NHỮNG GIA TỐC HÙNG MẠNH THỜI SENGOKU TẠI NHẬT BẢN

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 12 dòng họ thời Sengoku tại Nhật Bản nhé!

Họ Date – Sắc Thiên Thanh bất tử của Mutsu

date

 Họ Date được khai lập ở đầu thời Mạc Phủ Kamakura, bởi Tomomune Isa – hậu duệ đời thứ 16 của Uona Fujiwara (721-783). Tomomune ban đầu đến lập nghiệp ở vùng Isa thuộc tỉnh Hitachi (nay là Ibaraki) và đổi họ Isa. Về sau, do trợ giúp Yoritomo tiêu diệt họ Taira trong Chiến Tranh Genpei và trừ mối họa từ Anh hùng Yoshitsune Minamoto, nên Tomomune được ban thái ấp ở quận Date, thuộc tỉnh Mutsu (nay là Fukushima) và khai lập họ Date từ đây. Thời Nam Bắc Triều (1336-1392), họ Date chiến đấu cho Thiên Hoàng Go-Daigo chống lại Mạc Phủ Ashikaga. Sau khi Mạc Phủ Ashikaga thống nhất Nhật Bản, họ Date cùng các chư hầu đã ra sức bảo vệ lãnh địa của mình, và trở thành một trong những gia tộc thiện chiến nhất thời Sengoku, bất chấp danh tiếng thua kém so với những Nobunaga, Shingen, hay Kenshin đương thời. Khi Masamune lên thống lĩnh họ Date, Độc Nhãn Long đã tiến hành chinh phục và tiêu diệt hoàn toàn những lực lượng chống đối mình, qua đó hoàn thành việc thống nhất phương Bắc. Về sau, do những mâu thuẫn lợi ích với Hideyoshi, Độc Nhãn Long đã liên kết với Ieyasu Tokugawa – chủ nhân của Cực Đông Nhật Bản. Và đến năm 1600, Masamune đã đánh bại họ Uesugi tại Hasedo, giúp Ieyasu giành thắng lợi quyết định tại Sekigahara, và hoàn thành thống nhất Nhật Bản. Sau trận chiến này, Masamune đc thưởng hầu như toàn bộ lãnh địa chiếm đc từ họ Uesugi – nơi mà ngày nay là thành phố Sendai. Tuy nhiên, do chính Ieyasu cũng ko tin tưởng Masamune, nên Độc Nhãn Long phải nhận đẳng cấp Tozama (đẳng cấp này giành cho các Daimyo quy thuận Ieyasu sau Sekigahara, thấp hơn cấp Fudai giành cho các Daimyo trung thành tuyệt đối với họ Tokugawa). Trong những năm 60, 70 của thế kỉ XVII, họ Date ngày càng trở nên sa sút do sự lạm dụng quyền lực cũng như đời sống trụy lạc của những người đứng đầu gia tộc. Đỉnh điểm là vào năm 1671, khi họ Date bị cáo buộc quản lí lỏng lẻo lãnh địa, cũng như gây tình trạng bất ổn chính trị trong lãnh địa. Từ đó về sau, họ Date ngày một suy tàn và dần biến mất khỏi chính trường Nhật Bản.

Họ Ashikaga – Khởi đầu của tư tưởng bá quyền

ashikaga

Giống như các họ Tokugawa hay Takeda, họ Ashikaga cũng là hậu duệ của Thiên Hoàng Seiwa Genji (850-880), khởi nguồn từ Yoshiyasu Minamoto (?-1157) – cháu của Yoshiie Minamoto. Yoshiyasu đến lập nghiệp ở thị trấn Ashikaga thuộc tỉnh Tochigi ngày nay, và lấy tên vùng làm họ mới.

