Những Huyệt đạo Chính Quan Trọng Trên Cơ Thể Người

Theo nền y học Phương Đông cổ cho rằng tất cả các cơ quan tổ chức của cơ thể người đều nhờ sự nuôi dưỡng của khí huyết mới có thể tồn tại và hoạt động được chức năng riêng của chúng. Nhưng không phải khí huyết tự nó chảy tràn lan trong thân thể, mà nó phải nhờ đến hệ thống kinh lạc làm đường dẫn mới có thể đến được từng cơ quan bộ phận. Kinh lạc là 1 mạng lưới ngang dọc trong cơ thể, giúp nối liền các cơ quan nội tạng bên trong với các bộ phận bên ngoài và trao đổi năng lượng với tự nhiên.

Khi bộ phận nội tạng bên trong bị bệnh thì nó sẽ biểu hiện ra các đường kinh lạc tương ứng, ngược lại khi kinh lạc bị các yếu tố bên ngoài gây bệnh thì bệnh từ kinh lạc sẽ truyền vào các bộ phận bên trong. Nhưng đã nói đến kinh lạc thì không thể không nhắc đến các huyệt vị. Một trong những yếu tố người xưa rất coi trọng trong chẩn bệnh chữa bệnh và dưỡng sinh…

Huyệt vị là gì?

Huyệt còn được gọi là Du huyệt hay khổng huyệt… là 1 nơi trống rỗng nằm trên các đường kinh hoặc ngoài kinh có tác dụng giúp cơ thể trao đổi hoặc tiếp nhận năng lượng từ thiên nhiên.

Trên cơ thể mỗi người có rất nhiều huyệt, mỗi huyệt có 1 tên gọi và chức năng khác nhau, nhưng có 1 số huyệt được người xưa đánh giá rất cao trong phòng cũng như trị bệnh, chúng được xem như là những hồ đập rộng lớn trên những dòng sông, khi dòng sông có vấn đề thì có thể dùng những hồ đập này để điều chỉnh toàn bộ lượng nước trong dòng sông đó, hệ thống kinh lạc cũng giống như hệ thống các dòng sông và những huyệt này sẽ là những mấu chốt quan trọng để điều chỉnh hệ thống đó.

Nội dung bài viết

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi Toggle
  • 8 huyệt đạo chính quan trọng trên cơ thể :
    • Bách hội
    • Hợp cốc
    • Đản trung
    • Cao hoang
    • Quan nguyên
    • Mệnh môn
    • Túc tam lý
    • Dũng tuyền
  • Kết Luận :

8 huyệt đạo chính quan trọng trên cơ thể :

Bách hội

Bách nghĩa là trăm ( hay còn có nghĩa là nhiều ), hội nghĩa là tập hợp lại. Huyệt này là nơi các kinh dương tụ hội lại nên được gọi là bách hội.

Là 1 trong nhóm tam tài huyệt ( 3 huyệt tối quan trọng của cơ thể ) : bách hội , toàn cơ, dũng tuyền

Huyệt ở đỉnh đầu ương ứng với thiên là nơi hấp thu thiên khí của trời, thiên khí sẽ ra vào cơ thể qua huyệt bách hội.

Vị trí :

Huyệt Bách Hội

Huyệt nằm ở chính giữa đỉnh đầu, có thể lấy huyệt bằng cách gấp 2 tai về phía trước, huyệt nằm ở điểm gặp nhau của đường thẳng dọc chính giữa đầu và đường ngang qua 2 đỉnh vành tai.

Tác dụng :

Chữa đau nhức đầu, nghẹt mũi, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, nặng đầu, động kinh, hay quên, ù tai, hoa mắt…

Thủ thuật điều trị :

Có thể dùng bấm huyệt, châm cứu lên huyệt này để trị bệnh… khi bấm hoặc châm mà cảm thấy căng tức nặng là đã đúng huyệt

Bạn có thể tham khảo: Phương pháp điều trị bệnh mới bằng máy điện sinh học DDS

Hợp cốc

Hợp có nghĩa là gặp nhau , cốc có nghĩa là hang. huyệt nằm ở vị trí giống như chỗ gặp nhau ( của 2 xương bàn tay 1 và 2 ) tạo thành 1 cái hang nên được gọi là hợp cốc.

