Những Góc Chụp Cơ Bản Bạn Cần Biết - VJShop

“Sallie Gardner at a Gallop” được coi là bộ phim sớm nhất được sản xuất vào năm 1878. Bộ phim gây ấn tượng với giới làm phim cũng như khán giả khi 24 bức ảnh về một người đang cưỡi ngựa được phát nhanh liên tiếp tạo ra ảo giác chuyển động. Kể từ đó, các nhà làm phim đã phá vỡ sự sáng tạo và bắt đầu thiết lập các cảnh quay cần thiết để miêu tả cảm xúc thông qua ống kính. Trong bài viết này, VJShop sẽ giới thiệu một số góc quay chụp trong điện ảnh mà bạn có thể kết hợp vào nhiếp ảnh tĩnh.

Trung cảnh

Trung cảnh là góc chụp được nhiều người sử dụng nhất. Ở góc chụp này, đối tượng được chụp từ đầu gối hoặc thắt lưng đến đỉnh đầu. Khung ảnh chụp sẽ bao gồm chủ thể và hậu cảnh. Khi nhìn vào bức ảnh có góc chụp này, người xem có thể dễ dàng cảm nhận về nhân vật trong bức ảnh.

Góc chụp trung cảnh

Ví dụ: Khi chúng ta nhìn thấy bức ảnh một đứa trẻ đang vui chơi trong công viên. Nhìn vào bức ảnh ấy chúng ta không thể đọc được từng chi tiết nhỏ nhưng chúng ta có thể cảm nhận rằng đứa trẻ ấy đang rất thích thú với trò chơi của mình.

Cận cảnh

Nếu bạn muốn khắc họa rõ đối tượng thì bạn có thể lựa chọn góc chụp cận cảnh. Góc chụp này được chia làm hai loại là cận cảnh rộng và cận cảnh hẹp. Cận cảnh rộng được lấy từ ngực trở lên còn cận cảnh hẹp được lấy từ cổ trở lên. Thông thường, những hức hình cận cảnh sẽ tạo cho người xem cảm giác gần gũi hơn với chủ thể, thông qua bức hình, người xem có thể cảm nhận được tâm trạng, tính cách cũng như những trải nghiệm của nhân vật. Với góc chụp cận cảnh, nếu đối tượng của chúng ta lớn tuổi, chúng ta có thể nhìn thấy những nếp nhăn của thời gian, ẩn chứa đằng sau đấy là câu chuyện bên trong. Cận cảnh là lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn có một bức ảnh khắc họa rõ chân dung đối tượng.

Góc máy cơ bản- chụp cận cảnh

Ví dụ: Khi bạn chụp cận cảnh đối tượng trong một hoàn cảnh nào đó. Người xem sẽ cảm nhận được tâm lý của đối tượng thông qua các đường nét trên khuôn mặt. Các biểu cảm trên khuôn mặt của đối tượng như lo lắng, sợ hãi hay vui vẻ, thoải mái sẽ được khắc họa một cách rõ nét ở góc chụp này.

Toàn cảnh

Chụp ảnh với góc chụp toàn cảnh là sự lựa chọn hoàn hảo đối với những ai muốn thể hiện suy nghĩ, ý tưởng của bản thân. Khi chụp ảnh với góc chụp này, chúng ta có thể cho người xem thấy rõ đối tượng của mình cùng hậu cảnh sau đối tượng. Tùy thuộc vào cách thiết lập mà người xem có thể nhìn thấy đối tượng bị bao quanh bởi không gian, và thông qua đó, chúng ta có thể cảm nhận được tâm trạng của nhân vật.

Góc máy cơ bản- chụp toàn cảnh

Ví dụ: Một người phụ nữ đạp xe trên con đường hướng ra biển. Bạn không biết cô ấy là ai nhưng bạn có thể nhìn thấy cảnh vật xung quanh cô ấy và hình ảnh cô ấy đang đạp xe một mình. Lúc này bạn đã có những hiểu biết nhất định về đối tượng của mình và biết đối tượng đang ở đâu khi bắt đầu câu chuyện.

