Những điều Kỳ đặc Về Tổ Sư Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma

Vì sao Tổ Bồ Đề Đạt Ma bị mất một chiếc dép?

Đề cập về Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã có không ít Tổ thầy và các học giả nghiên cứu Thiền tông căn cứ vào lịch sử Phật giáo cũng như giai thoại và huyền nhiệm về Tổ đã dựng lên hình tượng và tính cách khác biệt của ngài đối với các sư Tổ Thiền tông mà chúng ta đã gặp qua lịch sử cũng như trong đời sống.

Những giai thoại và huyền nhiệm của Tổ Đạt Ma về pháp môn thiền nói chung, và Thiền tông nói riêng; qua hình tượng của ngài đã gây ấn tượng mạnh không chỉ cho các môn đồ Phật giáo mà còn mang nhiều giai thoại khó mai mờ về đời và đạo trong suốt 15 thế kỷ qua, bởi tính cách kỳ đặc có một không hai của ngài.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) sanh sau đức Phật nhập Niết bàn 1002 năm, ngài thọ 112 tuổi.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) sanh sau đức Phật nhập Niết bàn 1002 năm, ngài thọ 112 tuổi.

Với tính cách và hình tướng riêng có của ngài, thiết nghĩ không cần phải nói thêm, bởi trong mỗi chúng ta ai cũng có một hình ảnh Bồ Đề Đạt Ma hấp dẫn và khả kính không chỉ trong tâm thức, mà trong hầu hết các thiền đường cũng như các nơi tịnh thất Phật giáo tu thiền.

Như chúng ta đã nghiên cứu tìm hiểu, pháp môn thiền có đến 9 loại. Thiền tông là giáo ngoại biệt truyền (tâm truyền tâm); tức các Tổ thầy Bí mật truyền lại cho nhau có tính cách Huyền nhiệm chứ không phải cứ học mà được. Vậy ai là người truyền Bí mật thiền tông cho Bồ- Đề- Đạt- Ma? Trong bài viết trên trang vừa qua, chúng tôi đã đề cập tới Tổ Bát- Nhã- Đa- La (Prajnatara) Ngài là Tổ thiền tông đời (thứ 27) và chính ngài là Tổ đã truyền Bí mật Thiền tông cho Bồ- Đề- Đạt- Ma nối tiếp đời Tổ (thứ 28) của dòng thiền này đưa Thiền tông về phương Đông.

Như một Thiên cơ, Tổ Bát-Nhã-Đa-La (đời thứ 27) gặp Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma người (nối dòng 28); qua sự tiếp nối của dòng thiền giữa hai tổ với nhau ta thấy như một huyền nhiệm: Tưởng như  bất ngờ, nhưng chẳng phải vậy!? Chúng ta hãy cùng theo dõi cuộc gặp gỡ huyền nhiệm- huyền cơ này:

Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) sanh sau đức Phật nhập Niết bàn 1002 năm, ngài thọ 112 tuổi. Ở nước Nam Ấn, cha là Bồ Hương Chí - vua của nước này, mẹ là Hoàng hậu Chi Hương Phấn, Bồ Đề Đạt Ma là Hoàng tử thứ 3, bẩm chất rất thông minh và có tài hùng biện không ai qua ngài được.

Tại sao Thiền sư Thường Chiếu dám 'cãi' về Tổ Bồ Đề Đạt Ma?

Nhân ngày giỗ ông nội ngài, cha ngài có thỉnh Tổ Bát Nhã Đa La đến cúng dường. Nhờ vậy, ngài gặp được Tổ Bát Nhã Đa La. Tổ Đa La nghe ngài là người lý luận vô song, nên có thử tài trí của ngài. Tất cả những gì Tổ hỏi, ngài đều giải thông suốt. Tổ Bát Nhã Đa La hỏi ngài:

- Những việc trong sinh tử luân hồi ngươi có thích không?

Ngài trả lời:

Luân hồi là của thế gian,

Những thứ hèn ấy, không ràng được tôi.

Mong Thầy tiếp nhận thân tôi,

Tìm đường giải thoát, không còn trầm luân.

Tổ Bát Nhã Đa La nghe ngài trình 4 câu kệ, Tổ bằng lòng nhận ngài làm đệ tử, và nói với ngài:

- Nếu ngươi muốn theo ta tu đạo thiền, hãy xin Vua cha và Hoàng hậu, nếu hai vị đồng ý ta sẽ nhận.

