Những Khái Niệm Cơ Bản Về Bản đồ Giáo Khoa - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Tư liệu khác
Những khái niệm cơ bản về bản đồ giáo khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.2 KB, 12 trang )

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢN ĐỒ GIÁO KHOAI. ĐỊNH NGHĨA BẢN ĐỒ GIÁO KHOABản đồ giáo khoa là nguồn tài liệu giáo khoa phục vụ cho việc dạy, học và nghiên cứu một loạt các bộmôn khoa học khác nhau nhưng trước hết là địa lí và lịch sử. Đối tượng chủ yếu dùng bản đồ giáo khoa làcác thầy giáo và học sinh ở nhà trường, tuy nhiên bản đồ giáo khoa khi phát hành cũng còn được sử dụngrộng rãi trong nhân dân. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học địa lí là sự phát hiện các quan hệ nhânquả, các mối liên hệ phụ thuộc giữa các đối tượng và hiện tượng nghiên cứu, những biến đổi của chúng theothời gian và theo không gian. Nhiệm vụ đó chỉ được thực hiện có kết quả khi người giáo viên biết sử dụngtốt, khai thác triệt để các bản đồ trong khi giảng dạy. Vì vậy, đã từ lâu mọi người thừa nhận là không thể dạyhọc địa lí mà không có bản đồ, nhưng khi đó bản đồ chỉ được coi như một đồ dùng dạy học trực quan đơnthuần. Ngày nay, chúng ta không xem bản đồ giáo khoa như thế, mà coi nó là một nguồn tài liệu độc lập,nghĩa là bản đồ giáo khoa vừa là công cụ để dạy học địa lí, vừa là nguồn tư liệu khoa học độc lập, là đốitượng nghiên cứu những kiến thức địa lí. Bản đồ được xem như một cuốn sách giáo khoa địa lí thứ hai.Các sản phẩm bản đồ giáo khoa được sử dụng rất rộng rãi ở các bậc học khác nhau từ cấp cơ sở đến đạihọc, ở các trường Trung học chuyên nghiệp của nhiều ngành nghề khác nhau, kể cả các bản đồ giáo khoa cóđặc trưng riêng phục vụ việc dạy học ở các trường khiếm thị, khuyết tật. Hệ thống sản phẩm bản đồ giáokhoa vừa phải đủ kiểu loại để phục vụ mọi phương pháp dạy học, học, nghiên cứu, kiểm tra, đối thoại, ôntập và làm bài tập, xây dựng sơ đồ, bình đồ địa thế… lại vừa phải có nội dung và phương pháp tương ứng chocác nhóm tuổi khác nhau, cho học sinh và giáo viên, cho lớp học, giảng đường và cho tủ sách gia đình. Điềuđó cũng có nghĩa là phải tương ứng với chương trình học và mục tiêu đào tạo.Những kiến thức cơ bản về sự thành lập và nhất là sử dụng bản đồ là cơ sở của hệ thống kiến thức bảnđồ ban đầu được nhà trường cung cấp cho học sinh không thông qua một môn bản đồ học riêng mà thôngqua việc học địa lí từ lớp 6 trở lên. Thế giới hiện đại đòi hỏi mỗi công dân phải hiểu và biết bản đồ - nhữngkiến thức rất cần để làm việc ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, dù là quản lí, lập quy hoạch, thiết kế, thicông… trong dân sự cũng như trong quân đội. Điều đó có nghĩa là cả trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựngđất nước đều không thể không biết bản đồ, dù là ở mức văn hoá chung.Từ trước tới nay đã có nhiều định nghĩa về bản đồ giáo khoa. L.X.Garaevxkaia định nghĩa: “Bản đồgiáo khoa là những giáo cụ trực quan phục vụ cho giảng dạy”. Nếu quan niệm như thế thì vô tình xếp bản đồgiáo khoa vào các phương tiện dạy học thuần tuý. Buđanov lại quan niệm: “Những bản đồ phục vụ cho việcgiảng dạy ở trường phổ thông gọi