Ý Nghĩa Của Các Thông Số Máy ảnh Trên Các Máy ảnh Kỹ Thuật Số.
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn đã, đang hoặc mong muốn là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì ít nhiều bạn cũng phải biết ý nghĩa thông số máy ảnh bởi vì có rất nhiều các đặt(setting) trong máy ảnh để bạn có thể tùy chỉnh như chế độ lấy nét,chế độ xóa phông,chế độ thủ công. Tùy thuộc vào mỗi đối tượng và hoàn cảnh mà bạn cần phải hiểu rõ các thông số máy ảnh kỹ thuật cơ bản để có thể chụp ảnh theo ý muốn.
Các thông số kỹ thuật của máy ảnh có ý nghĩa như thế nào
Nếu các bạn cài đặt (setting) các thông số máy ảnh đúng, bạn sẽ chụp được bức ảnh ưng ý tuy nhiên việc thiết đặt này sẽ gây khó khăn cho các bạn mới “tập tành” làm quen với máy ảnh. Những bạn này thường không tự tin để tùy chỉnh hoặc ngần ngại tuỳ chỉnh thông số, và chỉ chụp ở chế độ tự động cho an toàn..Vì vậy, mình viết bài viết này nhằm phần nào giúp cho các bạn mới làm quen thiết bị, có thể tự tin hiệu chỉnh thông số máy để những bức ảnh các bạn chụp có chất lượng hơn và đúng ý các bạn hơn. Cùng nhau vào bài viết để tìm hiểu chi tiết nhé!
Mục lục
- Thông số để chỉnh độ nét của máy ảnh
- Thông số F trên máy ảnh(hay còn gọi là khẩu độ)
- Thông số tiêu cự
- Thông số tốc độ màn trập
- Thông số ISO của máy ảnh
- Một số thông số để chỉnh sáng máy ảnh
- Kết bài
Thông số để chỉnh độ nét của máy ảnh
Trong những chiếc máy ảnh kỹ thuật số hiện đại, đặc biệt là những chiếc máy ảnh DSLR, có rất nhiều thông số để chỉnh độ nét của máy ảnh, dưới đây là một số thông số cơ bản
- Focus (lấy nét): Đây là chế độ điều chỉnh độ rõ của ảnh giúp máy ảnh chụp rõ hơn
- Manual Focus: Đây là chế độ chỉnh nét bằng tay thường dùng trong trường hợp máy không thể tự động lấy nét hoặc lấy nét không chính xác do thiếu sáng hoặc nhiều nguyên nhân khách quan khác. Ngoài ra chế độ này được tạo ra là do một số người dùng muốn lấy nét theo ý mình để tăng thêm sự sáng tạo cho ảnh chụp.
Bạn có thể dễ dàng tinh chính qua lại giữa chế độ AF và MF để lấy nét cho ảnh
- Auto Focus (AF): Lấy nét tự động với các tùy chọn Multi AF (Multi Auto Focus), Center (lấy nét trung tâm ảnh) hoặc Spot AF (lấy nét tại một điểm cho người dùng chọn). Lưu ý đây là chế độ lấy nét theo tiêu cự nhé
- Metering Mode: Hay còn gọi là chế độ đo sáng, giúp cho máy ảnh nhận biết độ sáng của ảnh. Thông thường máy ảnh số có nhiều kiểu đo sáng để phù hợp với từng kiểu chụp.
- Focus mode: Chế độ lấy nét với Continuous AF (lấy nét liên tục kể cả khi không chụp) và Single AF (chỉ lấy nét khi nhấn xuống phân nửa nút chụp).
Thông số F trên máy ảnh(hay còn gọi là khẩu độ)
Để chọn chế độ ưu tiên khẩu độ bạn xoay vòng điều khiển qua chế độ A hoặc Av . Sau đó tiếp tục xoay vòng bánh xe để chọn chỉ số khẩu độ, và máy sẽ tự động thiết đặt tốc độ màn trập tương ứng với khẩu độ mà bạn chọn.
