Những Hiểm Họa Từ Bóng Đèn Chập Chờn - Antshome
Có thể bạn quan tâm
Đối với gia đình, hiện tượng bóng đèn chập chờn chắc chắn không còn quá xa lạ. Theo quan niệm của nhiều người, sau một thời gian dài sử dụng, bóng đèn bị xuống cấp và chớp nháy là điều bình thường, chỉ cần thay mới là xong. Tuy nhiên, Antshome khuyên bạn đọc tuyệt đối không nên chủ quan bởi vì bóng đèn chập chờn có thể báo hiệu những mối nguy hiểm tiềm tàng bên trong hệ thống điện nhà bạn.
Mục Lục- Tại sao bóng đèn chập chờn?
- 1. Các nguyên nhân phổ biến
- 2. Nguyên nhân bóng đèn huỳnh quang chập chờn
- 3. Nguyên nhân bóng đèn led chập chờn
- Những hiểm họa từ bóng đèn chập chờn
- 1. Ảnh hưởng đến thị lực
- 2. Ảnh hưởng đến sinh hoạt
- 3. Mất tiền oan
- 4. Những sự cố điện tiềm ẩn
- Cách khắc phục bóng đèn chập chờn đơn giản
- 1. Đối với đèn huỳnh quang
- 2. Đối với đèn led
- 3. Đã đến lúc gọi thợ sửa điện!
- Liên hệ đặt lịch sửa chữa
Tại sao bóng đèn chập chờn?
Để giải đáp cho câu hỏi vì sao bóng đèn chập chờn, hãy cùng Antshome tìm hiểu ngay tại phần đầu tiên của bài viết.
1. Các nguyên nhân phổ biến
Khi nghĩ đến bóng đèn chập chờn, những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Lỗi phát sinh từ bóng đèn (không tương xứng với nguồn điện, hay bóng đèn kém chất lượng).
- Đuôi đèn bị lỏng.
- Công tắc kéo dây đèn bị hỏng.
Ngoài ra, những vấn đề nghiêm trọng hơn khiến bóng đèn chập chờn chính là:
- Mạch bị quá tải.
- Sụt áp hoặc tăng áp bên trong hệ thống điện.
- Dây điện bị lỏng hoặc xuống cấp khiến điện bị rò rỉ.
- Sự cố với hộp điện hay nguồn cấp điện chính của căn nhà.
2. Nguyên nhân bóng đèn huỳnh quang chập chờn
- Nguyên nhân đầu tiên chúng ta nên kiểm tra trước tiên với bóng đèn huỳnh quang chập chờn đó là tiếp xúc giữa chân bóng với màng đèn kém, dây điện bên trong có bị đứt hay không hay lỗi xuất phát do tắc te có vấn đề. Ở một số trường hợp, chất lượng của bóng không đảm bảo hoặc hư hỏng cũng khiến cho bóng đèn chập chờn.
- Tăng phô (chấn lưu) đèn có vấn đề.
- Đối với bóng đèn chập chờn thời gian lâu sau mới cháy sáng thì nguyên nhân phát sinh có thể là do nguồn điện không ổn định hoặc nguồn điện yếu. Khi đèn nhấp nháy nhưng cháy đỏ hai đầu là do tắc te của đèn bị hỏng.
- Nếu đèn chỉ sáng một đầu do mắc sai mạch, không qua tim đèn.
- Trong trường hợp đèn nhấp nháy khi đã tắt thì có thể là do người dùng lắp sai mạch điện cho bóng đèn.
- Những nguyên nhân khác như nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh cũng làm đèn chập chờn nhưng ở TP.HCM, điều này rất khó để xảy ra.
Đọc thêm: Hướng dẫn thay thế và lắp bóng đèn huỳnh quang
3. Nguyên nhân bóng đèn led chập chờn
- Bộ chuyển nguồn đèn led (Led Driver): gặp vấn đề: Bộ chuyển nguồn giúp chuyển đổi dòng điện xoay chiều sang dòng điện 1 chiều và nếu bóng đèn chập chờn thì nhiều khả năng bộ chuyển nguồn kém chất lượng hoặc hư hỏng khiến dòng điện chạy qua không ổn định.
- Bộ tản nhiệt không tốt: Đèn led sinh ra rất nhiều nhiệt trong quá trình hoạt động. Để đảm bảo ánh sáng ổn định thì nhiệm vụ của bộ tản nhiệt phải giải phóng nhiệt để giữ mức nhiệt ổn định cho chiếu sáng. Vì vậy, bộ tản nhiệt không đạt yêu cầu hoặc hư hỏng sẽ làm đèn quá nóng, dẫn đến bóng đèn chập chờn.