là bản đồ giáo khoa”. Quan niệm như thế cũng chưa đầy đủ, bởi vì tronghệ thống giáo dục có rất nhiều hình thức đào tạo, như giáo dục Phổ thông, Cao đẳng, Đại học…U.C.Bilichvà A.C. Vasmus đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn: “Bản đồ giáo khoa là những bản đồ đượcsử dụng trong mục đích giáo dục, cần đảm bảo cho việc dạy và học trong các cơ quan giáo dục dưới tất cảmọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp từ học sinh đến đào tạo chuyên gia.Những bản đồ đó cũng được xử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước hết là địa lí và lịch sử”.Định nghĩa được coi là đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất đối với mọi loại tài liệu bản đồ giáo khoa, kể cả khidùng các phương tiện hiện đại trong tự động hoá để thành lập và sử dụng bản đồ giáo khoa nói riêng và bảnđồ nói chung có lẽ là định nghĩa sau đây: “Bản đồ giáo khoa là sự biểu hiện thu nhỏ của mặt đất trên mặtphẳng, theo một cơ sở toán học nhất định, bằng phương tiện đồ hoạ (ngôn ngữ bản đồ). Để phản ánh có hệthống những dấu hiệu cơ bản nhất, đặc trưng nhất và điển hình nhất của môi trường địa lí, thể hiện sự phânbố, trạng thái và mối liên hệ lẫn nhau của khách thể tương ứng với mục đích, nội dung và phương pháp củamôn học, phù hợp với trình độ phát triển trí óc của lứa tuổi, đồng thời có xét đến yêu cầu giáo dục thẩm mĩvà vệ sinh học đường”.II. TÍNH CHẤT CỦA BẢN ĐỒ GIÁO KHOABản đồ giáo khoa trước hết phải mang những đặc điểm của bản đồ địa lí nói chung. Bản đồ giáo khoaphải được xác định trên cơ sở toán học nhất định, bản đồ phải là sự thể hiện một cách có chọn lọc, khái quáthoá để phục vụ cho mục đích, nội dung chủ đề và tỉ lệ nhất định. Đồng thời, bản đồ giáo khoa cũng phảidùng ngôn ngữ bản đồ để phản ánh sự vật và hiện tượng. Như vậy, ngoài những tính chất chung của một bảnđồ địa lí, bản đồ giáo khoa còn có những tính chất riêng để xác định mục đích sử dụng của nó.1. Tính khoa học của bản đồ giáo khoaLà một nguồn tư liệu độc lập, một cuốn sách giáo khoa thứ hai cho nên tính chất đầu tiên của bản đồgiáo khoa phải là tính khoa học.Tính khoa học được biểu thị ở độ chính xác tương ứng về mặt địa lí giữa bản đồ và thực địa, độ chínhxác về cơ sở toán học bản đồ. Bản đồ địa lí được xây dựng theo quy luật toán học nhất định, theo tỉ lệ nhấtđịnh. Quy luật toán học biểu hiện rõ ở tính đơn trị và tính liên tục của việc biểu hiện bản đồ. Tính đơn trịbiểu hiện ở chỗ một điểm bất kì trên bản đồ có toạ độ x và y chỉ tương ứng với một điểm trên bề mặt đất vàmỗi kí hiệu đặt trên điểm này chỉ có một ý nghĩa cố định rõ ràng trong bản chú giải. Tính liên tục biểu hiệnở chỗ trên bản đồ “không có khoảng trống”. Điều đó nói lên rằng trên khắp lãnh thổ biên vẽ bản đồ đã đượcnghiên cứu đầy đủ, mọi đối tượng phân bố trên lãnh thổ và không gian của chúng đã có tài liệu chính xác. Tỉlệ và các đơn vị đo, thang màu và sự phân cấp chỉ số số lượng, sự phân cấp kí hiệu cho phép thực hiện trênbản đồ mọi khả năng đo tính và nhận biết đặc điểm khác nhau của các hiện tượng.Tính khoa học của bản đồ còn biểu hiện ở sự phù hợp giữa đặc điểm các hiện tượng được biểu hiện vớinội dung của phương pháp thể