Những điều Phụ Nữ Cần Biết Về Rubella Và Thai Kỳ

  • Tin Tức & Sự Kiện
  • Sức khỏe và đời sống
  • Những điều phụ nữ cần biết về Rubella và thai kỳ
Những điều phụ nữ cần biết về Rubella và thai kỳ 18/08/2020

Nhiễm Rubella trong thai kì, đặc biệt trong 3 tháng đầu, có nguy cơ gây ra những dị tật cho thai nhi như: tật Rubella bẩm sinh, sảy thai, nhiễm trùng bào thai, thai chậm tăng trưởng, thai chết lưu…

Những điều phụ nữ cần biết về Rubella và thai kỳ                                                          YS Võ Hiếu Nghĩa Khoa Chẩn đoán Mình đang làm tại phòng xét nghiệm của Bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương Hàng ngày nhiệm vụ của mình là trả kết quả xét nghiệm cho các chị mang thai. Mình nhận thấy đa số các chị khi đọc kết quả Rubella: IgM hoặc IgG dương tính đều lo lắng hiện rỏ trên nét mặt, thậm chí có chị đã khóc . Mình xin chia sẽ những kiến thức mình có được để các chị giảm bớt lo lắng nhé. Hình ảnh rubella bẩm sinh Nhiễm Rubella trong thai kì, đặc biệt trong 3 tháng đầu, có nguy cơ gây ra những dị tật cho thai nhi như: tật Rubella bẩm sinh, sảy thai, nhiễm trùng bào thai, thai chậm tăng trưởng, thai chết lưu…Vì thế khi đi khám thai các chị thường được cho làm xét nghiệm Rubella ở 3 tháng đầu thai kì. Sau đây là một số tình huống liên quan đến xét nghiệm Rubella trong khi mang thai.
  1. Kết quả xét nghiệm Rubella: IgM và IgG  đều âm tính, có nghĩa là thai phụ chưa từng bị nhiễm Rubella và cũng chưa có kháng thể kháng Rubella.
  2. Kết quả xét nghiệm Rubella: IgM và IgG đều  dương tính, thai phụ nên xét nghiệm lần 2 sau 1-2 tuần.
  •  Nếu xét nghiệm lần 2: IgM âm tính và IgG dương tính (với nồng độ tăng gấp đôi), có thể thai phụ mới bị nhiễm Rubella trong thai kì. Thai phụ cần được tư vấn khả năng Rubella bẩm sinh và kế hoạch theo dõi.
  • Nếu xét nghiệm lần 2: IgM dương tính thấp hơn so với lần 1 và IgG dương tính ( nhưng không tăng gấp đôi), thai phụ không cần lo lắng vì có thể IgM dương tính với lần tiêm ngừa hoặc dương tính chéo với siêu vi khác hoặc bị nhiễm Rubella thứ phát.
Hình ảnh thai phụ mắc rubella toàn phát  
  1. Kết quả xét nghiệm Rubella: IgM âm tính  và IgG dương tính
 Khi đó sẽ có những tình huống sau: Thai phụ đã tiêm vaccine Rubella hay bị nhiễm Rubella trước khi mang thai: thai phụ hoàn toàn yên tâm vì chị đã có kháng thể kháng Rubella.
  1. Kết quả xét nghiệm Rubella: IgM dương tínhIgG âm tính, thai phụ cần được theo dõi và làm lại xét nghiệm 1-2 tuần sau:
  • Nếu xét nghiệm lần 2: IgM âm tính và IgG dương tính hoặc IgM dương tính nhưng giảm xuống và IgG dươg tính, có nghĩa là thai phụ mới bị nhiễm Rubella trong lúc mang thai. Thai phụ cần đến BS tư vấn khả năng Rubella bẩm sinh để có hướng theo dõi cụ thể.
  • Nếu xét nghiệm lần 2: IgM dương tính (không thay đổi nhiều, vẫn thấp như trước) và IgG âm tính. thai phụ nên làm lại xét nghiệm lần 3. Trường hợp này có thể IgM dương tính chéo với những siêu vi khác.
Biến chứng thần kinh do rubella ở trẻ lớn Tóm lại xét nghiệm Rubella thường được thực hiện với két quả là hai thành phần IgM và IgG. Khi thấy kết quả dương tính không có nghĩa là bệnh và kết quả âm tính không có nghĩa là an toàn, cho nên các thai phụ cần gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể tình huống của mình, tránh những xử trí không thích hợp hoặc gây lo lắng trong lúc mang thai.   Tags sức khỏe và đời sống suc khoe va doi song Những điều phụ nữ cần biết về Rubella và thai kỳ nhung dieu phu nu can biet ve rubella va thai ky

Bài viết khác

  • XÉT NGHIỆM TRONG CHỈ ĐIỂM UNG THƯ VÚ
  • U XƠ - CƠ TỬ CUNG
  • LỢI ÍCH CỦA CẮT RỐN CHẬM VÀ DA KỀ DA
  • Phụ nữ mang thai có sử dụng nước muối natri clorid 0.9% được không ?
  • Phụ nữ mang thai có sử dụng nước muối natri clorid 0.9% được không ?
  • KHÁM THAI: CÁC XÉT NGHIỆM THỰC HIỆN THƯỜNG QUI
  • HẠ KALI MÁU: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
  • MÃN KINH SỚM
  • TẦM QUAN TRỌNG CỦA TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ
  • GIẢM ĐAU VÀ CHĂM SÓC SAU SINH MỔ
Sức khỏe và đời sống
  • Phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh như thế nào?
  • TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ, RƯỢU VÀ MA TÚY LÊN THAI.
  • Biểu đồ tăng trưởng
  • Xác nhận cho thai phụ di chuyển bằng đường hàng không
  • Tính tuổi thai
  • Quy trình khám và chẩn đoán nguyên nhân gây vô sinh nữ
  • Quy trình khám và chẩn đoán nguyên nhân gây vô sinh nam
  • Sự khác nhau giữa Văcxin Pentaxim và Quinvaxem
  • Các bước cần làm trong lần khám đầu tiên của một cặp vợ chồng hiếm muộn vô sinh
  • Lịch tiêm vaccine quivaxem-pentaxim-infanrix hexa
Các Khoa - Phòng Của Bệnh Viện
  • Ban Giám Đốc
  • Phòng Kế hoạch tổng hợp - Tổ chức - Tài vụ
  • Phòng Hành chính quản trị
  • Phòng Điều Dưỡng
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Khoa Chẩn đoán
  • Khoa Nhi
  • Khoa Hiếm muộn vô sinh
  • Khoa Phụ - KHHGĐ
  • Khoa Sanh
  • Khoa Hậu sản - Hậu phẫu
  • Khoa Cấp cứu - Phẫu thuật
  • Khoa Dược
  • Khoa Phòng Chống Nhiễm Khuẩn
  • Khoa Xét Nghiệm
  • Trang chủ
  • Lịch tiêm ngừa
  • KHOA HIẾM MUỘN - VÔ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NHI BÌNH DƯƠNG
  • Hỏi & Đáp
  • Bảng giá viện phí
  • Giới thiệu
  • Lịch làm việc
  • Dịch Vụ
  • Ban Giám Đốc
  • Đào tạo
  • Các Khoa - Phòng Của Bệnh Viện
  • Tin Tức & Sự Kiện
  • Dành cho khách hàng
  • Đăng ký khám bệnh
  • Liên hệ

Từ khóa » Chỉ Số Igm Là Gì