Đến cuối thời Mạc Phủ Kamakura, người đứng đầu gia tộc khi đó là Takauji Ashikaga đã chống lại mệnh lệnh của Mạc Chúa, quay sang ủng hộ Thiên Hoàng Go-daigo khôi phục quyền lực, dẫn đến cuộc Tân Chính Kemmu, qua đó lật đổ Mạc Phủ Kamakura và làm suy yếu Gia tộc Nhiếp Chính Houjou. Tuy nhiên, chính quyền của Thiên Hoàng Go-daigo ở Kyoto ko đủ năng lực và uy tín để trị vì thiên hạ, cùng với đó là những nỗ lực giành lại quyền Nhiếp Chính của họ Houjou, nên Takauji đã quyết định chiếm lấy Kamakura, tự phong là Chinh Di Đại Tướng Quân và xây dựng giang sơn riêng của mình, đây là khởi nguồn của thời Nam Bắc Triều (1336-1392), và họ Ashikaga được xem như những người đầu tiên khẳng định chủ nghĩa độc tài quân sự của Nhật Bản về sau.

Năm 1392, Chinh Di Đại Tướng Quân thứ 3 của Mạc Phủ Ashikaga là Yoshimitsu đã thống nhất Nhật Bản, với sự đầu hàng của Thiên Hoàng ở Nam Triều. Mạc Phủ Ashikaga tiếp tục trị vì Nhật Bản trong gần 200 năm tiếp theo, và tiềm ẩn những nguy cơ nội chiến, do quá phụ thuộc vào lòng trung thành của các Daimyo cát cứ nhiều nơi. Cuối cùng, Chiến Loạn Ounin xảy ra, và Mạc Phủ Ashikaga trở nên suy yếu trầm trọng, ko còn khả năng kiểm soát tình hình đất nước dc nữa. Đến đời Shogun 15 Yoshiaki, ông đã trở thành Shogun bù nhìn để hợp pháp hóa các hành động quân sự của Nobunaga Oda ở Owari. Họ Ashikaga coi như mất đi vị thế trên vũ đài chính trị của Nhật Bản.

Họ này sau đó đã sống sót qua thế kỉ XVI và trở thành một Daimyo nhỏ ở Kitsuregawa – nay là quận Shioya của tỉnh Tochigi

Họ Tokugawa – hào quang vĩnh hằng của Mikawa

TOKUGAWA

Họ Tokugawa là hậu duệ của Thiên Hoàng Seiwa Genji (850-880) thuộc họ Minamoto, hình thành từ chi Nitta của gia tộc. Người khai lập chi Nitta là Yoshishige Minamoto – cháu nội của Yoshiie Minamoto (là anh trai của Yoshimitsu Minamoto – người khai lập họ Takeda). Yoshishige cùng Yoritomo tiêu diệt họ Taira trong Chiến Tranh Genpei, và khai lập Mạc Phủ Kamakura. Về sau, con trai thứ 4 của Yoshishige là Yoshisue đến định cư ở vùng Tokugawa, thuộc tỉnh Kozuke và lấy tên vùng làm họ mới.

Họ Tokugawa trải qua 8 đời tồn tại, trước khi chi Nitta bị tiêu diệt bởi Mạc Phủ Ashikaga. Hậu duệ 8 đời của gia tộc là Chikauji Tokugawa sau đó đến tỉnh Mikawa lập nghiệp, và con trai ông sau đó lấy họ mới Matsudaira.

Ieyasu là cháu 7 đời của họ Matsudaira, và sau khi trải qua thời niên thiếu đầy nguy hiểm, ông lấy lại họ Tokugawa ở tuổi trưởng thành. Với tài trí và sự nhẫn nại cao của mình, Ieyasu đã từng bước giành lấy quyền lực tối cao, và sau thắng lợi quyết định tại Sekigahara năm 1600, ông đã hoàn thành thống nhất Nhật Bản.

Năm 1603, Ieyasu nhận tước Chinh Di Đại Tướng Quân, chính thức khai lập Mạc Phủ Tokugawa kéo dài hơn 260 năm, với 15 đời Mạc Chúa trị vì. Đến năm 1868, trong cuộc Minh Trị Duy Tân, trước sức ép của các Daimyo phía Tây ủng hộ việc khôi phục quyền lực cho Thiên Hoàng, Mạc Chúa cuối cùng của chế độ này đã thoái vị, qua đó đánh dấu hồi kết của Mạc Phủ Tokugawa.