hiện bản đồ.Tính khoa học của bản đồ cũng được xác định bằng lượng thông tin thích hợp. Nhìn chung lượng thông tintrên mỗi bản đồ càng nhiều thì giá trị sử dụng càng cao, nhưng đến một giới hạn nhất định tuỳ theo loại hình, nộidung và tỉ lệ bản đồ. Nếu vượt quá giới hạn này sẽ làm cho việc sử dụng khó khăn, do vậy mà giá trị sử dụng vàtính khoa học sẽ giảm đi.Ngoài những biểu hiện trên, tính khoa học của bản đồ còn biểu hiện ở tính trừu tượng, tính chọn lọc vàtính tổng hợp, tính bao quát, tính đồng dạng và tính logic.Ở nhà trường phổ thông, nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ dạy cho học sinh những kiến thứckhoa học của bộ môn mà còn thông qua việc dạy chữ để dạy người. Người thầy giáo phải đóng góp phầnmình trong giáo dục và đào tạo con người mới. Chính vì vậy, những kiến thức truyền đạt cho học sinh nhấtthiết phải trên quan điểm duy vật biện chứng. Trên bản đồ cần phải có những tiền đề để thông qua đó ngườigiáo viên trang bị cho học sinh thế giới quan duy vật.2. Tính trực quan của bản đồ giáo khoaCác bản đồ dùng trong nhà trường, đặc biệt thể loại bản đồ treo tường đòi hỏi phải có tính trực quancao, đó chính là tính đặc trưng quan trọng nhất của bản đồ giáo khoa. Tính trực quan thường mâu thuẫn vớitính khoa học. So với các bản đồ khác, bản đồ giáo khoa khái quát cao hơn, dùng nhiều hình ảnh trực quan,phương pháp biểu thị trực quanhơn và phần lớn là vượt ra ngoài điều kiện cho phép của tỉ lệ bản đồ. Tiêuchuẩn để đánh giá tính trực quan của bản đồ là thời gian dùng để nhận biết và hiểu nội dung bản đồ. Nhữngdấu hiệu dùng trên bản đồ cần có hình dạng và mầu sắc gần với thực tế để học sinh có thể nhanh chóng nhậnbiết nội dung của hiện tượng được phản ánh và nhớ lâu.Mọi người đều thừa nhận là trong một bài giảng địa lí nếu dùng bản đồ như một đồ dùng trực quan thìbài giảng sẽ dễ hiểu và có sức hấp dẫn đối với học sinh. Tuy nhiên, không nên lạm dụng tính trực quan màcần phải lựa chọn giới hạn một cách hợp lí cho tính trực quan để khỏi gây ra những ảnh hưởng phản tácdụng.3. Tính sư phạm của bản đồ giáo khoaTính sư phạm của bản đồ được biểu hiện trên nhiều mặt, nhưng nói chung đều thống nhất ở chỗ phảiđảm bảo tính tương ứng giữa bản đồ với chương trình, sách giáo khoa, tâm lí lứa tuổi học sinh, hoàn cảnhcủa nhà trường và hoàn cảnh xã hội.Một bản đồ giáo khoa muốn đảm bảo được tính sư phạm cần phải biểu hiện ở những mặt sau:- Nội dung của bản đồ giáo khoa phải phù hợp với chương trình địa lí của từng cấp học và từng lớp học,phù hợp với trình độ của học sinh.- Nội dung của bản đồ được xác định trên cơ sở chương trình bộ môn, nội dung sách giáo khoa. Nộidung bản đồ phải được tổng quát hoá phù hợp với nội dung sách giáo khoa và nhiệm vụ dạy học. Sách giáokhoa là tiêu chuẩn nội dung để thành lập bản đồ. Nếu sách giáo khoa thay đổi thì nội dung của bản đồ giáokhoa cũng phải thay đổi theo.- Quan trọng hơn cả là bản đồ giáo khoa phải phù hợp với đối tượng sử dụng bản đồ, nghĩa là phải phùhợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh. Khi làm một bản đồ giáo khoa treo tường thì việc xác định tỉ lệ bảnđồ, các đường nét trên bản đồ, màu sắc và lực nét… đều phải dựa vào chiều cao của học sinh, khả năng tưduy, đặc biệt thị lực của học sinh. Ngoài ra quy mô lớp học, cách bố trí lớp học cũng ảnh hưởng tới việcthiết kế bản đồ giáo khoa.