Tầm Quan Trọng Của Kháng Thể IgM Trong Hệ Thống Miễn Dịch

1. Giới thiệu chung của kháng thể IgM

IgM (Immunoglobulin M) là lớp kháng thể đầu tiên tiếp xúc với kháng nguyên có chức năng kích hoạt hệ thống miễn dịch bổ sung, thúc đẩy quá trình thực bào và trung hòa độc tố của mầm bệnh. IgM gồm 5 tiểu đơn vị giống hệt nhau, được sản xuất chủ yếu tại lách và tìm thấy nhiều nhất trong máu, ngoài ra còn có mặt trong dịch bạch huyết.

Cấu trúc IgM gồm 5 tiểu đơn vị giống hệt nhau

Cấu trúc IgM gồm 5 tiểu đơn vị giống hệt nhau

IgM cũng chịu trách nhiệm với sự hình thành các kháng thể tự nhiên (kháng thể nhóm máu ABO). Các IgM không qua được hàng rào nhau thai, vì vậy nồng độ globulin này ở trẻ mới đẻ rất thấp và dần tăng lên để đạt giá trị như người lớn khi trẻ được 1 tuổi. Ngoài ra, kháng thể IgM xuất hiện sớm khi có biểu hiện nhiễm trùng và thường tái xuất hiện với nồng độ thấp hơn nếu tiếp xúc nhiều hơn với kháng nguyên.

Hai đặc tính sinh học này của IgM khiến nó hữu ích trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm. Xét nghiệm thấy kháng thể IgM có trong huyết thanh của bệnh nhân cho thấy nhiễm trùng gần đây, hoặc trong huyết thanh của trẻ sơ sinh cho thấy nhiễm trùng tử cung (ví dụ hội chứng Rubella bẩm sinh).

Lượng kháng thể IgM bất thường có thể gây hại cho hệ miễn dịch

Cả hai mức độ thiếu hụt và tăng cao IgM đều gây hại cho sức khỏe vì chúng làm tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến nó bị nhiễm trùng nặng hơn.

Ví dụ, những người bị thiếu hụt IgM dễ bị nhiễm nấm, nhiễm trùng tái phát, viêm xoang, viêm phổi, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng và tiêu chảy. Trong khi nồng độ kháng thể IgM tăng cao dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa, các rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp mạn tính, số lượng tiểu cầu thấp, thiếu máu tan máu, suy giáp và bệnh thận, giảm bạch cầu, nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư hệ thần kinh nội tiết.

2. Xét nghiệm IgM được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm IgM được sử dụng để đo lượng kháng thể IgM trong máu.

Xét nghiệm IgM cũng được sử dụng để đánh giá hệ thống miễn dịch của một người và cũng để phát hiện và theo dõi sự dư thừa hoặc thiếu hụt của các nhóm Immunoglobulin khác nhau.

Xét nghiệm IgA, IgG và IgM thường được thực hiện cùng nhau để có được bức tranh rõ ràng hơn về chức năng miễn dịch của người đó và khả năng đáp ứng với các kháng nguyên.

Kết hợp xét nghiệm  IgA, IgG và IgM để đánh giá chức năng miễn dịch của cơ thể

Kết hợp xét nghiệm IgA, IgG và IgM để đánh giá chức năng miễn dịch của cơ thể

Xét nghiệm IgM được khuyến cáo nếu bệnh nhân có các triệu chứng sau đây:

+ Nhiễm trùng tái phát đường hô hấp như viêm xoang, viêm phổi.

+ Nhiễm trùng đường tiêu hóa.

+ Thiếu hụt IgM.

+ Nồng độ IgM tăng cao dẫn đến thiếu nồng độ IgG.

3. Cần chuẩn bị gì khi lấy bệnh phẩm?

Với xét nghiệm này, cán bộ lấy máu sẽ lấy một lượng máu tĩnh mạch của bạn đủ để phân tích và đựng máu vào ống máu chuyên dụng.

Bạn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào những xét nghiệm liên quan mà bác sĩ chỉ định.

Bạn có thể cũng được yêu cầu ngừng sử dụng một số loại thuốc nếu bác sĩ thấy chúng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

4. Ý nghĩa xét nghiệm IgM

Phạm vi bình thường của Immunoglobulin M có thể thay đổi và phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh.

Giá trị bình thường tính theo đơn vị mg/dL giữa các nhóm tuổi khác nhau như sau:

Người lớn: 40 - 230 mg/dL.

Trẻ em:

+ 0 - 1 tuổi: 0 - 145 mg/dL.

+ 1 -3 tuổi: 19 - 146 mg/dL.

+ 4 - 6 tuổi: 24 - 210 mg/dL.

+ 7 - 9 tuổi: 31 - 208 mg/dL.

+ 10 - 11 tuổi: 31 - 179 mg/dL.

+ 12 - 13 tuổi: 35 - 239 mg/dL.

+ 14 - 15 tuổi: 15 - 188 mg/dL.

+ 16 - 19 tuổi: 23 - 259 mg/dL.

Nồng độ kháng thể IgM tăng trong:

Do IgM là kháng thể xuất hiện đầu tiên khi xuất hiện nhiễm trùng nên nồng độ IgM tăng cho thấy cơ thể đang có nhiễm khuẩn, được thể hiện trong một số bệnh dưới đây:

- Bệnh đại globulin niệu Waldenstrom.

- Viêm gan siêu vi giai đoạn đầu.

- Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

- Bệnh viêm khớp dạng thấp.

- Bệnh thận (Hội chứng thận hư).

- Bệnh nhiễm ký sinh trùng.

- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây tăng IgM

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây tăng IgM

Nồng độ IgM giảm trong:

- Đa u tủy không phải IgM.

- Một số bệnh bạch cầu như: bệnh bạch cầu nguyên bào lympho mạn, rối loạn tăng sinh lympho bào.

- Một số bệnh miễn dịch di truyền

- Bệnh không có gammaglobulin máu.

5. Xét nghiệm kháng thể IgM ở đâu uy tín?

IgM là một xét nghiệm quan trọng giúp các bác sĩ đánh giá tình trạng nhiễm trùng hoặc tự miễn dịch di truyền của cơ thể. Nó cùng với xét nghiệm IgG, IgA cho ta cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống miễn dịch, từ đó bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh lý liên quan.

Vì vậy rất cần thiết, nếu bạn cần tiến hành xét nghiệm này, bạn hãy lựa chọn cho mình cơ sở y tế uy tín và đảm bảo chất lượng.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện có tiếng tại Hà Nội với Trung tâm Xét nghiệm được đánh giá đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn tay nghề cao và hệ thống máy móc y khoa hiện đại trên thế giới. Bệnh viện MEDLATEC là địa chỉ tin cậy mà bạn có thể tham khảo và chọn lựa khi có nhu cầu thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân.

Với phương châm “Dịch vụ tốt, công nghệ cao”, MEDLATEC sẽ mang lại sự hài lòng nhất cho bạn khi trải nghiệm dịch vụ tại đây. Bạn cũng có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu tại nhà với chi phí rẻ, chỉ 10.000đ, bạn sẽ được lấy bệnh phẩm ngay tại nhà làm xét nghiệm với thủ tục đặt lịch nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Đội ngũ cán bộ lấy mẫu tận nơi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Hãy gọi đến tổng đài 1900565656 của bệnh viện để đặt lịch lấy mẫu tại nhà hoặc có bất kỳ câu hỏi gì về các dịch vụ của chúng tôi.

Chúc bạn và gia đình có sức khỏe tốt!

Từ khóa » Chỉ Số Igm Là Gì