Ngài liền trình xin Phụ vương và Hoàng hậu cho ngài theo Tổ học đạo Thiền tông, Phụ vương và Hoàng hậu bằng lòng nên ngài theo Tổ Bát Nhã Đa La từ lúc ấy

Ngài theo học với Tổ Bát Nhã Đa La được 7 năm, một hôm ngài đốn cây để làm nhà trù, cây vừa ngả vào vách đá phát ra tiến kêu lớn, bỗng thân tâm ngài như mất rất lâu, ngài hỏi Tổ:

- Khi con nghe tiếng cây ngả đập vào đá, con nghe rất xa xăm và thân tâm con dường như đã mất; đó là gì, xin Tổ giải thích cho con rõ?

Tổ liền nói với ngài:   

Con nghe vật lý chát tai,

Tiếng Nghe vật lý, theo hoài trầm luân.

Tánh Nghe thanh tịnh lại bừng,

Bừng vì vật lý đã dừng nơi con.

Nghe Tổ dạy 4 câu kệ, ngài biết mình đã giác ngộ Thiền tông, nên cố giữ tâm mình thanh tịnh dài lâu hơn, cách một tháng sau, làm nhà trù vừa xong, Tổ gọi ngài đến hỏi:

- Cánh cửa nhà trù này làm bằng gỗ gì?

Ngài chưa kịp trả lời, Tổ liền đóng cửa nhà trù thật mạnh, tiếng ầm của cánh cửa cũng làm chát tai ngài, ngài bị “chết đứng” lần thứ 2. Tổ biết ngài đã được “Rơi vào Bể tánh thanh tịnh Phật tánh”, nên cứ để ngài tự nhiên trong ấy. Khi ngài trở lại sống với vật lý tức (sức cuốn hút âm dương tam giới) bình thường, Tổ mới hỏi:

- Sao ta hỏi ông không trả lời?

Ngài Bồ Đề Đat Ma liền trình Tổ (Bát Nhã Đa La) bài kệ lục bát 52 câu như sau:

“Âm vang vật lý xé tan / Cái nghe vật lý chạy lang theo trần / Thầy đóng cánh cửa cái ầm / Tánh Nghe thanh tịnh, ầm ầm vang xa / Thì ra lời dạy Thích Ca / Ai nghe vật lý phải va luân hồi / Khi nghe thanh tịnh thì thôi /  Luân hồi nhiều kiếp, lìa rồi với ta / Rõ ràng lời dạy Thích Ca / Ở nơi Linh Thứu hiện ra nơi này / Con nhờ ân đức của Thầy / Đóng cửa thật mạnh con đây ngộ thiền / Thiền tông thật sự linh thiêng / Mà phải nhận liền cho được Tánh Nghe / Khi nghe phải thật sự nghe / Nghe trong thanh tịnh, tự nghe Tánh mình / Người tu thanh tịnh chứng minh / Nghe bằng chân Tánh, là mình đúng nghe / Tiếng nghe không bị lấp che / Là trong Phật Tánh, Tánh Nghe của mình / Thiền tông phải được chứng minh / Rơi vào Bể tánh, tự mình biết thôi / Người tu trình với Thầy thôi / Chỉ có vị ấy chứng lời của ta / Thiền tông của Phật Thích Ca / Dạy nơi Linh Thứu ngộ ra Tánh mình / Tánh mình kỳ đặc huyền linh / Nghe được thông suốt, Tánh mình ngộ ra / Ngộ ra lời dạy Thích Ca / Sống với Tánh ấy là qua luân hồi / Vào đây bị mất cái “Tôi” / Luân hồi nhiều kiếp là thôi với mình / Thiền tông quả thật diệu linh / Khi nghe thanh tịnh là mình rõ thông / Không cần tìm kiếm dụng công / Chỉ cần Thanh tịnh tự trong lòng mình / Tánh mình hết sức tuyệt linh / Nhận được chân Tánh tự mình biết thôi / Vì vậy Phật dạy chữ “Thôi” / Luân hồi nhiều kiếp là thôi với mình.

