Những điều Mà Bạn Chưa Hiểu Hết Về Hoa Mai
Có thể bạn quan tâm
Hoa mai là 1 loài hoa vô cùng đặc biệt trong tâm trí người Việt Nam, đặc biệt là người dân Nam bộ. Vì đây là loài hoa không thể thiếu mỗi độ Tết đến xuân về. Hơn nữa, hoa mai cũng là 1 trong 4 tứ mộc “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”, nhằm chỉ những loại cây cao quý, thanh tao. Và trong bài viết sau đây, hoa tươi Hoàng Nga sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết nhất về loài hoa vô cùng đặc biệt này.
Nội dung chính- 1. Nguồn gốc - xuất xứ - lịch sử
- 2. Ý nghĩa của hoa mai
- 2.1.Tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý
- 2.2.Tượng trưng cho lòng chính trực, ngay thẳng
- 3. Công dụng của hoa mai
- 4. Dịp nào nên tặng hoa mai
- 5. Hoa mai hợp với mệnh nào
Nguồn gốc - xuất xứ - lịch sử
Cây mai là 1 loài thực vật, thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học là Ochna integerrima. Ngoài ra, nó còn được gọi là cây hoàng mai, là 1 loại cây rất được ưa thích trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam. Người ta vẫn chưa xác định được cây mai có từ bao giờ, chỉ biết rằng cách đây hơn 3000 năm, cây mai đã có ở Trung Quốc. Điều này đã được ghi chép trong các tích xưa.
Tại Việt Nam, loài cây này trước đây thường mọc nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, chủ yếu là mọc dại. Ngoài ra, nó cũng có mặt tại các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Đặc biệt, loài hoa này phát triển rất tốt tại các vùng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Mai có xuất xứ từ cây hoang dại. Do đó, nó có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt với khí hậu miền Nam. Thời gian sinh trưởng và phát triển của mai khá nhanh, có tuổi thọ cao. Nếu được chăm sóc tốt, cây sẽ cho ra nhiều hoa với màu sắc đẹp.
Người ta thường lặt lá mai vào cuối mùa Đông (tháng 1 – tháng 2 Dương lịch) để cây nở hoa đúng vào đầu mùa Xuân. Tuy nhiên, cũng có 1 số giống mai nở hoa quanh năm, ví dụ như mai Tứ Quý.
Ý nghĩa của hoa mai
Hoa mai là loài hoa vô cùng đặc biệt vì theo quan niệm của người Việt thì loài cây này có thể đem lại may mắn cho năm mới. Hoa mai có những ý nghĩa sau đây:
Tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý
Màu vàng rực rỡ của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho vàng bạc, cho sự giàu sang, phú quý. Vì lý do đó mà người ta thường để 1 chậu hoa mai trong nhà hoặc trước sân, với mong muốn một năm mới phát tài, no đủ. Và người ta cũng cho rằng, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới.
Tượng trưng cho lòng chính trực, ngay thẳng
Dáng mai đẹp là phải có bộ rễ cắm sâu vào lòng đất, vững vàng trước gió bão. Thân mai có trục thẳng đứng, vươn cao, cành lá tỏa ra xung quanh. Điều này tượng trưng cho phẩm chất ngay thẳng, cao quý. Do đó, mai là 1 trong 4 tứ mộc “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”, cũng bởi dáng vẻ thanh cao của nó.
Công dụng của hoa mai
Theo Tây y, trong hoa mai chứa nhiều tinh dầu như: borneol, cineole, benzyl alcohol, terpineol, linalool, indol… và 1 số chất như caroten, meratin, calycanthine,... Những thành phần này có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao… Ngoài ra, hoa mai còn có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, rất tốt cho cơ thể.
Theo y học cổ truyền, hoa mai thường được dùng để chữa các bệnh như hầu họng sưng đau, bỏng, chán ăn, lao hạch, chóng mặt, tức ngực,... Ít ai biết rằng, thời xưa, người ta vẫn sử dụng hoa mai như 1 vị thuốc để chữa bệnh. Sau đây là 1 số bài thuốc phổ biến từ hoa mai:
-
Chữa phong thấp khớp: Hoa mai trắng 9g, thố nhĩ phong 9g, thạch nam đằng 9g, đem ngâm với 200ml rượu, mỗi lần uống từ 30 - 50ml.
-
Chữa nấc: Hoa mai 5g, gừng tươi 3 lát, tai quả hồng 5 cái, gạo tẻ 100g. Đun lấy nước gừng tươi, rồi cho gạo vào nấu thành cháo, sau đó cho hoa mai vào, nấu cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày.
-
Chữa tăng huyết áp: Hoa mai trắng 3g, thảo quyết minh 10g. Đem ngâm với nước sôi, đậy trong bình kín, sau 15 phút thì uống thay nước trong ngày.
-
Chữa viêm da: Hoa mai 6g, ngâm cùng dầu lạc hoặc dầu vừng, sau 2 tuần thì lấy nước này bôi vào chỗ viêm mỗi ngày 2 lần.
-
Chữa viêm họng mãn tính: Hoa mai 6g, trà 20g, hoa dành dành 5g. Đem ngâm với nước sôi, ủ trong bình kín và uống như trà.