Hiện nay hậu nhân của Gia tộc là ông Tsunenari Tokugawa – một nhà kinh tế học nổi tiếng của Nhật Bản, và là chủ nhân của Tổ Chức phi lợi nhuận Tokugawa Foundation.

Họ Oda – Quyền lực hắc ám xứ Owari

ODA

Dưới thời Nobunaga Oda, họ này tuyên bố mình là hậu duệ của Chikazane Taira – cháu nội của Shigemori Taira (1138-1179). Chikazane đến định cư ở vùng Oda thuộc tỉnh Echizen và lấy tên vùng làm họ mới. Các đời con cháu ông về sau theo phục vụ các quan lớn trong vùng, và dc ban thái ấp ở thành Inuyama năm 1435 bởi họ Shiba – Thủ Hộ của vùng khi đó.

Năm 1452, sau khi Thủ Hộ Yoshitake Shiba mất, các chư hầu của họ này bắt đầu gia tăng ảnh hưởng của mình, trong đó họ Oda và họ Asakura là 2 họ mạnh nhất. Đến năm 1475, họ Oda chiếm phần lớn lãnh địa của Owari, và đến đời Nobunaga, Quỷ Vương đã cho trục xuất Thủ Hộ hợp pháp là Yoshikane Shiba khỏi vùng, qua đó giành quyền thống lĩnh nơi này.

Với tài thao lược và bản tính điên khùng của mình, Nobunaga tiến hành tham vọng “thiên hạ bố võ”, bằng việc tấn công, chinh phục và tiêu diệt hầu hết các thế lực chống đối. Lần lượt các họ Imagawa, Takeda, Azai và Asakura cũng như các lực lượng tôn giáo lớn khác đều bị tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên, năm 1582, khi cuộc chinh phục thiên hạ còn dang dở, Nobunaga đã bị Mitsuhide Akechi giết hại trong Sự biến Honno-ji, điều đó đã tạo cơ hội cho Hideyoshi Toyotomi – gia thần tài năng nhất của Quỷ Vương – nổi lên giành lấy quyền lực và trở thành người thống nhất hoàn toàn Nhật Bản về sau.

Tuy nhiên, họ Oda ko bị diệt vong, thay vào đó, họ này vẫn tồn tại như những gia tộc vừa và nhỏ. Các nhánh của gia tộc làm chủ một số lãnh địa ở phương Bắc Nhật Bản trong thời Edo, rồi thành lập Liên Minh Phương Bắc tại phiên Tendo, thuộc tỉnh Mutsu.

Ngày nay, các con cháu của họ Oda đang sinh sống chủ yếu ở phía Nam và Tây Nam Nhật Bản.

Họ Ii – dòng dõi võ tướng cao quý xứ Tōtōmi

li

Họ Ii là chủ nhân của tỉnh Tōtōmi, và tuyên bố mình là hậu duệ của họ Fujiwara. Cụ thể, họ này nhận là hậu duệ của Tomoyasu Fujiwara – cháu 6 đời của Fuyutsugu Fujiwara (775-826). Tomoyasu đến định cư ở thung lũng Ii ở Tōtōmi và khai sinh gia tộc này.

Trong thời Nam – Bắc Triều (1336-1392), họ Ii đứng về phe Nam Triều do Thiên Hoàng Go-Daigo đứng đầu chống lại Bắc Triều do Shogun Takauji Ashikaga lãnh đạo, và sau đó bị mất đi nhiều lợi ích về tay họ Imagawa. Đến đầu thời Sengoku, họ Ii đã công khai chiến đấu chống lại họ Imagawa, nhưng thất bại và phải chịu làm chư hầu. Tuy nhiên, sau khi Nobunaga tiêu diệt Yoshimoto Imagawa, họ Ii đã nhanh chóng vùng lên lật đổ họ Imagawa, và kết đồng minh với họ Tokugawa của Ieyasu.