Ví dụ như bạn muốn xóa phông(hay còn gọi là xóa hậu cảnh) thì bạn chọn khẩu độ f/2.0 hoặc f/1.8 hoặc 1.2 l tùy ống kính, máy ảnh sẽ tự động chọn tốc độ 1/250s
Việc tinh chỉnh khẩu độ sẽ giúp cho chất lượng ảnh từ chủ thể đến hoạt cảnh sắc nét
Còn nếu bạn muốn chất lượng ảnh từ chủ thể đến hậu cảnh sắc nét, bạn chọn f/11, khi đó máy sẽ tự động chọn tốc độ màn trập 1/125 hoặc 1/160 (thường dùng chụp với Flash)
Thông số tiêu cự
Nếu máy của bạn có ống zoom thì trên ống kính của bạn sẽ có vòng xoay để phóng to và thu nhỏ (thực ra là thay đổi tiêu cự xa và gần). Vòng xoay này cũng cho biết bạn đang sử dụng tiêu cự nào.
Bạn có thể thay đổi tiêu cự xa hoặc gần qua vòng xoay như ảnh dưới đây
Nếu bạn sử dụng ống kính cố định không zoom được(hay còn được gọi là ống lens fix). thì sẽ chỉ hiển thị tiêu cự duy nhất chẳng hạn như 85mm,50mm
Trong trường hợp bạn muốn chụp ảnh xóa phông(xóa ảnh hậu trường) thì tiêu cự càng lớn khả năng xóa phông càng tốt, tiêu cự càng nhỏ thì khả năng xóa phông càng tệ.
Thông số tốc độ màn trập
Để có thể chủ động kiểm soát tốc độ màn trập, bạn chọn chế độ S hoặc Tv trên vòng quay điều khiển. Sau đó, bạn chủ động chọn tốc độ màn trập, chẳng hạng 1/125, máy ảnh sẽ tự động chọn khẩu độ tương ứng. Lưu ý là bạn không nên chọn tốc độ không chậm quá để tránh rung lắc máy, và có chỉ số khẩu để đạt độ nét ảnh theo ý mình
Thông số ISO của máy ảnh
Để thay đổi độ nhạy sáng ISO, bạn vào menu hoặc bấm nút chỉnh ISO và xoay bánh xe để tùy chỉnh. Trong môi trường thiếu sáng bạn nên chọn ISO cao và ngược lại trong môi trường ánh sáng tốt thì bạn tùy chỉnh thông số ISO ở mức thấp
Bạn nên nhớ ISO càng lớn thì độ nhiễu hạt của ảnh càng nhiều đấy
Lưu ý: ISO càng cao thì độ nhiễu hạt của ảnh (hay còn gọi là noise) càng nhiều. Tuy nhiên nếu bạn thích chụp ảnh nhiễu hạt thì bạn có thể chọn ISO ở mức cao nhất
Một số thông số để chỉnh sáng máy ảnh
Nếu bạn thường xuyên chụp ảnh thì bạn sẽ thấy là đôi lúc chúng ta cần phải tinh chỉnh độ sáng cho máy ảnh(đối với các máy ảnh bình thường còn đối với các smartphone hiện đại hiện nay bạn có thể để Al của máy tự động tùy chỉnh độ sáng. Vì Al của smartphone hiện đại ngày nay rất thông minh có thể nhận biết máy đang ở ngoài trời hay đang ở trong điều kiện thiếu sáng) để phù hợp với hoàn cảnh chụp ảnh(đang ở ngoài trời hay trong điều kiện thiếu sáng)
- Exposure(độ phơi sáng của ảnh): do cơ chế tự động cân bằng độ phơi sáng của máy ảnh nên đôi lúc độ phơi sáng có thể sẽ không chính xác với các trường hợp đặc biệt (hậu cảnh quá tối hoặc quá sáng). Cho nên chúng ta cần thiết lập thông số này để can thiệp vào mức độ tối hoặc sáng của ảnh (0 là bình thường, giá trị – là giảm sáng, giá trị + là tăng sáng).