Góc chụp nghiêng

Góc chụp nghiêng thường được sử dụng khi nhiếp ảnh gia muốn miêu tả sự lo lắng hay sợ hãi của đối tượng. Góc chụp này tạo ra cảm giác cuốn hút cho đối tượng khi họ là nhân vật trung tâm.

Góc máy cơ bản- chụp góc nghiêng

Góc thấp

Một cảnh quay ở góc thấp tạo thêm tính chủ quan cho cảnh. Thay vì hướng thẳng về phía trước, máy ảnh hướng ống kính lên đối tượng từ một góc thấp. Điều này có thể tạo cho người xem cảm giác đối tượng chính đang ở vị trí cao hơn so với một đối tượng khác. Góc thấp thường được sử dụng để tạo cảm giác uy quyền.

Góc máy cơ bản- chụp góc thấp

Ví dụ: Khung cảnh tòa nhà trông có kích thước lớn hơn bình thường do được nhiếp ảnh gia chụp từ dưới lên trên. Góc thấp làm cho hình ảnh của tòa nhà trở lên cao và to hơn. Ở góc máy này chúng ta có thể cảm nhận được cảm giác kiểm soát và thống trị.

Góc cao

Ngược lại so với chụp ảnh góc thấp là ảnh chụp ở góc cao. Ảnh chụp ở kiểu góc này tạo ấn tượng và làm cho chủ thể trở nên nhỏ bé hơn so với không gian xung quanh. Nếu bạn muốn chủ thể trông nhỏ bé hơn và yếu đuối hơn thì góc cao chính là một lựa chọn vô cùng hợp lý.

Góc máy cơ bản- chụp góc cao

Ví dụ: Khi chụp một bình hoa từ trên cao, bạn sẽ thấy những bông hoa trong nhỏ bé hơn so với không gian xung quanh. Góc cao cho chúng ta biết rằng đối tượng được chụp có phần nhỏ so với phần còn lại của không gian.

Góc đặc tả

Góc đặc tả là góc cận cảnh nhất trong số tất cả các góc máy. Nếu muốn nhấn mạnh một chi tiết của đối tượng, bạn nên lựa chọn góc đặc tả. Với góc này, chúng ta có thể chụp cận cảnh bằng ống kính macro để thấy được những chi tiết nhỏ nhất như giọt mồ hôi, nước mắt của đối tượng. Khi xem những bức ảnh được chụp dưới góc này, người xem có thể cảm nhận rõ ràng về tâm trạng của nhân vật. Góc đặc tả giúp kết nối giữa chủ thể và người xem một cách mạnh mẽ hơn những góc chụp khác.

Góc máy cơ bản- chụp góc đặc tả

Ví dụ: Một chú chó được chụp ảnh với trọng tâm là đôi mắt trong khung hình. Chúng ta có thể thấy rõ đôi mắt và những chi tiết xung quanh đối mắt của chú chó, từ những chi tiết này người xem có thể cảm nhận được một phần nào đó về đối tượng.

Góc chụp qua vai

Ảnh chụp qua vai có thể được sử dụng để thể hiện mối quan hệ giữa đối tượng trung tâm và đối tượng khác. Góc chụp này là góc chụp cận cảnh một đối tượng thông qua vai của đối tượng khác và thường được chụp để truyền tải sự xung đột hoặc đối đầu. Khi muốn chụp ảnh này, bạn cần chọn vị trí đứng chụp đủ gần chủ thể như vậy mới có thể quan sát sự vật, con người khác một cách chính xác.

Góc máy cơ bản- chụp góc qua vai

Ví dụ: Khi nhìn vào bức ảnh được chụp từ phía sau của một người đang nghe giảng qua màn hình máy tính, bạn sẽ có cảm giác như mình đang ngồi cùng người đó và cùng người đó nghe giảng. Chụp ảnh qua vai cho chúng ta thấy được sự liên kết giữa các đối tượng.

Trên đây là một số góc chụp cơ bạn mà bạn nên nắm rõ nếu muốn có bức ảnh đẹp. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, đối tượng cũng như ý tưởng mà bạn truyền tải thông qua bức ảnh mà bạn lựa chọn góc máy phù hợp.

Từ khóa » Chụp Hình Sô Bít