-
Chữa bệnh chán ăn: Hoa mai trắng 6g, 20g sơn tra khô, 15g đậu ván, trộn đều và chưng cách thủy. Uống lúc khi còn ấm, sau bữa tối khoảng 1 giờ đồng hồ.
-
Chữa viêm họng cấp tính: Hoa mai trắng 9g, huyền sâm 9g, bản lam căn 9g, đun sôi để nguội và uống như nước hàng ngày.
Dịp nào nên tặng hoa mai
Hoa mai là tượng trưng cho những gì đẹp đẽ thanh tao. Và đây cũng là loài hoa báo hiệu xuân về. Vì thế người ta thường tặng hoa mai vào dịp năm mới. Những người xa quê, chỉ có thể về nhà vào mỗi dịp Tết, thường đem theo 1 cành mai để trưng trên bàn thờ tổ tiên, như 1 cách tỏ lòng hiếu kính.
Đôi khi, người ta cũng thường bỏ 1 hoa mai vào phong bao lì xì để mừng tuổi người khác, như 1 lời chúc may mắn trong năm mới.
Hoa mai hợp với mệnh nào
Cây mai với thân nâu và màu hoa vàng rực rỡ hoàn toàn là những màu tương sinh với người mệnh Kim. Người thuộc mệnh Kim là người sinh vào những năm sau đây:
-
Nhâm Thân – 1992
-
Ất Mùi – 1955, 2015
-
Giáp Tý – 1984, 1924
-
Quý Dậu – 1993
-
Nhâm Dần – 1962, 2022
-
Ất Sửu – 1985, 1925
-
Canh Thìn – 2000
-
Quý Mão – 1963, 2023
-
Tân Tỵ – 2001
-
Canh Tuất – 1970, 2030
-
Giáp Ngọ – 1954, 2014
-
Tân Hợi – 1971, 2031
Do đó những người mệnh Kim nên đặt 1 chậu mai trong nhà hoặc trên bàn làm việc để giúp tăng vượng khí, vận may trong gia đình. Hơn thế nữa, nó còn giúp mang đến không gian sống sinh động, tươi mát cho gia chủ.
Ngoài ra, người mệnh kim hợp với các hướng Tây và Tây Bắc. Do đó, bạn nên đặt các chậu hoa, bình hoa mai hợp với hướng này để có được nhiều thuận lợi, may mắn trong cuộc sống.
Việc trưng bày cây cảnh đúng theo phong thủy sẽ giúp cuộc sống và công việc của bạn gặp nhiều điều tốt đẹp và thịnh vượng hơn. Ngoài ý nghĩa về phong thủy, việc trưng cây cảnh trong nhà còn giúp thanh lọc không khí, giúp không gian sống của bạn trong lành và tươi mới hơn.
Mai cũng là 1 loại cây dễ chăm sóc, thích hợp trồng trong nhà. Tuy nhiên, bạn cũng phải thường xuyên đem cây ra ngoài tắm nắng để cây có thể phát triển tươi tốt.
Khi tiết trời trở nên ấm áp hơn thì cũng là lúc mai vàng khoe sắc, báo hiệu 1 mùa xuân mới đã về. Từ bao lâu nay, hoa mai đã trở thành 1 biểu tượng cho ngày tết, báo hiệu những điều may mắn, thiện lành trong năm mới. Ngoài ý nghĩa thiêng liêng này, hoa mai còn có những công dụng đặc biệt khác mà ít người biết được. Hơn nữa, đây còn là 1 loại cây phong thủy được rất nhiều người ưa thích.
Hoa tươi Hoàng Nga hy vọng rằng, sau bài viết trên bạn đã hiểu hơn về loài hoa đặc biệt này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý nghĩa của hoa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhé.
Từ khóa » Cây Mai Nở 2 Lần
-
Mai Tứ Quý-còn Gọi Là Nhị độ Mai (Mai Nở 2 Lần) Giá 1 Cây Như Hình ...
-
Mai Nở Hai Lần | Xứ Nẫu
-
Nở Hoa 2 Lần Trong Năm - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Cách Kích Nụ Cho Cây Mai Nhanh Nở đúng Tết - Sfarm
-
Cây Hoa Mai Nở Hai Lần Trong Năm - YouTube
-
Hoa Mai Nở Trái Mùa Là điềm Gì, Tốt Hay Xấu?
-
Cách Chăm Sóc Mai Nở đúng Tết-cach Cham Soc Mai No Dung Tet
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Mai Ra Nhiều Hoa đúng Dịp Tết
-
Ý Nghĩa Hoa Mai Vàng, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mai
-
Cách Trang Trí Và Chăm Sóc Mai Vàng Ra Hoa đúng Tết
-
Cách Lặt Lá Mai Cho Mai Nở Hoa đúng Vụ - Niên Giám Nông Nghiệp
-
Cách Chăm Sóc Mai Trước Tết Hoa Nở Rộ đúng Dịp - Hoa Cúc Xanh
-
Đặc điểm Tạo Hình Và Thưởng Thức Hoa Nhất Chi Mai
-
Cây Mai Tứ Quý - - Rừng Hoa Quả - Freeship Hà Nội