Hôm nay con kính xin trình / Con nhận căn Tánh, xin trình Thầy thông / Hiện tại con hết cầu mong / Vì đã giác ngộ “Tánh Không” cửa thiền / Xin Thầy chứng nhận con riêng / Đạt được pháp thiền của Phật Thích Ca / Từ nay con đã vượt qua / Luân hồi sinh tử đã xa con rồi / Cũng nhờ đức Phật dạy “Thôi” / Trầm luân sinh tử thôi rồi nơi con / Con xin thệ nguyện lòng son / Truyền môn Thiền học luôn còn thế gian.

Tổ Bát Nhã Đa La nghe ngài trình 52 câu kệ đạt được “Bí mật thiền tông” của mình, Tổ nói:

- Huyền ký mà Như Lai truyền đến đây, ông là vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 28. Trong Huyền ký Như Lai có dạy rõ như sau:

- Đến đời ông lãnh Tổ vị, Mạch nguồn Thiền tông phải chảy về phương Đông, ở nước lớn phương Đông có thêm 5 đời Tổ nữa, Mạch nguồn Thiền tông phải ẩn nơi đây một thời gian, sau đó sẽ chảy về phương Nam đến đất Rồng. Ở tại đất Rồng này có một vị vua nhận được Mạch nguồn Thiền tông, chính là “Phật Hoàng” tức “Vua Phật” là Tổ, sau đó tiếp theo vị vua này có thêm 2 đời Tổ nữa, rồi Mạch nguồn Thiền tông lại ẩn. Đến đời Mạt Thượng Pháp, Mạch nguồn Thiền tông này sẽ bùng phát tại đất Rồng. Và cũng từ đây, dòng Thiền tông tiếp tục khởi phát chảy đi khắp Năm châu.

Vậy, ông cùng ta vào Hoàng cung xin đức vua Bồ Đề Anh Đa cấp cho ông Công hàm và người tùy tùng cũng như thuyền (phương tiện) để ông đến phương Đông truyền pháp thiền tông này.

- Ngày sau, Tổ Bát Nhã Đa La và ngài vào Hoàng cung trình với đức vua (phụ vương) Bồ Đề Anh Đa sự việc mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni huyền ký cho ngài Bồ Đề Đạt Ma dẫn mạch nguồn Thiền tông về phương Đông. Đức vua và Hoàng hậu cũng như tất cả các quan và người trong Hoàng cung đều thấy tận mắt huyền ký của đức Phật, đức vua Anh Đa có nói như sau:

- Hôm nay, Trẫm tận mắt nhìn thấy lời huyền ký của đức Phật Thích Ca Mau Ni. Trẫm có 4 ý như sau:

1. Trẫm chấp thuận con Trẫm là Thái tử Bồ Đề Đạt Ma sang phương Đông truyền pháp môn Thiền tông mà Như Lai dạy nơi thế giới này.

2. Trẫm cung cấp cho Thái tử Đạt Ma 12 người theo Thái tử phụ giúp làm công việc này, cũng như lo cho Thái tử khi ở nước ngoài một mình.

3. Trẫm yêu cầu Tổ Bát Nhã Đa La, truyền “Bí mật thiền tông” này tại Hoàng Cung để Trẫm và Hoàng hậu, cũng như các quan, quân và những người trong Hoàng tộc chứng kiến. Trẫm sẽ thiết lập một “Đài Thiền Tông” nguy nga để kỷ niệm pháp môn Thiền tông học này từ giã nước Ấn.

4. Trẫm và Hoàng hậu cũng như nhiều người trong Hoàng tộc hiện theo đạo Bà La Môn. Ngày truyền “Bí mật thiền tông” cho Hoàng tử Bồ Đề Đạt Ma, cũng là ngày Trẫm, Hoàng hậu xin Quy Y Tam Bảo, Tổ đứng ra quy y cho Trẫm và Hoàng hậu. Còn việc xả giới đạo Bà La môn, ngày ấy do Đại giáo sĩ Uất Phương Thinh xả giới cho Trẫm.

Tổ Bát Nhã Đa La và ngài vừa nghe đức vua Bồ Đề Anh Đa đưa ra 4 ý như vậy. Tổ và ngài cũng như quan, quân và những người trong Hoàng tộc hết sức vui mừng.

Đúng 3 ngày sau là ngày Đản Sanh của đức Thích Ca Mâu Ni buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” và quy y cho Đức vua, Hoàng hậu và những người trong Hoàng tộc được thực hiện hết sức trang nghiêm.