- Lưới chiếu (mạng lưới kinh vĩ tuyến) cùng tỉ lệ bản đồ giáo khoa cũng phải phù hợp với nội dung bài học,phù hợp với lứa tuổi học sinh. Ở những lớp đầu cấp, lưới chiếu là phần nội dung bài học, giúp học sinh hìnhdung được hình dạng Trái Đất, sự phân chia các bán cầu (Đông – Tây, Nam – Bắc), phân chia kinh vĩ độ, múigiờ, các đới khí hậu và biến dạng trên bản đồ… Khi cần biểu hiện một phần hay toàn bộ Trái Đất thì nên dùngcác lưới chiếu giữ đúng hình dạng để học sinh nhận biết dễ dàng.- Ở các lớp cao hơn, các em học sinh đã có vốn kiến thức địa lí khá hơn, tư duy địa lí đã phát triển caohơn, việc biên vẽ các bản đồ nên dùng các lưới chiếu biểu hiện đúng diện tích lãnh thổ biên vẽ bản đồ. Trêncùng một lãnh thổ biên vẽ bản đồ nhưng được xây dựng ở các tỉ lệ khác nhau thì nên dùng cùng một loạilưới chiếu để học sinh tiện so sánh, đối chiếu.- Tính sư phạm còn biểu hiện ở sự thống nhất cách ghi chữ, hệ thống kí hiệu, các phương pháp biểu hiệnmà học sinh đã quen biết. Bố cục bản đồ phải hợp lí, trình bày đẹp để vừa giáo dục óc thẩm mĩ vừa kíchthích học sinh say mê làm việc với bản đồ, đem lại cho các em sự hứng thú học môn địa lí.Những biểu hiện của tính sư phạm đều có liên quan chặt chẽ với nhau, cùng thống nhất ở mục tiêu giảngdạy, học tập và được trình bày một cách có hệ thống trên các loại bản đồ từ lớp dưới lên lớp trên. Sử dụngbản đồ giáo khoa chỉ có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi chúng thành một hệ thống thống nhất.III. CÁC LOẠI BẢN ĐỒ GIÁO KHOAThể loại các sản phẩm bản đồ giáo khoa rất phong phú và đa dạng cả về không gian, nội dung, phươngpháp phản ánh lẫn hình thức sử dụng. Các kiểu atlas, bản đồ hay các tài liệu bản đồ giáo khoa khác phục vụgiáo dục và đào tạo cho học sinh và giáo viên, cho từng môn học, cho từng lớp học hay cấp học đều phảixuất phát từ việc nghiên cứu kinh nghiệm công tác trong trường học cũng như công nghệ sản xuất bản đồcủa đát nước. Tuy nhiên, ở dạng nào thì các sản phẩm bản đồ giáo khoa cũng đều là những phượng tiệnnhận thức, nghiên cứu thực tế khách quan, trước hết là nhận thức quy luật phân bố và các mối liên hệ lẫnnhau của các đối tượng và hiện tượng trong không gian. Các tài liệu bản đồ giáo khoa bao gồm:1. Mô hình địa lí giáo khoa1.1. Mô hình trái đấtQuả địa cầu là mô hình Trái Đất thu nhỏ, trong đó tất cả các yếu tố của nó như bán kính Trái Đất, hệthống kinh vĩ tuyến, diện tích các lục địa, đảo, đại dương… đều được thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định. Quảđịa cầu biểu hiện đúng các đối tượng quan trọng trên bề mặt Trái Đất và giữ được tính chất địa lí của chúng.Khoảng cách và diện tích, góc và hình dạng đối tượng không có sai số chiếu hình. Tỉ lệ của quả địa cầu nhưnhau ở tất cả mọi điểm. Quả địa cầu cho ta một khái niệm đúng và trực quan về hình dạng Trái Đất, về kíchthước, hình dạng và vị trí tương quan của các phần trên mặt đất và cụ thể hoá các yếu tố của Trái Đất như:trục quay, các cực và mạng lưới địa lí (hệ thống kinh vĩ tuyến). Tỉ lệ của quả địa cầu dùng trong thực tiễnthay đổi từ 1: 100.000.000 đến 1: 25.000.000. Quả cầu địa lí dùng trong nhà trường thường có tỉ lệ1:50.000.000 tức là 1cm trên quả địa cầu tương ứng với 500 km trên bề mặt Trái Đất. Hiện nay thường cóquả địa cầu tự nhiên, quả địa cầu địa hình, quả địa cầu chính trị…1.2. Mô hình địa phươngMô hình địa phương là một phần mặt đất thu nhỏ lên “bản đồ địa hình nổi” theo một tỉ lệ nhất định, nóthể hiện không gian ba chiều, tái hiện lại bề mặt lồi lõm của Trái Đất. Mô hình địa phương dễ hiểu, trựcquan, có tác dụng không chỉ để khái quát và nhìn bao quát địa phương mà còn giúp ta giải quyết các nhiệmvụ thực tiễn như thiết kế đường giao thông, hồ chứa nước, hệ thống thuỷ nông…Các mô hình nổi địa phương thường có độ chính xác kém hơn so với các bản đồ thông thường. Để thểhiện được tương quan độ cao của địa hình, người ta phải cường điệu tỉ lệ đứng so với tỉ lệ ngang từ 2 đến 10lần hoặc hơn nữa. Sự cường điệu này kéo theo độ dốc của các mặt phẳng nghiêng tăng nhanh và các đỉnhnúi độc lập sẽ có dạng hình kim. Sử dụng mô hình như thế dễ dẫn tới những biểu tượng không chính xác vềhình dạng của bề mặt Trái Đất. Khắc phục tình trạng trên, người ta phải sử dụng một tỉ lệ thẳng đứng thayđổi phóng đại phù hợp với đồng bằng thấp và các miền trước núi.2. Bản đồ trong sách giáo khoaSách giáo khoa là tài liệu giáo khoa cơ bản chính thức. Ngôn ngữ chữ viết là kênh truyền chủ yếu đượccác em học sinh học ngay từ ngày đầu tới trường và được sử dụng trong suốt cả cuộc đời, dù rằng ngôn ngữđồ hoạ xuất hiện trước cả chữ viết. Như vậy, ngôn ngữ chữ viết dễ hiểu và được nắm chắc hơn trong mọilĩnh vực hoạt động của con người. Nhưng một cuốn sách giáo khoa dù là rất hay về mọi mặt thì cũng khôngthể hấp dẫn như một cuốn tiểu thuyết, nếu từ đầu đến cuối chỉ toàn là chữ viết. Việc đưa bản đồ, đồ thị,tranh ảnh (trắng đen và màu) vào sách giáo khoa làm cho cuốn sách trở nên hấp dẫn và sinh động hơn. Đó làmột mục tiêu của sách giáo khoa.Mối liên hệ hữu cơ của bài viết với bản đồ là rất quan trọng. Mỗi loại ngôn ngữ (chữ viết, con số, đồhoạ…) đều có ưu thế riêng và cũng chính vì vậy mà chúng tồn tại song song với nhau. Ngôn ngữ bản đồ vàbản đồ trong sách giáo khoa nói chung là ngôn ngữ không gian - ngôn ngữ mô tả sự phân bố, cấu trúc khônggian của đối tượng, mối liên hệ lẫn nhau của các đối tượng… rất trực quan và có thể ngay một lúc quan sáttoàn lãnh thổ. Có thể chọn các phương án liên kết bản văn với bản đồ như sau:- Bài viết không đề cập tới vấn đề phân bố không gian của hiện tượng dành phần đó cho bản đồ.- Dựa vào sự phân bố của hiện tượng, sự phân cấp hiện tượng rõ ràng trên bản đồ mà bài viết rút ra quyluật, dẫn ra mối liên hệ đặc trưng của các hiện tượng… và giúp học sinh phương pháp đọc bản đồ.- Bài viết phải có sự liên kết với bản đồ, giúp học sinh tự nghiên cứu bản đồ rồi tự đưa ra kết luận. Sựphối hợp chặt chẽ giữa bản đồ với bài viết, có sự chỉnh hợp hài hoà, đầy đủ giữa bài viết với bản đồ trongsách giáo khoa (và với cả bản đồ trong atlas giáo khoa, bản đồ treo tường…) là đặc biệt quan trọng, nhất làđối với các học sinh lớp dưới.