- White Balance(cân bằng trắng):Bấm nút WB là bạn có thể chọn AWB (tự động WB) trong hầu hết các tình huống chụp ảnh. Nếu bạn muốn cân bằng trắng tùy thuộc vào hoàn cảnh ánh sáng thì bạn có thể tùy chỉnh các WB hình bóng đèn tròn, đèn huỳnh quang, dưới trời mây, chụp có đèn flash…Trong cân bằng trắng còn có nhiều sự lựa chọn nhỏ khác như Auto White Balance (Tự động cân bằng trắng), Daylight (Cân bằng trắng trong điều kiện ánh sáng gắt như mặt trời), Cloudy (Cân bằng trắng trong điều kiện ánh sáng trong bóng râm), Tungsten (Cân bằng trắng trong ánh sáng của đèn sợi tóc),Fluorescent (ân bằng trắng trong ánh sáng đèn Neon thường), Fluorescent H(Cân bằng trắng trong ánh sáng trắng của đèn Neon), Custom (Tự chỉnh cân bằng trắng)
Có rất nhiều chế độ cân bằng sáng khác nhau tùy thuộc vào hoạt cảnh
Mình cũng lưu ý nhẹ với các bạn luôn là những thông số mình đưa ra chỉ là những thông số cơ bản thôi còn những thông số chuyên sâu thì tùy thuộc vào loại máy ảnh, hãng máy ảnh sẽ có những thông số khác nhau nên mình không thể liệt kê hết được. Thông cảm cho mình bạn nhé!
Kết bài
Vậy là mình đã giới thiệu xong một số thông số của máy ảnh. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho những bạn mới bắt đầu hành nghề nhiếp ảnh. Vậy là các bạn có thể tự tin thiết lập thông số máy ảnh theo ý mình để cho ra những bức ảnh đẹp và chất lượng như mình mong muốn rồi nhé. Nếu các bạn có còn thắc mắc gì về thông số máy ảnh thì cứ comment để mình giải đáp nhé. Mình sẽ trả lời nhanh nhất có thể bằng kiến thức máy ảnh của mình. Nếu bạn thấy bài viết của mình hay và hữu ích thì đừng ngần ngại mà share nhé. Nó sẽ động viên mình cho ra những bài viết ngày càng chất lượng hơn. Cảm ơn các bạn đã đọc nhé
Từ khóa » Chụp Hình Sô Bít
-
[Học Chụp ảnh] Hiểu Về "bit Depth" Của Một File ảnh
-
'Giải Ngố' Khái Niệm độ Sâu Bit (Bit Depth) được Dùng Trong Nhiếp ảnh
-
Sự Khác Nhau Thực Tế Giữa Hình ảnh 8-bit Và Hình ảnh 16-bit
-
Thuật Ngữ Máy ảnh Kỹ Thuật Số: Bit Là Gì? - EYEWATED.COM
-
Những Góc Chụp Cơ Bản Bạn Cần Biết - VJShop
-
Những Gì Nên Và Không Nên Khi Chụp Hình Trẻ Sơ Sinh Mà Các Nhiếp ...
-
20 Cách Chụp Ảnh Đẹp Bằng Điện Thoại Tại Nhà Cho Nam, Nữ
-
TOP 10+ Mẹo Chụp ảnh Chuyên Nghiệp Với Smartphone Không Thể ...
-
6 Cách Chụp ảnh đẹp Trên Samsung Mà Nếu Bạn Biết, Tấm Hình Sẽ ...
-
Chụp CT Sọ Não: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
10 Bí Kíp Chụp ảnh đẹp Bằng điện Thoại Vạn Người Mê
-
Chấm Càng Cao, Chụp Hình Càng đẹp? 5 Yếu Tố Tạo Nên Camera đỉnh ...