Về sau, người đứng đầu gia tộc là Naomasa Ii trở thành 1 trong Tứ Đại Thiên Vương của Ieyasu và lập công lớn trong trận Sekigahara năm 1600, qua đó giúp Ieyasu thống nhất Nhật Bản. Họ Ii dc ban thái ấp ở Kohane, và dc giữ những chức vụ cao cấp trong triều đình, mà đỉnh cao là Naosuke Ii (1815-1860) dc bổ nhiệm làm Nguyên Lão. Tuy nhiên, sau khi Naosuke bị ám sát trong cuộc Thanh Trừng Ansei, họ Ii đã bị mất đi quyền lực chính trị của mình cùng sự sụp đổ của Mạc Phủ.

Hiện nay hậu nhân của gia tộc đang là Naotake Ii

Họ Hậu Houjou – Bức tường vĩnh cửu của Kanto

hau houjou

Họ Hậu Houjou dc bắt nguồn từ một nhân vật vô danh tên Shinkuro Ise – vốn xuất thân là chú tiểu trong một ngôi chùa ở Kyoto. Trong Chiến Loạn Ounin (cột mốc bắt đầu thời Sengoku), Shinkuro đến Suruga lánh nạn ở họ Imagawa, và sau một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ họ này, Shinkuro đổi tên thành Nagauji, và giành lấy tầm ảnh hưởng lớn trong họ Imagawa.

Năm 1493, nhân nội bộ của tỉnh Izu láng giềng lục đục, Nagauji Ise nhanh chóng chinh phục tỉnh này, và thừa cơ tạo lập giang sơn riêng cho mình. Ông đã cho con trai mình là Ujitsuna cưới con cháu của họ Houjou và đổi sang họ này để tăng danh tiếng của gia tộc mình (trong lịch sử, họ Houjou là Nhiếp Chính Quan của Mạc Phủ Kamakura, và ngày nay các sử sách đều gọi gia tộc của Nagauji là họ Hậu Houjou để phân biệt với họ Houjou cũ).

Họ Hậu Houjou về sau chinh phục dc thêm 2 vị trí rất quan trọng là tỉnh Sagami và nhất là Thành Odawara – thành trì kiên cố bậc nhất thời Sengoku thời điểm đó. Đến đời con trai của Ujitsuna là Ujiyasu, họ này tiến vào Kanto và đánh bật họ Uesugi ra khỏi đây, qua đó tạo thế “Chân Vạc” với họ Takeda ở tỉnh Kai và Kenshin ở Echigo.

Kể từ thời kì của Ujitsuna về sau, họ Hậu Houjou đã biến Thành Odawara thành một trung tâm kinh tế, văn hóa số một của Kanto, đồng thời là một pháo đài vững chắc. Dựa vào lợi thế thành cao hào sâu của mình, họ Hậu Houjou đã làm các đối thủ không thể đánh thành dc, và phải chịu rút lui vì cạn lương thực (cả Kenshin và Shingen cũng thất bại trong việc chinh phục thành này). Tuy nhiên, năm 1590, trong cuộc chinh phục Kanto, Hideyoshi đã hạ được Thành Odawara sau 3 tháng vây hãm, qua đó xóa sổ hoàn toàn họ Hậu Houjou. Daimyo cuối cùng của gia tộc là Ujinao bị lưu đày đến núi Kouya và mất ở đây. Từ đó về sau, họ Hậu Houjou coi như mất vị thế chính trị của mình, và tồn tại như một gia tộc nhỏ trong lịch sử.

Một thành viên khác của họ Hậu Houjou là Ujihide về sau cùng với Kagekatsu Uesugi trở thành nghĩa tử của Kenshin với tên mới là Kagetora Uesugi. Nhưng cuối cùng người này thất bại trong cuộc tranh giành quyền lực với Kagekatsu, và phải tự vẫn.