- Hiện nay do khuôn khổ sách giáo khoa nhỏ, lại in đen trắng nên bản đồ trong sách giáo khoa thườngcó tỉ lệ nhỏ, nội dung biểu hiện rất hạn chế. Các bản đồ dùng để minh hoạ bài học, giúp học sinh tư duy bàihọc gắn liền với lãnh thổ và bổ sung những kiến thức cần thiết mà sách giáo khoa không nói hết.3. Bản đồ giáo khoa treo tường 3.1. Đặc điểm của bản đồ giáo khoa treo tườngBản đồ giáo khoa treo tường là loại bản đồ dùng để dạy học ở trên lớp. Nó được dùng để nghiên cứu,giảng dạy và học tập trong nhiều lĩnh vực địa lí và lịch sử.Bản đồ giáo khoa treo tường là cuốn sách giáo khoa trực quan chính của lớp học, phục vụ cho việc dạyvà học địa lí. Giáo viên sử dụng bản đồ treo trên tường, trực diện với học sinh làm phương tiện truyền thụkiến thức, học sinh dùng làm phương tiện để nhận thức. Như vậy, bản đồ giáo khoa treo tường khác với cácloại bản đồ giáo khoa khác vì chức năng của nó là dùng để dạy học ở trên lớp, phục vụ cho mục đích giảngdạy và học tập ở một lớp hay ở một cấp học nhất định. Mục đích đó chi phối những đặc điểm dưới đây củabản đồ giáo khoa treo tường:- Bản đồ giáo khoa treo tường thể hiện được nội dung địa lí trong các mối quan hệ và cấu trúc khônggian, đảm bảo được tính lôgic khoa học của vấn đề mà giáo viên trình bày: Trên bản đồ, lượng thông tinkhoa học phải tương xứng với tỉ lệ bản đồ, các đối tượng địa lí trên bản đồ được khái quát hoá cao, có đốitượng phải cường điệu hóa đến mức cần thiết. Nhiều kí hiệu tượng trưng tượng hình, nhiều màu sắc đẹp,gần gũi đối tượng đã được sử dụng làm cho bản đồ có tính trực quan cao, gây hứng thú cho việc học tập địalí. Nội dung kiến thức và phương pháp trình bày trên bản đồ phải phù hợp với tâm sinh lí của lứa tuổi, vớithị lực học sinh trong khoảng cách từ 5 đến 10m, với trình độ nhận thức của từng cấp học. Vì vậy, bản đồtreo tường có hệ thống kí hiệu lớn, chữ viết to, màu sắc rực rỡ, đẹp, có độ tương phản mạnh. Bản đồ treotường được thầy trò cùng sử dụng ở trên lớp để dạy và học bài mới, ôn tập và kiểm tra những kiến thức cũ.Chúng thường được sử dụng kết hợp với các bản đồ, sơ đồ và lược đồ trong sách giáo khoa, atlas và bản đồbài tập.- Bản đồ giáo khoa treo tường bao giờ cũng có kích thước lớn. Vì bản đồ được treo trên lớp để học sinhquan sát nên kích thước phải lớn để học sinh ngồi phía cuối lớp cách bản đồ từ 5 – 7m có thể quan sát đượcnhững nội dung thể hiện trên bản đồ. Kích thước chung của loại bản đồ này thường 79 x 109cm (Ao) đến150 – 200cm. Phạm vi lãnh thổ thể hiện trên bản đồ thường lớn như: toàn thế giới, một bản cầu, một nướchoặc ít nhất là một khu vực lớn trong một nước. Riêng bản đồ địa lí địa phương là thể hiện phạm vi lãnh thổmột tỉnh hay một huyện… nên thường có tỉ lệ lớn, còn phần lớn các bản đồ giáo khoa treo tường đều có tỉ lệnhỏ.- Hình thức thể hiện trên các bản đồ giáo khoa treo tường thường mang tính trực quan và tính mĩ thuật cao.Trên bản đồ thường dùng các kí hiệu đủ lớn để học sinh ở xa cuối lớp cũng có thể đọc được. Vì thế chữ trên bảnđồ phải viết to, lực nét đậm, các kí hiệu lớn, trực quan, màu sắc mạnh, rõ ràng như hài hoà, một số đối tượng cầnđược cường điệu hoá thể hiện ở dạng phi tỉ lệ. Cấu trúc hình vẽ kí hiệu đơn giản, dùng nhiều kí hiệu tượng hìnhnhất là dùng cho các cấp dưới. Tính trực quan đòi hỏi trước hết phải có nội dung rõ ràng đầy đủ phản ánh đúngđặc điểm địa phương.