Trước khi thực hiện buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” này, Tổ Bát Nhã Đa La có nói:

- Theo quy định của Như Lai về việc truyền “Bí mật Thiền tông” chỉ có vị nào giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” mới được tham dự. Nhưng vì buổi lễ hôm nay quá đặc biệt, nên ta xin phá quy định của Như Lai cho nhiều người tham dự, nhưng Bồ Đề Đath Ma khi ông nhận Tổ vị phải thực hiện đúng như lời dạy của Như Lai.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Thiền sư Thường Chiếu – Người có công giao nhập 3 dòng Thiền phái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XIII

Hoàng tử Bồ Đề Đạt Ma hứa với Tổ Bát Nhã Đa La:

- Kính bạch Thầy, con xin nghe lời đức Phật dạy và lời của Thầy.

Buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” do đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền đầu tiên theo lịch sử ghi lại có rất nhiều người tham dự. Còn hôm nay buổi lễ diễn ra truyền “Bí mật Thiền tông” lại là buổi lễ sau cùng tại nước Ấn cũng có số người tham dự rất đông. Có thể nói, đây là buổi lễ trang nghiêm thứ hai ở nước ấn đã diễn ra thật linh thiêng và huyền nhiệm:

Đúng 8 giờ sáng, tại lễ đài Thiền tông nơi Dại sảnh Hoàng Cung nước Nam Ấn, Đức vua, Hoàng hậu cũng như các quan, quân và những người có mặt đều quỳ gối trước Tôn Tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni để Tổ Bát Nhã Đa La tiến hành buổi lễ. Bắt đầu là lời khấn thưa trình của Tổ Bát Nhã Đa La như sau:

Nam Mô Giáo Chủ Ta Bà Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Hôm nay là ngày mồng 8 tháng 4 năm Bính Dần, kỷ niệm ngày Đản Sanh của đức Thế Tôn, chúng con có hành Đại lễ truyền “Bí mật Thiền tông” cho Hoàng tử Bồ Đề Đạt Ma con của đức vua Bồ Đề Anh Đa. Trước hết là lễ Dâng hương, sau đó là lễ truyền Thiền tông cho Bồ Đề Đạt Ma - nối dòng Tổ (thứ 28).

Khai lễ truyền Thiền tông: (với 52 câu kệ)

Thiền Hoa nở tại Linh Sơn / Pháp thiền cao quý, tuyệt hơn ngọc vàng / Trải qua khắp chốn trần gian / Đi qua khắp nước hiện an nơi này / Con hãy nghe dạy của Thầy / Tìm nhiều phương cách, thiền đây lưu truyền / Hôm nay họ Bồ có duyên (tức Bồ Đề Đạt Ma) / Nhận được nguồn thiền, chỉ riêng một mình / Ma ông biết được lặng thinh / Những việc trong Tánh, Phật làm mà thôi / Thầy nay, xác nhận phải rồi / Không theo luân hồi, vật lý phải xa / Tất cả những vị ngộ ra / Chính tâm Thanh tịnh Thích Ca lưu truyền / Hôm nay con có đại duyên / Nhận được Nguồn thiền của Phật Thích Ca / Theo như lời dạy Phật Đà / Hễ ai nhận được Thích Ca dạy thiền / Vị đó là người đủ duyên / Phải được truyền thiền để làm lòng tin / Tại nơi Hoàng cung hiển linh / Chính thức truyền thiền chứng nhận cho con / Con nên giữ lấy trong lòng / Thầy truyền Bồ Đề làm Tổ tiếp theo / Vượt qua bể khổ hiểm nghèo / Chỉ cần thanh tịnh, giầu nghèo màng chi / Con phải cố gắng truyền đi / Nhiều người hiểu được, thiền thì dài lâu / Thiền tông không cần nguyện cầu / Chỉ cần thanh tịnh, bể dâu không màng / Tâm mình thanh tịnh bình an / Vượt qua bể khổ để về nhà xưa / Thiền tông không cần sớm trưa / Chỉ cần thanh tịnh, không ưa Niết bàn / Được vậy, là được bình an / Luân hồi sinh tử, buộc ràng phải thôi / Con nay đã ngộ được rồi / Thầy cấp chứng nhận, ngộ rồi thiền Thanh / Con nay không phải đua tranh / Pháp thiền Thanh tịnh, dành người ngộ ra / Hôm nay, thay Phật Thích Ca / Chính thức truyền Pháp, Đạt Ma nhận thiền / Con phải cố gắng giữ riêng / Để về nhà cũ chỉ riêng từng người.