Là huyệt chủ vùng đầu mặt vì vậy rất quan trọng trong điều trị những bệnh ở vùng đầu mặt

Là huyệt nguyên của kinh thủ dương minh đại trường nên huyệt này chứa rất nhiều sinh khí.

Là huyệt rất hay trong điều trị mồ hôi ra quá nhiều hoặc không ra được mồ hôi.

Vị trí :

Huyệt Hợp Cốc
  • Huyệt nằm giữa xương đốt bàn tay 1 và 2 phía mu bàn tay. có thể lấy huyệt bằng 3 cách :
  • Vuốt dọc theo xương đốt bàn tay 2 ( phía ngón tay cái ) đến điểm mắc là huyệt.
  • Khép 2 ngón tay cái và tay trỏ sát vào nhau thấy giữa xương đốt bàn tay 1 và 2 nổi lên 1 khối cơ, chỗ cao nhất trên khối cơ là huyệt.
  • Xòe rộng ngón cái và ngón trỏ của bên cần lấy huyệt, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón cái tay bên kia đặt vào chính giữa vùng da nối liền ngón trỏ và ngón cái ( phía mu tay của tay cần lấy huyệt ) đầu ngón cái ở đâu thì đó là huyệt.

Tác dụng :

  • Trị ngón tay bàn tay tê đau, bàn tay liệt, cánh tay liệt, liệt mặt, miệng méo, đau đầu, đau răng, đau mắt, ngứa mắt, nghẹt mũi chảy mũi,sốt, kích ngất, ho, viêm họng đau họng, làm tăng co bóp tử cung…

Thủ thuật điều trị :

  • Có thể day bấm hoặc châm cứu tại huyệt này, khi tác động vào đúng huyệt sẽ có cảm giác căng tức hoặc tê như điện giật.

Chú ý :

  • Phụ nữ có thai cấm day bấm hoặc châm cứu tại huyệt này vì huyệt làm tăng co bóp tử cung dễ gây xảy thai.

Đản trung

  • Đản trung hay còn gọi là đàn trung, đản hay đàn nghĩa là lớn, nhiều… ý chỉ tâm bào bao bọc ở ngoài tâm,trung nghĩa là giữa.vì huyệt nằm ở chính giữa đường thẳng nối 2 núm vú giống như cái cung điện của tâm nên gọi là đản trung.
  • Là huyệt hội của khí nên đặc biệt quan trọng trong điều trị các bệnh về khí
  • Được coi như cung điện của tâm nên phải rất cẩn thận giữ gìn thì tâm mới được yên.

Vị trí :

Huyệt Đản Trung

Có thể bạn quan tâm:

  • Kẹo sâm Hamer là gì? tác dụng như thế nào?
  • Cao Sìn Sú có tác dụng gì? Cách sử dụng

Huyệt nằm ở điểm gặp nhau của đường thẳng giữa xương ức với đường thẳng qua 2 núm vú ( với đàn ông ) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 ( với đàn bà )

Tác dụng :

  • Trị đau tức ngực, khó thở, đau vùng tim, đau thần kinh liên sườn, nấc, sữa ít, hồi hộp đánh trống ngực,màng ngực viêm…

Thủ thuật điều trị :

  • Xoa bóp bấm huyệt hoặc châm cứu lên huyệt đến khi có cảm giác đau tức nặng có khi tức lan cả vào trong ngực là đã đúng huyệt.

Chú ý :

  • Xương ức rất mỏng nhất là trẻ em vì vậy khi day bấm không được bấm ấn quá mạnh dễ gây gãy xương, và khi châm không nên châm thẳng kim có thể châm vào xương hoặc đâm xuyên qua xương ức ảnh hưởng đến nội tạng bên trong.

Cao hoang

  • Những bệnh khó trị được gọi là bệnh nhập cao hoang. vì huyệt có tác dụng chữa trị các chứng hư tổn nặng nên được gọi là cao hoang.
  • Người xưa rất coi trọng huyệt này trong dưỡng sinh sống lâu cũng như chữa trị các chứng bệnh nặng lâu ngày.
  • Hàng ngày day bấm hoặc cứu lên huyệt này có tác dụng nâng cao chính khí và phòng trừ bệnh tật.

