quyết nỗi lo này giúp bạn.
Khách hàng tin tưởng, đặt dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC.
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC vô cùng tiện ích và nhanh chóng, mọi trở ngại xa xôi, dù thời tiết xấu thì chỉ khi nào bạn hay trẻ trong gia đình bạn có dấu hiệu bất thường, muốn thực hiện xét nghiệm phân tìm sán dây bò, các bạn đều có thể gọi lên tổng đài 1900 565656 hoặc website: medlatec.vn để đặt lịch nhanh chóng.
Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm, tin tưởng về kết quả xét nghiệm vì phòng Vi sinh Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã đạt được chứng chỉ ISO 15189 về chất lượng xét nghiệm. Đội ngũ y bác sĩ và các chuyên gia đầu ngành sẽ tư vấn cho bạn ngay sau khi có kết quả.
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe gì, hãy liên hệ với chúng tôi. MEDLATEC - Dịch vụ tốt, Công nghệ cao lấy chất lượng xét nghiệm lên hàng đầu, sẽ luôn sẵn sàng chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình bạn.
Từ khóa » Nơi Kí Sinh Của Sán Dây Bò Trưởng Thành
-
Sán Dây Bò – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sán Dây Bò- Taenia Saginata - Health Việt Nam
-
Bệnh Sán Dây Bò (Taenia Saginata) - Viện Sốt Rét
-
Bệnh Sán Dây - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Sán Dây Bò Trú Ngụ Trong Nhiều Món "khoái Khẩu" | Vinmec
-
Bệnh Sán Dây Trưởng Thành Gây ảnh Hưởng Gì Tới Sức Khỏe? | Vinmec
-
Tổng Quan Về Các Bệnh Nhiễm Trùng Do Sán Dây - MSD Manuals
-
Bệnh Sán Dây Lây Nhiễm Cho Người Qua đường Nào? Dấu Hiệu ...
-
Bệnh Sán Dây Lây Nhiễm Cho Người Qua Các đường Nào?
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Sán Dải Heo
-
Phân Biệt Sán Dây Lợn Và Sán Dây Bò
-
Sán Chui Lên Não Là Loại Sán Gì?
-
Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Sán Lá Gan Và Cách Phòng Tránh