Những động Cơ Thường được Sử Dụng Cho Du Thuyền - James Boat

Du thuyền cũng giống như ô tô hay bất kỳ một sản phẩm nào khác phục vụ nhu cầu của con người vậy, du thuyền cũng có nhiều mẫu mã khác nhau để phù hợp vời cá tính và phong cách riêng của từng đối tượng khách hàng. Chính vì vậy mà hệ thống động lực cho những chiếc du thuyền cũng sẽ khác nhau rất lớn.

Theo thống kê của bản thân thì hiện nay trên thế giới có những hệ động lực cho du thuyền như sau:

1. Động cơ thủy gắn ngoài cho du thuyền (Outboard Engine)

Động cơ thủy gắn ngoài, tương ứng là những động cơ chạy xăng 4 thì và hiện nay đã xuất hiện thêm động cơ diesel 4 thì, còn loại 2 thì không thể sử dụng trên du thuyền vì tiếng ồn lớn, gây ô nhiễm cho môi trường. Ưu điểm là dễ lắp đặt và vận hành và bảo dưỡng, không gian lắp đặt không cần rộng, chính vì vậy những động cơ này rất phù hợp cho những du thuyền nhỏ, tốc độ cao. Dưới đây là những thương hiệu động cơ tiêu biếu nhất

Honda – Lịch sử của động cơ outboard 4 thì đồng nghĩa với lịch sử của động cơ outboard Honda.

Các bạn sẽ hỏi tại sao lại như vậy đúng không nào? Đúng vậy năm 1963 Honda cho ra mắt GB30 (máy thủy gắn ngoài 4 thì đầu tiên) vào thời điểm mà tất cả các động cơ outboard là 2 thì và động cơ 4 thì không được coi là khả thi vì có khuyết điểm lớn do máy cồng kềnh và tỉ lệ khối lượng nặng hơn so với công suất máy cùng loại ở động cơ 2 thì. Hiện tại, hơn 60% của tất cả các động cơ phía ngoài là loại 4 thì và động cơ cho du thuyền thì tỉ lệ phải lên đến 100%, Honda đã đi tiên phong trong việc phát triển và sản xuất động cơ 4 thì với tác động thấp đến môi trường dựa trên triết lý của người sáng lập Honda, “tàu thuyền không nên làm ô nhiễm vùng nước mà nó đi qua”

Dải sản phẩm của Honda gồm 20 models, từ BF2 2HP đến BF250 250HP. Tất cả chúng đều kết hợp nhiều công nghệ dựa trên các khái niệm về động cơ ngoài trời thân thiện với môi trường và con người, kinh tế và chất lượng cao.

OXE DIESEL – Động cơ thủy gắn ngoài chạy bằng diesel hàng đầu thế giới

Trên thế giới, mỗi loại động cơ thủy đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Năm 2012 với tầm nhìn cốt lõi là làm sao để tạo ra được những động cơ hội tụ mọi ưu điểm và loại bỏ những nhược điểm đó, các chuyên gia hàng đầu của Thụy Điển đã dày công nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm và kết quả là năm 2016 chiếc máy thủy gắn ngoài chạy bằng diesel OXE DIESEL đầu tiên được ra mắt.

OXE DIESEL đã làm được điều đó như thân thiện với môi trường hơn, mạnh mẽ và an toàn hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn đồng nghĩa phạm vi hoạt động xa hơn, hoạt động trong môi trường khắc nghiệt và nguy hiểm, và cuối cùng là dễ dàng bảo dưỡng hơn.

OXE DIESEL có dải công suất 125HP, 175HP, 200HP và 300HP tương ứng là tùy chọn 2 màu trắng (Kreta) hoặc đen

2. Động cơ thủy lắp đặt trong cho du thuyền (Inboard Engine)

Có rất nhiều sự lựa chọn động cơ inboard cho du thuyền, tuy nhiên phố biến nhất hiện nay là Volvo Penta, thương hiệu đến từ Thụy Điển. Tương ứng với động cơ Inboard là các hệ lái đẩy như sau:

  • Stern-drive: Động cơ đặt trong nối với hệ thống truyền động bên ngoài được đặt tại đuôi tàu
  • Shaft-line: Trục chân vịt truyền thống
  • IPS: Động cơ đặt trong nối với hệ thống truyền động đặt ngay phía dưới động cơ

Trong 3 hệ thống trên thì stern-drive chỉ sử dụng được trên những du thuyền cỡ nhỏ (12 -14m) vì công suất của động cơ và lực đầy không cao, nên nếu du thuyễn cỡ lớn hơn thì động cơ sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều và không đạt hiệu quả.

Du thuyền cranchi sử dụng Volvo Penta – stern drive

Shaft-line (trục chân vịt) là hệ thống truyền động động cơ du thuyền cỡ lớn, động cơ công suất cao, không gian buồng máy lớn thì đây là giải pháp tối ưu nhất cho du thuyền của bạn

Động cơ inboard với hệ trục chân vịt

IPS là hệ thống mới của Volvo Penta sáng chế và đang được ứng dụng rộng rãi trên du thuyền, hệ thống này có nhiều ưu điểm như tiêt kiệm nhiên liệu, tiết kiệm không gian hơn ( để có thêm nhiều không gian bố trí nội thất), êm ái hơn…tuy nhiên, IPS lại có một nhược điểm là phụ thuộc vào môi trường nước. Vì cơ cấu hoạt động của IPS là cánh quạt hướng về phía trước và động cơ sẽ hút nước vào tạo lực đẩy, do đó nếu môi trường nước không sạch thì động cơ sẽ dễ dàng hút các rác vào gây nên hư tổn cho động cơ.

Động cơ Volvo Penta IPS

Như phân tích ở trên, mỗi hệ động lực du thuyền có những ưu điểm và nhược điểm riêng, du thuyền nào thì cần loại động cơ ấy như ông bà ta có câu “nồi nào úp vung nấy” vậy.

Chúc các bạn chọn được loại động cơ phù hợp cho du thuyền của mình

Với công nghệ thay đổi từng ngày như hiện nay, tất cả những bằng sáng chế hay phát minh đều nhằm mục đích cuối cùng là phục vụ nhu cầu của con người, Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Sẽ còn rất nhiều các sản phẩm tuyệt vời đang nằm ở phía trước chờ chúng ta cùng tạo ra và khám phá chúng.

Công ty cổ phần công nghệ James Boat

Mail: info@jamesboat.vn

Website: http://jamesboat.vn

Động cơ du thuyền

Từ khóa » Thuyền Chạy Bằng Gì