Vị trí :

Huyệt Cao Hoang

Huyệt nằm ở ngay dưới đốt sống lưng thứ 4 (D4) đo ra 3 thốn ( sát bờ trong xương bả vai )

Tác dụng :

  • Chữa những bệnh đau vùng lưng trên, đau bả vai, khó thở, thở ngắn, ho, viêm phế quản, suy nhược thần kinh, bệnh nặng lâu ngày gây suy nhược cơ thể, mộng tinh, di tinh …

Thủ thuật điều trị :

  • Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu… khi châm hay bấm vào thấy tức nặng là đúng huyệt.

Chú ý : Khi châm cứu k nên châm sâu sẽ châm vào phổi.

Tham khảo :

  • Một số báo cáo ghi rằng châm hay bấm vào cao hoang có tác dụng làm tăng bạch cầu và hồng cầu do đó có thể áp dụng vào điều trị bệnh thiếu máu.

Quan nguyên

  • Quan nghĩa là cửa, nguyên là chỉ nguyên khí của con người. Huyệt được coi là cửa của nguyên khí nên gọi là quan nguyên.
  • Huyệt này còn được gọi là đan điền,là 1 trong những vùng quan trọng của người tập thiền và khí công
  • Là huyệt mộ của tiểu trường ( ruột non ) nên khi ruột non có bệnh có thể chẩn đoán và điều trị qua huyệt này.
  • Là 1 trong nhóm 4 huyệt hội của khí âm dương gồm : quan nguyên, trung quản, thiên đột, chí dương.

Vị trí :

Huyệt Quan Nguyên

Thẳng rốn đo xuống 3 thốn.

Tác dụng :

  • Trị đau bụng dưới, ăn uống khó tiêu, đầy hơi, đới hạ, vô sinh, di mộng tinh, liệt dương, kiết lị, tiểu buốt, tiểu giắt, bí tiểu, rối loạn tiêu hóa, lạnh bụng phân sống, nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, bổ các chứng hư tổn, suy nhược toàn thân…

Thủ thuật điều trị :

  • Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu… Khi đắc khí có cảm giác căng tức tại chỗ hoặc lan xuống bộ phận sinh dục.

Chú ý :

  • Không nên châm quá sâu với người bí tiểu, và phụ nữ có thai. Hoặc bảo người bệnh đi tiểu trước khi châm để tránh châm vào bàng quang
  • Những người lạnh vùng bụng dưới, đi ngoài phân sống lúc sáng sớm, thở ngắn… cứu huyệt quan nguyên rất hiệu quả.

Mệnh môn

  • Mệnh có nghĩa là sinh mệnh, môn nghĩa là cửa. Thận khí là gốc của cơ thể, huyệt nằm ở giữa 2 huyệt thận du là cửa trọng yếu của sinh mệnh nên gọi là mệnh môn.
  • Mệnh môn còn được ví như tướng hỏa, nó giúp sinh ra nhiệt lượng làm ấm toàn bộ cơ thể.

Vị trí :

Huyệt Mệnh môn

ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 (L2)

Tác dụng :

  • Bồi nguyên bổ thận, cố tinh, thư cân, hòa huyết, điều khí… trị những bệnh thắt lưng đau mỏi, thắt lưng cứng khó vận động, đau đầu, đau lưng, thắt lưng lạnh, di mộng tinh, liệt dương,tiểu khó, tiểu buốt, tiểu giắt,tiểu đêm, đới hạ, người lạnh mệt mỏi…

Thủ thuật điều trị :

  • Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu … khi đắc khí có cảm giác căng tức và như có 1 ngọn lửa đang cháy ở đây

Chú ý : Khi châm tránh châm quá sâu sẽ ảnh hưởng đến tủy sống.

Túc tam lý

  • Túc là chân, là chỉ huyệt nằm ở chân.
  • Huyệt này có được đặt tên theo 3 nghĩa như sau :
  • Huyệt được đặt tên theo 1 truyền thuyết cho rằng: khi châm hoặc bấm huyệt túc tam lý giúp cho binh lính đi bộ được hơn 3 ( tam)  dặm ( lý ) mà không bị mỏi nên được gọi là túc tam lý.
  • Còn 1 số nhà chú giải cho rằng túc tam lý là nơi hội tụ của 3 ( tam ) phủ ở bên trong ( lý ) là: Đại trường ( ruột già ), vị ( dạ dày ), tiểu trường ( ruột non ) nên được gọi là túc tam lý.
  • Hoặc được giải thích là huyệt nằm ở dưới gối 3 thốn lại chữa được bệnh ở 3 vùng trên giữa và dưới của Vị ( dạ dày ) vì vậy gọi là túc tam lý.
  • Huyệt này là huyệt hợp trong ngũ du huyệt thuộc hành thổ, thuộc kinh túc dương minh vị cũng thuộc hành thổ, nên huyệt này là thổ ở trong thổ. Cũng là 1 trong lục tổng huyệt đặc trị bệnh vùng bụng trên. Nên đặc biệt tốt trong điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa, kém ăn, khó tiêu.
  • Huyệt có tác dụng đưa khí xuống phần dưới cơ thể nên những chứng nấc ợ điều trị rất hiệu quả
  • Là 1 huyệt để nâng cao và phục hồi dương khí rất hiệu quả