Buổi lễ hôm nay thật tươi / Người trong Hoàng tộc, vui cười chúc vang / Bồ Đề hai tám bình an (đời tổ 28) / Vì được Bát Nhã truyền sang pháp thiền / Thiền tông quả thật linh thiêng / Bồ Đề nhận thiền đem đến phương Đông / Nhiều người xứ ấy ngóng trông / Pháp thiền tuyệt quý, do con giữ gìn / Con nay nhận lấy, lặng thinh / Không thể nói được, tự mình biết thôi / Xuống thuyền vượt biển ra khơi / Khi gặp người muốn buông lời trình ra / Ở trong Huyền ký Thích Ca / Đã nói thật rõ, cao xa pháp thiền / Con đi mong được bình yên / Khi nào trao được, Pháp Thiền là xong.

Tổ Bát Nhã Đa La vừa đọc 52 câu kệ truyền Thiền tông cho ngài Bồ Đề Đạt Ma xong. Nhà vua và Hoàng hậu cũng như những người trong Hoàng tộc hết sức vui mừng, riêng đức vua Bồ Đề Anh Đa, đứng lên cám ơn Tổ Bát Nhã Đa La và đọc lên bài thơ 24 câu tiễn con và đoàn tùy tùng xuống thuyền về phương Đông như sau:

Thiền tông khởi đến phương Đông / Giúp người giác ngộ Thiền tông Phật truyền / Con đi mong được bình yên / Mau mau tìm người chuyển riêng pháp thiền / Mẹ Cha gần sắp quy Thiên / Con dẫn Nguồn thiền của Phật Thích Ca / Mẹ Cha nay tiễn con ra / Bến sông Nhật Quý, để ra biển trời / Cha Mẹ dạy con mấy nhời / Không được phụ lời của Đấng Từ Bi / Thiền tông Bí mật diệu kỳ / Phải truyền cho được người trì phương Đông / Dù cho gian khổ long đong / Cũng phải một lòng truyền thiền Thích Ca / Cha đọc Huyền ký hiểu ra / Lời dạy Phật Đà, sau rốt là con / Nước Ấn từ nay không còn / Pháp thiền Thanh tịnh không còn ở đây / Trước đi phải tạ ơn Thầy / Cũng là Cha Mẹ, tại đây xa lìa / Cha Mẹ sẽ về bên kia / Các con ở lại, truyền Thiền sâu xa / Con phải nghe lời Thích Ca / Làm tròn sứ mạng Mẹ Cha vui mừng.

Khi đức vua đọc 24 câu thơ, tiễn ngài (Bồ Đề Đạt Ma) dẫn Nguồn Thiền tông về phương Đông xong, ai ai cũng ngậm ngùi và khóc.

Tổ Đạt Ma dời xứ ấn về phương Đông:

Thực hiện huyền nhiệm của đức Phật và sứ mệnh Tổ thầy cũng như Phụ vương trao truyền, Bồ Đề Đạt Ma dời xứ Ấn về phương Đông. Nước lớn đầu tiên ngài tới là Trung Hoa một đất nước (Nho giáo) quân chủ tập quyền. Với giáo lý đạo Phật, bản chất từ bi và bình đẳng là thể tánh. Vậy, tại nước quân chủ tập quyền nho giáo này, ngài sống và ứng xử ra sao? Với huyền nhiệm và giai thoại của Bồ Đề Đạt Ma sử liệu Phật giáo đã nói tới khá đầy đủ về hành trạng của Tổ sư Thiền tông Đạt Ma đời (thứ 28). Ở đây chỉ xin nêu lại câu chuyện giữa Tổ Đạt Ma với vua Lương Võ Đế, bởi câu chuyện này liên quan mật thiết tới vấn đề Thiền tông mà cụ thể là vấn đề (công đức và phúc đức) theo Phật giáo.

Thực hiện huyền nhiệm của đức Phật và sứ mệnh Tổ thầy cũng như Phụ vương trao truyền, Bồ Đề Đạt Ma dời xứ Ấn về phương Đông.

Thực hiện huyền nhiệm của đức Phật và sứ mệnh Tổ thầy cũng như Phụ vương trao truyền, Bồ Đề Đạt Ma dời xứ Ấn về phương Đông.