- Lắp sai mạch điện:mạch điện được lắp sai sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng. Yếu tố này rất được ít người quan tâm vì chúng ta thường giao cho thợ sửa chữa có tay nghề lắp mạch điện. Nhưng ngay cả thợ lâu năm vẫn để xảy ra sai sót chẳng hạn như lắp dây điện trực tiếp vào đèn mà không thông qua công tắc điện.
- Dây điện bên trong bị đứt: Dây điện bị đứt khiến cho nguồn cung cấp điện không ổn định hoặc không đủ.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách lắp bóng đèn LED âm trần
Những hiểm họa từ bóng đèn chập chờn
Khi bóng đèn chập chờn sẽ gây ra những hiểm họa không lường nào? Ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt thường nhật?
1. Ảnh hưởng đến thị lực
Ánh sáng từ bóng đèn chập chờn buộc mắt chúng ta phải hoạt động liên tục để bắt kịp hình ảnh. Ánh sáng thay đổi liên tục buộc tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt phải tiết ra nhiều dịch làm mắt mỏi, nhức. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục, mắt bạn sẽ bị tổn thương và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cận thị, loạn thị, viễn thị,…
2. Ảnh hưởng đến sinh hoạt
Ánh sáng từ bóng đèn chập chờn là tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến khả năng các hoạt động sinh hoạt khiến chúng ta khó có thể tập trung trong học tập, làm việc, nghỉ ngơi,…
Mắt luôn phải hoạt động để bắt kịp ánh sáng sẽ gây nên các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt. Nghiêm trọng hơn chúng có thể gây ra những bất thường về nhận thức.
3. Mất tiền oan
Bóng đèn chập chờn liên tục làm giảm tuổi thọ của bóng đèn. Đối với đèn huỳnh quang, tuổi thọ của chúng kéo dài đến 15.000 giờ và con số này là 65.000 giờ ở bóng đèn led. Tuy nhiên, các sự cố làm bóng đèn chập chờn sẽ giảm tuổi thọ của bóng, phát sinh thêm các chi phí khác trong quá trình sử dụng.
4. Những sự cố điện tiềm ẩn
Đôi lúc bóng đèn chập chờn không phải do bóng mà xuất phát từ sự cố bên trong đường dây điện. Để lâu ngày mà không mau chóng khắc phục sẽ cực kỳ nguy hiểm đến sự an toàn của các thành viên trong gia đình như chập điện, cháy điện.
Cách khắc phục bóng đèn chập chờn đơn giản
Các cách khắc phục bóng đèn chập chờn:
1. Đối với đèn huỳnh quang
3 bộ phận chính chúng ta cần kiểm tra chính là tắc te, tăng phô (chấn lưu) và bóng đèn
- Kiểm tra tắc te: Vặn tắc te theo hướng ngược kim đồng hồ để tháo tắc te và kiểm tra xem tắc te có bị đen hay còn sáng không. Trường hợp tắc te bị đen hoặc không sáng, bạn cần phải thay mới.
- Kiểm tra bóng đèn: Tháo bóng đèn ra ngoài và thay bóng mới vào. Nếu bóng mới sáng bình thường không xuất hiện hiện tượng chập chờn thì lỗi chính nằm ở bóng đèn.
- Kiểm tra tăng phô (chấn lưu): Chấn lưu nằm trong máng bóng đèn. Sử dụng tua vít tháo ra rồi lắp vào các máng đèn khác xem tăng phô (chấn lưu) còn hoạt động tốt không. Nếu bóng vẫn chập chờn, các bạn cần phải thay tăng phô (chấn lưu) mới.
Như đã đề cập ở trên, lỗi vẫn có thể xảy ra ở mạch điện bóng đèn, nhưng công việc này đòi hỏi chuyên môn cao và Antshome không khuyến khích bạn tự làm tại nhà.
2. Đối với đèn led
- Kiểm tra lại nguồn cung cấp điện cho đèn: Nếu nguồn điện không phù hợp với công suất đèn, chúng ta phải mau chóng khắc phục. Nếu sử dụng nguồn điện ngoài trời, phải có hộp chống mưa bảo vệ.
- Kiểm tra chất lượng bộ chuyển nguồn (Driver): bộ chuyển nguồn driver và điện áp đầu ra không tương xứng với nhau. Thay bộ chuyển nguồn driver mới với điện áp phù hợp để đèn hoạt động bình thường.
- Kiểm tra kết nối dây điện: Tiến hành kiểm tra các mối nối của dây điện. Nối lại các mối nối lỏng lẻo hoặc bị hở.
- Kiểm tra hiệu quả hoạt động của bộ tản nhiệt: Bộ tản nhiệt tốt được làm từ nhôm nguyên chất hoặc hợp kim nhôm. Nếu phát hiện bộ tản nhiệt của bóng đèn nhà bạn không đạt yêu cầu chất lượng, bạn cần phải thay thế bộ tản nhiệt mới.
- Lưu ý: Như thường lệ, trước khi bắt đầu công việc tự sửa chữa, ngắt nguồn điện của bóng đèn để đảm bảo an toàn.
3. Đã đến lúc gọi thợ sửa điện!
Vì bóng đèn chập chờn không quá khó để khắc phục nên nhiều gia chủ vẫn tự muốn sửa chữa hơn là gọi thợ sửa điện. Tuy nhiên, cũng giống như bất kì công việc sửa chữa khác, rủi ro luôn hiện hữu. Nếu như bạn không nắm chắc kỹ thuật hay không có tay nghề vững, hãy để thợ sửa điện đến kiểm tra bóng đèn nhà bạn, vừa đảm bảo an toàn, vừa không lo rằng sự cố lại một lần nữa xảy ra.
Thợ sửa điện Antshome chắc chắn sẽ là đối tác tin cậy của bạn trong việc sửa chữa, lắp đặt, bảo trì hệ thống điện nước cho gia đình:
- Địa chỉ: Tầng 14, Toà Nhà HM Town 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3 TP. Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: 8:00AM – 9:00PM
- Hotline: 091.692.1080
- Email: support@antshome.vn
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@antshome.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/antshome.vn
- Instagram: https://www.instagram.com/antshome.vn/
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ANTSHOMEYOURHOMEMAINTENANCETECHNICAL
Liên hệ đặt lịch sửa chữa
Khách hàng cần sửa chữa điện nước vui lòng liên hệ Antshome. Đội ngũ nhân viên tư vấn của Antshome sẽ tiếp nhận nhanh chóng yêu cầu của quý khách và điều phối thợ sửa chữa điện nước đến để xử lý trực tiếp cho khách hàng.
GỌI THỢ NGAY Đánh giá bài viết Share on Facebook Share on X (Twitter) Share on Pinterest Share on LinkedIn Share on EmailTừ khóa » đèn Chớp Tắt Là Gì
-
Đèn Led Nhấp Nháy Do đâu? 3 Cách Sửa đèn Led Chớp Nháy Liên Tục
-
Đèn Chập Chờn Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách Khắc Phục Như Thế Nào?
-
Tại Sao đèn Huỳnh Quang Chớp Tắt Liên Tục? - KIẾN THỨC 24H
-
Bóng đèn Bị Nhấp Nháy: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Lý Do đèn Tuýp LED Tắt Vẫn Nhấp Nháy. 8 Cách Sửa Hiệu Quả Nhanh
-
Đèn Nháy Là Gì? - Thế Giới Đèn Nháy Cao Cấp
-
Độ Nhấp Nháy Của Đèn Led Ảnh Hưởng Thế Nào Cho Mắt - AMBEE
-
Đèn LED Nhấp Nháy Và Những điều Cần Biết!
-
Tại Sao Tắt Công Tắc Rồi đèn Vẫn Sáng Và Nhấp Nháy ?
-
Cách Khắc Phục Hiện Tượng Bóng đèn Bị Chập Chờn
-
Đèn Huỳnh Quang Nhấp Nháy Không Sáng – Nguyên Nhân, Cách Sửa
-
Đèn Báo Hiệu Nhà Cao Tầng Là Gì? Vì Sao Phải Lắp đặt
-
Tại Sao Bóng đèn Led Tắt Rồi Vẫn Nhấp Nháy, Nguyên Nhân Do đâu?
-
Bóng đèn Led Bị Nhấp Nháy Nguyên Nhân Do đâu, Cách Khắc Phục
-
Tại Sao đèn Tuýp Led Bị Nhấp Nháy Và Cách Khắc Phục
-
Phải Làm Gì Khi Bóng đèn Led Liên Tục Bị Chớp Nháy - Vivaled
-
Tại Sao đèn LED Bị Nhấp Nháy? Làm Sao để Khắc Phục?