Họ Uesugi – hơi thở của Rồng xứ Echigo

uesugu

Họ Uesugi là hậu duệ của họ Fujiwara, với người sáng lập là Shigefusa Kanjuuji – hậu duệ đời 13 của Thái Chính Đại Thần Yoshikado Fujiwara (sống ở thế kỉ IX, ông là người đầu tiên đổi họ Kanjuuji). Trong thế kỉ XIII, Shigefusa định cư ở vùng Uesugi thuộc tỉnh Tango, và lấy tên vùng làm họ mới của mình. Cháu gái ông về sau là thân mẫu của Takauji Ashikaga – Shogun đầu tiên của Mạc Phủ Ashikaga, còn các cháu trai của ông về sau đứng đầu 3 nhánh lớn của gia tộc, gồm: Ougigayatsu, Inukake và Yamanouchi, và nhanh chóng khẳng định quyền lực ở Kanto, khi các thành viên thay nhau giữ chức Quản Lĩnh của vùng.

Trải qua 2 thế kỉ tiếp theo củng cố vị thế, 3 nhánh của họ Uesugi bắt đầu tranh giành quyền lực. Đến năm 1477, nhánh Inukake tiêu vong, trong khi 2 nhánh còn lại tạo dựng phe cánh của mình. Nhánh Ougigayatsu có đồng minh là họ Outa, trong khi nhánh Yamanouchi có đồng minh là Tamekage Nagao – đốc quân của Echigo (chính là cha ruột của Kenshin).

trong những năm 1530, họ Hậu Houjou bắt đầu chinh phục Kanto, buộc 2 nhánh của họ Uesugi liên kết lại đối phó. Tuy nhiên cuối cùng họ đã thất bại, và chỉ còn Norimasa Uesugi của nhánh Yamanouchi sống sót. Người này sau đó dc Kagetora Nagao giúp đỡ, và trước khi mất, Norimasa đã thu nhận Kagetora làm nghĩa tử. Kagetora về sau trở thành Kenshin – Thần Long của Echigo.

Sau khi Kenshin về trời, người con nuôi của ông là Kagekatsu Uesugi đã giành lấy quyền lực gia tộc, và tham gia hội Ngũ Nguyên Lão của Hideyoshi. Tuy nhiên, sau khi Thiết Quyền Vương nằm xuống, Ieyasu đã giành lấy quyền lực sau khi chiến thắng trong trận Sekigahara năm 1600. Dù ko trực tiếp tham chiến tại đây, nhưng vì chống đối Ieyasu, nên Kagekatsu bị mất nhiều quyền lợi, và phải chuyển đến Yonezawa ở phía Bắc Nhật Bản.

Trong thời Edo, họ Uesugi gần như ko bị ảnh hưởng bởi Mạc Phủ, họ duy trì ổn định nền kinh tế nông nghiệp rất sầm uất. Đến thế kỉ XVIII, vùng Yonezawa bắt đầu sa sút, và đến cuộc Minh Trị Duy Tân, họ Uesugi cũng như các gia tộc khác đều ko còn là Quý Tộc phong kiến hay Samurai nữa.

Hiện nay hậu nhân của gia tộc – ông Kuninori Uesugi (sinh năm 1943), hiện là giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Không Gian và Du Hành Vũ Trụ thuộc Bộ Giáo Dục Nhật Bản.

Họ Takeda – Sắc đỏ kiêu hãnh của xứ Kai

takeda

Họ Takeda là con cháu của Thiên Hoàng Seiwa Genji (850-880) với người khai sáng là Yoshimitsu Minamoto (1056-1127). Ông là em trai của Yoshiie Minamoto (1039-1106) – cháu 7 đời thuộc chi Settsu Genji của họ Minamoto. con trai ông – Yoshikiyo là người đâu tiên lấy họ Takeda.

Họ Takeda nhanh chóng chinh phục tỉnh Kai vào cuối thời Heian. Trong chiến tranh Genpei, khi Yoritomo Minamoto thất bại trước họ Taira ở Ishibashiyama năm 1181, đã chạy đến tỉnh Kai, và dc họ Takeda giúp đỡ đắc lực. Sau khi Mạc Phủ Kamakura thành lập, họ Takeda được trao rất nhiều quyền lợi vì những đóng góp của họ cho Mạc Phủ. Tính đến thời Sengoku, họ này giữ chức Thủ Hộ của các tỉnh Kai, Aki và Wakasa.