Khi đến Trung Hoa, Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến gặp vua Lương Võ Đế. Trong lúc luận bàn về đạo lý, nhà vua hỏi:

“Trẫm một đời cất chùa, độ tăng, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có được công đức gì chăng?” Kiên định với “Yếu chỉ Thiền tông”, không thể làm đẹp lòng (lấy lòng) vua Lương Võ Đế; Tổ Đạt Ma đã trả lời một cách rõ ràng rằng: “Những việc làm ấy của vua thực không có công đức gì cả!”

Xung quanh vấn đề luận bàn về công đức và phúc đức theo giáo lý, đây là phạm trù rất trừu tượng, bởi nội hàm ranh giới của vấn đề này có nhiều cách kiến giải và luận bàn khác nhau (ở đây xin được tóm lược một số ý kiến) nhằm làm sáng tỏ vấn đề liên quan:

Có ý kiến cho rằng, vua Lương Võ Đế xây cất hàng trăm ngôi chùa, độ tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách nhiều vô kể như thế…mà Tổ Đạt Ma trả lời vua Lương Võ Đế là không có công đức vì rằng vua không hiểu giáo lý, tức mình không đích thân tạo ra “công” thực hiện việc làm đó, chỉ sai người khác làm, nên không có “công đức” gì cả; số đông ý kiến khác lại cho rằng, Tổ trả lời vua như vậy để “phá chấp”.

Còn TT. Thích Chân Tuệ trong bài viết “Vì sao vua Lương Võ Đế cả đời xây chùa, bố thí, cúng dương mà không có công đức” trên trang (phatgiao.org.vn) thì cho rằng (xin tóm lược): Vì những việc làm trên của vua (LVĐ) “chỉ là những việc “bên ngoài”, có ích lợi mọi người, những việc làm cầu phúc, nên gọi là phúc đức. Phúc đức có công năng giúp chúng ta giảm thiểu nghiệp chướng, tiêu trừ quả báo, để được tai qua nạn khỏi, để được may mắn và sung sướng trên đường đời, để bớt chướng ngại trên đường đạo, chứ không giúp chúng ta thoát khỏi vòng trầm luân sinh tử. Phúc đức có tính cách “hữu lậu” hay “hữu vi” nghĩa là con người hưởng phúc vẫn còn trong lục đạo. Khi hưởng hết phúc rồi thì bị đọa lạc để trả quả báo. Còn công đức là công phu tu tập “bên trong”, có ích lợi cho mình, nhờ hành trì theo lời Phật dạy trong kinh điển, luôn luôn niệm Phật, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định phát huy trí tuệ Bát nhã…công đức có tính “vô lậu” hay “vô vi” nghĩa là không còn trong lục đạo sinh tử luân hồi”

Theo người viết ý kiến của thầy Chân Tuệ vừa nêu, lý giải về mặt phúc đức và công đức có phần sát hợp với quan điểm Thiền tông.

Vậy quan điểm của Thiền tông như thế nào? Ở đây xin nhắc lại, dòng thiền tông mà chúng ta đang nhắc đến ở đây là “giáo ngoại biệt truyền” tức các Tổ nối dòng cho nhau không phải học mà được. Học thiền là nói tới các pháp thiền khác có tính thành tự trong tam giới. Còn pháp Thiền tông này, đức Thế Tôn dạy vào những năm cuối tức (4 năm sau) khi Ngài nhập diệt.

Trở lại vấn đề công đức và phước đức vừa nêu, vào thời sau đó, có người đem sự việc nói trên của vua Lương Võ Đế hỏi Lục Tổ Huệ Năng tức (Tổ chính tông của dòng thiền này) và được Lục Tổ dạy như sau: “Quả thực là không có công đức gì cả. Vua Lương Võ Đế vì không biết chánh pháp, nên lầm lẫn hai chữ ‘công đức’ và ‘phúc đức”.