Vị trí :

Huyệt Túc Tam Lý

Ngồi trên ghế sao cho cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc 90 độ xác định huyệt độc tỵ ( chỗ lõm phía trước ngoài của đầu gối ) từ đây do thẳng xuống 3 thốn và cách xương chày 1 khoát ngón tay là huyệt. Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay chạm vào xương ống chân từ đó dịch ra phía ngoài 1 chút là huyệt.

Tác dụng :

  • Lý tỳ vị, điều trung khí, bổ hư nhược… trị đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hóa kém, chán ăn,rối loạn tiêu hóa, nấc, ợ hơi, cẳng chân đau,đầu gối đau, liệt chi dưới, cơ thể suy nhược, người bệnh nặng mới lành…

Thủ thuật điều trị :

  • Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu… Đắc khí có cảm giác căng tức tại chỗ hoặc lan xuống bàn ngón chân thứ 2.

Chú ý : Trẻ em dưới 7 tuổi không nên cứu huyệt này.

Tham khảo :

  • Phương pháp cứu tăng tuổi thọ theo sách “Danh gia mạn lục” : mỗi tháng cứu 8 ngày đầu tiên cứu trực tiếp tại huyệt gây bỏng vùng cứu, Phương pháp này giúp tăng tuổi thọ.
  • Dùng thủ pháp bổ lên huyệt này giúp tăng nhu động ruột, dùng thủ pháp tả lên huyệt này lại làm giảm nhu động ruột.

Dũng tuyền

  • Dũng có nghĩa là mạnh mẽ, tuyền là suối. Huyệt ở khe lòng bàn chân, giống như con suối, đồng thời cũng là huyệt tỉnh, nguồn khởi phát của kinh thận đi ra rất mạnh mẽ nên gọi là dũng tuyền.
  • là 1 trong nhóm hồi dương cửu châm có tác dụng nâng cao và phục hồi chính khí.
  • Là 1 trong tam tài huyệt ( 3 huyệt tối quan trọng của cơ thể ) : bách hội ( thiên ), đản trung ( nhân ), dũng tuyền ( địa )
  • Huyệt là nơi cơ thể hấp thu và trao đổi địa khí. Địa khí ra vào cơ thể thông qua huyệt này.

Vị trí :

Huyệt Dũng Tuyền

Huyệt nằm ở chỗ lòm dưới lòng bàn chân, kẻ 1 đường thẳng từ đỉnh ngón chân thứ 2 đến cuối gót chân, rồi chia thành 5 phần bằng nhau, huyệt nằm ở 2/5 trên và 3/5 dưới của bàn chân ngay chỗ lõm.

Tác dụng:

  • Giáng âm hỏa, thanh thận nhiệt…điều trị đau gan bàn chân, bàn chân quá nóng hoặc quá lạnh, kích ngất, mất ngủ, đỉnh đầu đau, đau họng, nôn mửa, ho lâu ngày không khỏi…

Thủ thuật điều trị :

  • Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu… Đúng huyệt có cảm giác căng tức toàn bàn chân.

Tham khảo :

  • Ho lâu ngày không khỏi,trước khi đi ngủ hãy xoa 1 chút dầu nóng vào huyệt dũng tuyền rất hiệu quả.

Kết Luận :

Trên đây là một số huyệt đạo cơ bản trong cơ thể nhưng chúng giữ những vai trò rất quan trọng trong phòng bệnh cũng như điều trị bệnh. Nhưng cũng không nên coi thường bệnh tật, nếu bạn bị mắc chứng bệnh nào thì hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ để có được lời khuyên cũng như phương pháp điều trị tốt nhất.

Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt và bình an trong cuộc sống !

Đánh giá nội dung

Từ khóa » Các Huyệt ở Bụng