Một sự thật thú vị là họ Takeda đã sớm đối địch với họ Uesugi từ năm 1416, khi họ này dập tắt cuộc nổi loạn của Zenshuu Uesugi. Đây là mào đầu cho cuộc đối đầu giữa 2 họ về sau, mà đỉnh cao là sự thù địch huyền thoại giữa Shingen Takeda với Kenshin Uesugi trong thời Sengoku. Bên cạnh đó, họ Takeda cũng đối địch sâu sắc với họ Hậu Houjou ở Kanto.

Trong những năm 70 của TK XVI, khi Nobunaga nổi lên ở Owari, Shingen đã giành dc nhiều thắng lợi rực rỡ trước Quỷ Vương. Tuy nhiên, sau khi ông mất, họ Takeda đã suy yếu nghiêm trọng, đặc biệt, trận Nagashino năm 1575 đã đặt dấu chấm hết cho “Quân Đoàn Đỏ” bách chiến bách thắng ngày nào. Đến năm 1582, người đứng đầu cuối cùng của họ Takeda là Katsuyori tự vẫn, họ Takeda bị diệt vong.

Năm 1868, theo nhiều tư liệu lịch sử, người ta phát hiện dc rất nhiều gia tộc là hậu duệ trực tiếp của họ Takeda. Các họ này là con cháu nhiều đời của họ Takeda từ cuối thời Heian, sau đó đã di chuyển đến nhiều vùng khác nhau ở Nhật Bản và đổi họ khác. Và ngày nay, họ Takeda rất nổi tiếng trong các gia đình Nhật Bản hiện đại.

Việc xuất hiện các họ trong thời phong kiến ở Nhật Bản chủ yếu diễn ra theo một kịch bản quen thuộc: các con cháu của một họ di chuyển đến lập nghiệp ở các vùng khác nhau, và chủ yếu lấy họ mới theo tên vùng đất đó.

Họ Tachibana – vươn lên từ biến động chính trị (phân biệt với họ Tachibana của thời Heian)

tachibana

Họ Tachibana được hình thành từ họ Outomo, với việc Daimyo Sadatoshi Outomo (sống ở TK XIV) ban họ này cho một chư hầu giữ thành Tachibana ở Kyūshū. Họ này nhanh chóng trở nên nổi tiếng khi đã giao chiến nhiều trận ác liệt với họ Shimazu ở Satsuma (họ Shimazu với 2 họ trên là đối thủ truyền kiếp nhiều đời). Đến giữa TK XVI, trong họ Outomo xảy ra tranh giành quyền lực giữa Sorin và Akitoshi, với thắng lợi thuộc về Sorin. Con trai của Akitoshi sau đó đã lấy thành Tachibana, đổi tên thành Dousetsu Tachibana và ly khai khỏi họ Outomo.

Do không có con trai, nên Dousetsu đã trao cơ nghiệp lại cho con gái là Ginchiyo Tachibana. Sau 5 năm tiếp quản gia tộc, Ginchiyo đã lấy Munetora Takahashi làm chồng. Munetora từ đó mang tên mới là Muneshige Tachibana.

Cũng giống như đối thủ là họ Shimazu, họ Tachibana về sau cũng chống lại Ieyasu Tokugawa, và sau trận Sekigahara năm 1600, họ này cũng bị tước đoạt rất nhiều quyền lợi. Đến năm 1611, họ này chịu quy thuận Mạc Phủ và chấp nhận di chuyển lãnh địa đến Mutsu ở cực Bắc Nhật Bản. Họ Tachibana đã duy trì sự ổn định đến hết thời Edo, và sau cuộc Duy Tân Minh Trị, địa vị của họ được phục hồi.