Theo Thiền tông hay còn gọi là (Thanh tịnh thiền) không chấp trước vào việc thiền ngồi, thiền hành hay thiền quán tưởng chi hết, mà là thiền “biện tâm”. Sao gọi là thiền biện tâm? Hai từ biện tâm là sau này các nhà nghiên cứu thiền học và các học giả Phật giáo thấy phù hợp với (lý thuyết) của dòng thiền này thì đặt tên vậy. Chứ thật ra, Thiền tông phá tất cả chấp trước về hình tường. Cốt “biện tâm” để đi tới hiểu Pháp; giữ gìn sự Thanh tịnh của Chân tâm, cho nên mới gọi là Như Lai Thanh tịnh thiền, hay còn có tên khác là thiền Thanh tịnh. Và sau này Sơ Tổ Trần Nhân Tông ở nước ta nối dòng Thiền này, rồi thêm 2 đời Tổ nữa là Pháp Loa và Huyền Quang - sau đó thì dòng thiền này lại ẩn. Đây là dòng thiền nhập thế mà ta vẫn thường gọi là Thiền nhập thế Trúc lâm Yên Tử. Do Trần Nhân Tông tiếp nhận  và sáng lập dòng thiền này. Thế nên Sơ Tổ Trúc lâm trong bài Cư trần lạc đạo phú  (trường thiên-thể Nôm) khi kết bài phú này, với 4 câu kệ cuối tổng kết đã toát yếu được căn bản dòng Thiền này:

“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.

Trong nhà sẵn báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”.

Lục Tổ Huệ Năng và câu chuyện truyền y bát

(Có tài liệu nói dòng Thiền này tính cả (Trung Hoa 5 đời) chỉ có 33 đời Tổ. Nhưng thực tế có tài liệu lại cho rằng (Việt Nam có 3) và cả thảy là 36 Tổ thiền tông. Nếu đủ duyên chúng tôi sẽ đề cập về 3 Tổ tiếp theo).

Vậy người tu Thiền tông, tức tu Như Lai Thanh tịnh thiền, muốn được giải thoát là phải tạo công đức để đi vào Bể tánh thanh tịnh Phật tánh, thì số công đức này (biến thể) là Pháp thân thanh tịnh. Công đức thuộc phạm vi trí tuệ, ví dụ giúp người giác ngộ để họ thấy biết được cuộc đời là khổ trong sinh tử luân hồi và họ một lòng (nhất tâm) tu giải thoát. Việc làm giúp người như thế là mình có công đức. Khi có công đức thì tánh Phật trong con người của mình (đủ lớn) để trở về Bể tánh thanh tịnh Phật giới.

Còn phước đức là làm việc thiện lành thuộc bên ngoài có hình tướng như: bố thí, cúng dường, từ thiện v.v. là làm phước để hưởng phước (dương) hoặc phước (âm) do mình tạo ra thiện nghiệp vãng sinh. Vậy, phước đức theo nghiệp vẫn nằm trong luân hồi sinh tử trong tam giới, bởi vẫn chịu sự cuốn hút (vật lý) âm dương của trái đất và trong sự hoàn vũ.

Vậy người tu theo pháp môn Thiền tông cần phải hiểu biết: Tu là gì còn trong luân hồi; tu làm sao để ra ngoài sự cuốn hút của nhân quả? Phải hiểu Phật là gì? Tánh là gì? Tâm là gì? Phải học đúng (chính xác) những lời dạy của đức Phật và Tổ sư Thiền tông dạy về pháp môn này- đó là không (dụng công) chấp trước, phải nắm được các mối quan hệ của vũ trụ, nhân sinh trong thế giới này; đồng thời phải hiểu tánh Phật của mình là gì? Tánh người có mấy thứ và sự ràng buộc của nó? Tại sao luân hối-nhân quả và do đâu mà có? Muốn thoát ra ngoài nhân quả-luân hồi phải làm sao? …

Nếu ai sống với “cái tri” của Tánh Phật nơi chính mình, đồng thời biết tạo công đức và nắm được giáo lý phương tiện của Tổ sư truyền dạy thì người đó sẽ có đủ duyên để trở về Phật giới.

Tài liệu tham khảo:

- Thiền tông bản hạnh (Thiền sư Chân Nguyên).

- Bản đồ tu Phật – HT. Thích Thiện Hoa (Nxb. Tp.HCM).

- Thiền học đời Trần – Nhiều tác giả (Nxb- Tôn giáo 2003).

- Bài: Vì sao vua Lương Võ Đế cả đời xây chùa, bố thí, cúng dường mà không có công đức? - Tác giả TT. Thích Chân Tuệ (phatgiao.org.vn 30/12/2019).

Từ khóa » Tổ Sư Thiền