Những điều đặc Biệt Của Cách Mạng Tháng Tám - Báo Yên Bái
Có thể bạn quan tâm
- Chính trị +
- Xây dựng Đảng
- Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Yên Bái - Lào Cai hợp tác cùng phát triển
- Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
- Nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân
- Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV
- Kinh tế +
- Phòng chống thiên tai
- Giảm nghèo bền vững
- Cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi
- Ô tô - xe máy
- Vấn đề hôm nay
- Xã hội +
- Y tế
- Quảng cáo
- Giáo dục
- Pháp luật
- Cải cách hành chính
- Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7
- Giáo dục
- Pháp luật
- Thế giới +
- Chuyện bốn phương
- Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội
- Thể thao +
- Giải Việt dã Báo Yên Bái lần thứ XVII
- Euro 2024
- Đại hội TDTT tỉnh Yên Bái lần thứ IX
- Văn hóa +
- Ảnh
- Làm đẹp
- Du lịch - Lễ hội +
- Ẩm thực
- Tôn vinh “Nghệ thuật xòe Thái”
- Ảnh
- Biển đảo quê hương
- Quảng cáo
- Euro 2024
Chính trị
Hướng tới kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020)Những điều đặc biệt của Cách mạng Tháng Tám
- Cập nhật: Thứ hai, 17/8/2020 | 8:01:35 AM
YênBái - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã để lại bài học thành công trên các vấn đề rất căn bản và trọng yếu của một cuộc biến đổi chính trị, xã hội sâu sắc và triệt để.
Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ (Ảnh tư liệu). |
Đó là bài học về giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào; bài học về đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy cao nhất chủ nghĩa yêu nước, vì lợi ích quốc gia, dân tộc; bài học về kiên định mục tiêu chiến lược đồng thời khôn khéo về sách lược với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị của lãnh tụ và đội tiền phong lãnh đạo; bài học về xử lý đúng đắn tình thế và thời cơ cách mạng. Trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc, phát huy nhân tố con người, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chân thành, thật sự tin cậy, tập hợp và đoàn kết các lực lượng nhân sĩ, trí thức tham gia tích cực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Là thành viên của Mặt trận Việt Minh, Hội Văn hóa cứu quốc từ năm 1943 đã tập hợp đông đảo trí thức, các nhà hoạt động văn hóa hướng theo mục tiêu cách mạng về văn hóa và sẵn sàng tham gia vào cuộc cách mạng chính trị, đánh đổ chế độ phong kiến, thực dân để xây dựng chế độ mới tiến bộ. Được sự giúp đỡ của những người cộng sản, Đảng Dân chủ Việt Nam ra đời ngày 30/6/1944 tập hợp rộng rãi những trí thức yêu nước đấu tranh cho nền độc lập. Ở Nam Kỳ, tháng 5/1945, Xứ ủy (Tiền Phong) chủ trương lập tổ chức "Thanh niên tiền phong" do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo thanh niên, sinh viên. Nhóm Huỳnh, Mai, Lưu (Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước) có ảnh hưởng lớn với ca khúc "Lên đàng”. Ở Bắc Kỳ, trí thức văn nghệ sĩ có hoạt động rất sôi nổi. Văn Cao sáng tác "Tiến quân ca”, Nguyễn Đình Thi với ca khúc "Diệt phát xít” và trong ngày Hà Nội khởi nghĩa là sự hào hùng của ca khúc "19 tháng 8” của Xuân Anh. Đó là vũ khí đấu tranh có sức mạnh to lớn, độc đáo và sáng tạo. Đường lối của Đảng, chính sách của Mặt trận Việt Minh có sức cổ vũ và lan tỏa rộng rãi. Trong những ngày diễn ra Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lực lượng trí thức, thanh niên, sinh viên tham gia đông đảo, tích cực. Quốc dân Đại hội Tân Trào họp ngày 16/8/1945 với hơn 60 đại biểu của cả nước, trong đó có những đại biểu trí thức, nhân sĩ tiêu biểu. Ủy ban Giải phóng dân tộc được thành lập do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch trong đó có nhiều trí thức yêu nước tiêu biểu như Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Dương Đức Hiền, Trần Huy Liệu, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Đang. Cách mạng thành công, ngày 28/8/1945, tại Hà Nội, Ủy ban Giải phóng dân tộc từ Tân Trào trở thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuẩn bị cho lễ tuyên bố độc lập và ra mắt Chính phủ. Điều đặc biệt là một số đảng viên cộng sản trong đó có Tổng Bí thư Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã xin rút khỏi Chính phủ lâm thời để mời các nhân sĩ, trí thức tham gia Chính phủ. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đó là việc làm cao cả. Trong lịch sử thế giới, có những cuộc cách mạng đánh đổ chế độ phong kiến, đã xử tử hoặc bỏ tù vua, đàn áp những người của chế độ cũ. Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam có một điều đặc biệt là đã không diễn ra việc đó. Sau khi thoái vị (ngày 30/8/1945), cựu hoàng Bảo Đại (Vĩnh Thụy) được mời làm Cố vấn tối cao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại Hà Nội, Chính phủ đã tạo điều kiện tốt nhất để Cố vấn Vĩnh Thụy làm việc. Trong hoàn cảnh đất nước phải chống thù trong, giặc ngoài, kinh tế khó khăn, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đồng chí Lê Văn Hiến vào Huế thăm các thành viên của hoàng tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ mời cựu Hoàng hậu Nam Phương chuyển ra Hà Nội cùng Cố vấn Vĩnh Thụy. Bà đã cảm ơn và xin được ở lại Huế. Bà đã tích cực tham gia ủng hộ Chính phủ và chế độ mới. Một số vị quan của chế độ phong kiến tự nguyện, hăng hái tham gia vào bộ máy Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cụ Bùi Bằng Đoàn, sinh năm 1889, từng là Tri huyện, Tuần phủ và năm 1933 là Thượng thư Bộ hình. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, cụ là thành viên Ban Cố vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội khóa I và tháng 11/1946 là Trưởng ban Thường trực Quốc hội tới khi qua đời (1955)... Những điều đặc biệt của Cách mạng Tháng Tám và Nhà nước cách mạng do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, có thể còn nhiều người chưa biết hoặc chưa hiểu rõ. Đó là cuộc cách mạng đã dẫn tới ra đời Nhà nước cách mạng tiêu biểu cho sự đoàn kết hòa hợp dân tộc vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, của toàn dân. Cuộc Cách mạng Tháng Tám không chỉ thay đổi chế độ chính trị mà còn in dấu ấn sự ra đời của nền chính trị văn minh, đồng thời mang giá trị của chiều sâu văn hóa. Cuộc cách mạng đó là sự thống nhất không thể tách rời giữa lý tưởng, mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa yêu nước và lợi ích quốc gia, dân tộc chân chính. (Theo Nhân Dân)
Các tin khác
Điểm những sự kiện nổi bật Yên Bái tuần qua (10-16/8)
Hội nghị thực hiện quy trình về công tác nhân sự Đại hội Đảng/ Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái kính viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu/ Công bố các quyết định về công tác cán bộ/ Yên Bái khởi công các dự án lớn/ Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Yên Bái năm 2020... là những tin tức nổi bật trong tuần qua.
Yên Bái: Khởi công xây dựng Dự án Khu đô thị thương mại - du lịch Apec Golden Valley Mường Lò
Sáng 16/8, tại tổ dân phố số 7, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phối hợp với Tập đoàn APEC tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án Khu đô thị Thương mại du lịch Apec Golden Valley Mường Lò.
Điện, thư chia buồn về việc nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần
Lãnh đạo các nước, một số đảng chính trị đã gửi điện/thư chia buồn tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Lê Khả Phiêu khi được tin đồng chí từ trần.
Cách mạng tháng Tám ở Huế: Dấu chấm hết cho chế độ phong kiến
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Huế, góp phần quyết định thắng lợi trọn vẹn của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám trong cả nước.