Họ Outomo – Những con chiên của Chúa ở Kyushu

outomo

Họ Outomo là hậu duệ của họ Fujiwara – 1 trong 4 gia tộc hùng mạnh nhất thời Heian, bên cạnh các họ Minamoto, họ Taira và họ Tachibana.

Trong thời kì đầu Mạc Phủ Kamakura, năm 1185, họ Outomo được trao quyền Thủ Hộ của 2 tỉnh Bungo và Buzen trên đảo Kyushu, và họ này cùng với 2 họ Shouni và Shimazu là 3 gia tộc đóng góp rất lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược các năm 1274 và 1281. Đến những năm 1330, họ Outomo trở thành đồng minh của Takauji Ashikaga (người sau này mở đầu Mạc Phủ Ashikaga) tham gia cuộc Tân Chính Kemmu lật đổ Mạc Phủ Kamakura và làm suy yếu họ Houjou – gia tộc đang chi phối đất nước khi đó.

Trong thời kì Sengoku, họ Outomo được biết đến là gia tộc đầu tiên tiếp xúc với văn hóa Phương Tây, khi có những cuộc giao thiệp sâu rộng với thương nhân châu Âu, và đặc biệt là tiếp nhận Đạo Thiên Chúa, với việc Daimyo Yoshishige Outomo tiếp xúc với nhà truyền giáo người Tây Ban Nha Francis Xavier (1506-1552), và sau đó chính Yoshishige đã theo Thiên Chúa với tên Sorin Outomo, trở thành Christian Daimyo mạnh nhất trong khu vực. Chính Sorin là người đã tác động đến Hideyoshi, dẫn đến việc Thiết Quyền Vương tiến hành chinh phục Kyushu và Satsuma sau đó.

Sau khi Sorin Outomo nằm xuống (1587), họ Outomo trở nên mờ nhạt và ko còn nhiều vai trò lịch sử trong cuối thời Sengoku, họ vẫn bảo toàn dc lãnh địa của mình trong thời Edo.

Họ Chōsokabe – sức mạnh Tần Vương nơi đất nước Mặt Trời Mọc

chosokabe

Ko rõ nguồn gốc thực sự của họ Chōsokabe như thế nào, chỉ biết rằng họ này là chủ nhân của tỉnh Tosa, nay là quận Kouchi trên đảo Shikoku. Và những người đứng đầu họ Chōsokabe tuyên bố mình là hậu duệ của Tần Thủy Hoàng Doanh Chính.

Họ Chōsokabe dc nhắc đến trong thời kì Sengoku bắt đầu từ sự kiện Daimyo thứ 19 của gia tộc là Kanetsugu Chōsokabe bị họ Motoyama giết hại năm 1508. Người con kế tự là Kunichika Chōsokabe sau đó dc họ Ichijo – 1 gia tộc lớn ở tỉnh Tosa giúp đỡ và tiêu diệt họ Motoyama. Ông đã cưới 1 người con gái của họ Saitou ở tỉnh Mino, sinh ra Motochika Chōsokabe – Daimyo thứ 21 của gia tộc sau này.

Khi lên nắm quyền lực, Motochika đã nhanh chóng khẳng định thế thống trị ở Shikoku. Đầu tiên, ông lật đổ họ Ichijo năm 1574, và 1 năm sau, thắng lợi trong trận Watarigawa giúp Tây Hải Ma Vương làm chủ hoàn toàn tỉnh Tosa, và tiến đến chinh phục Shikoku trong 10 năm tiếp theo.

Năm 1585, Motochika thất bại trước đội quân xâm lược 100000 người của Hideyoshi, và chấp nhận làm chư hầu của Thiết Quyền Vương. Ông đã tham chiến ở nhiều trận chiến lớn, như cuộc xâm lược Kyuushu (1587), cuộc vây hãm Odawara (1590) và Chiến Tranh Triều Tiên (1592-1598).

Sau khi Hideyoshi và Motochika lần lượt nằm xuống, họ Chōsokabe cũng bắt đầu thời kì lụi tàn của mình, khi người kế tục là Morichika Chōsokabe thất bại cùng Tây Quân trong trận Sekigahara năm 1600, và bị chặt đầu sau Cuộc Vây Hãm Osaka năm 1615.

Shiro Sōkabe, nhà truyền giáo thế kỷ 19, dc cho là một hậu duệ của gia tộc Chōsokabe. Theo sử sách ghi lại, họ Chōsokabe cùng với 2 họ Shimazu và họ Mori (cả 3 họ này đều bị thiệt hại nặng nề nhất sau trận Sekigahara) đã tham gia Minh Trị Duy Tân và lật đổ Mạc Phủ Tokugawa.

Họ Shimazu – Đàn Quái Vật của Satsuma

shimazu

Họ Shimazu là hậu duệ của Thiên Hoàng Seiwa Genji (850 – 880) thuộc họ Minamoto, với người sáng lập đầu tiên là Tadahisa Shimazu. Ông là con trai của Yoritomo Minamoto với em gái của Samurai quý tộc Yoshikazu Hiki ở Kamakura. Tadahisa cưới con gái của hậu duệ họ Hata, sau đó dc ban thái ấp ở quận Shioda thuộc tỉnh Shinano năm 1186. Đến năm 1196, sau 10 năm phục vụ tận tụy cho Yoritomo, Tadahisa dc chuyển đến Satsuma, tiến hành xây lâu đài ở vùng Shimazu và lấy tên vùng để khai sinh gia tộc.

Họ Shimazu duy trì sự ổn định cho đến Daimyo đời thứ 19 là Yoshihiro Shimazu. Ông là một nhân vật nổi tiếng trong thời kì cuối của Sengoku, khi đã tham gia Chiến Tranh Triều Tiên (1592 – 1598) theo lệnh Hideyoshi, và sau đó là trận Sekigahara 1600 trong vai trò một Daimyo của Tây Quân. Kết thúc trận chiến, Yoshihiro rút lui về lãnh địa an toàn và sau đó li khai Satsuma ra khỏi chính quyền Mạc Phủ Tokugawa.

Sau trận Sekigahara, Ieyasu đã chấp thuận quyền tự trị của Satsuma và trao quyền trị vì cho người con thứ 3 của Yoshihiro là Tadatsune Shimazu. Tadatsune dc ban tên Iehisa Shimazu năm 1602, như một sự công nhận của Mạc Phủ cho lòng trung thành của mình. Iehisa về sau đã chinh phục RyuuKyuu năm 1609, qua đó mở rộng lãnh địa của Satsuma.

Xuyên suốt thời gian tồn tại của mình, đặc biệt từ thời kì của Iehisa về sau, họ Shimazu nổi tiếng vì hệ thống quản lí trung ương rất chặt chẽ, công khai diệt trừ tham nhũng và các thế lực chống đối. Tất cả là nhờ vào đội ngũ gia thần và chư tướng vô cùng trung thành. Trong lĩnh vực quân sự, quân đội của họ Shimazu cũng vô cùng thiện chiến và dũng mãnh, với khả năng lấy ít địch nhiều (một đặc trưng lớn trong mọi trận chiến của họ này), họ cũng là đạo quân đầu tiên sử dụng hỏa khí chất lượng cao trên chiến trường (có thể là trước khi Nobunaga tự sản xuất súng ống cho quân đội mình).

Vào cuối thời Mạc Phủ Tokugawa, họ Shimazu đã tham gia đắc lực vào cuộc Minh Trị Duy Tân, qua đó giúp Thiên Hoàng lấy lại quyền lực. Và họ Shimazu vẫn tiếp tục dc duy trì cho đến ngày nay.

Một số nhân vật tiêu biểu của gia tộc:

– Yoshihiro Shimazu (1535-1619)

– Toyohisa Shimazu (1570-1600)

– Iehisa Shimazu (1576-1638)

– Hiitsamisu Shimazu (1817-1887) nhiếp chính cuối cùng của gia tộc, người đã củng cố vững chắc chủ quyền của Satsuma trước khi nơi đây đc quy hoạch mới trong thời Minh Trị

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Gia Tộc Takeda