- Về nội dung bản đồ giáo khoa treo tường có mức độ khái quát hoá rất cao. Vì có như vậy mới cho họcsinh thấy được những đặc điểm chính, chủ yếu của lãnh thổ. Nội dung của bản đồ phải phù hợp với chươngtrình từng lớp và tâm lí lứa tuổi của học sinh. Bản đồ chú giải của bản đồ giáo khoa treo tường phải đượcsắp xếp một cách lôgic, chặt chẽ, rõ ràng. Bản đồ giáo khoa BĐGK treo tường cũng có các bản đồ phụ, đồthị, biểu đồ… để hỗ trợ cho nội dung chính của bản đồ.Bản đồ giáo khoa treo tường có thể được xây dựng cho một phần, một chương, một bài học, nó có thểđược sử dụng trong suốt tiết học từ khâu đầu cho đến khâu cuối của giờ giảng. Trong một tiết học cũng cóthể sử dụng nhiều loại bản đồ. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào nội dung bài giảng, phương pháp truyềnthụ của giáo viên.3.2. Những yêu cầu có tính nguyên tắc đối với bản đồ giáo khoa treo tường- Bản đồ giáo khoa treo tường phải đảm bảo phương hướng chính trị, khoa học nhất định. Mỗi một bảnđồ đều có tư tưởng chính trị nhất định phục vụ cho mục đích tư tưởng của bài giảng.- Bản đồ phải phù hợp với nội dung chương trình của sách giáo khoa, phù hợp với atlas giáo khoa, vớibản đồ bài tập và các thể loại bản đồ khác, đồng thời phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh… Muốnthế khi thành lập bản đồ phải căn cứ vào nội dung chương trình, nội dung sách giáo khoa, coi đó là nội dungcơ bản để xây dựng bản đồ. Người thành lập bản đồ phải có kiến thức về bản đồ học, địa lí học, khoa họcgiáo dục và phương pháp giảng dạy bộ môn.- BĐGK treo tường không chỉ có tác dụng minh họa cho sách giáo khoa mà còn là nguồn tri thức độclập của địa lí, trên đó phản ánh đặc điểm địa lí của điạ phương, chỉ ra mối quan hệ của các hiện tượng,nhưng không quá tải. Nếu bản đồ chỉ thể hiện nội dung sách giáo khoa thì bản đồ sẽ sơ lược có nhiều chỗtrống. Những tư liệu bổ sung có nhiệm vụ làm rõ thêm,làm dễ hiểu hơn những nội dung trong sách giáokhoa. Nó phản ánh bản chất của các mối quan hệ vốn có trên thực tế địa phương, làm thoả mãn tính tò mò,lòng ham hiểu biết của học sinh trong công tác độc lập của mình. Cần chú ý là việc đưa nội dung bổ sungnào vào cũng cần cân nhắc tới mức độ cần thiết của nó, tới đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của họcsinh, trong điều kiện tỉ lệ bản đồ cho phép. Nội dung cơ bản của bản đồ giáo khoa treo tường là nội dung cótrong sách giáo khoa.- Việc đưa các yếu tố bổ sung lên bản đồ bao nhiêu là vừa còn có những ý kiến chưa thống nhất.Pôlêvikin đề nghị đối với các bản đồ giáo khoa đầu cấp, tư liệu bổ sung không vượt qua 30% nội dung sáchgiáo khoa. Ở những lớp cao hơn tư liệu bổ xung không vượt quá 50%. Theo K.A.Xalíev thì tư liệu bổ xungkhông vượt quá 30% ở bản đồ giáo khoa treo tường, còn ở Atlas thì không vượt qua 50%.- Không biến bản đồ giáo khoa thành sơ đồ. Sự bố trí mạng lưới kinh vĩ tuyến và các đối tượng địa líphải phù hợp với thực tế, sự định vị phải chính xác. Bản đồ là một tài liệu khoa học nên nó phải đảm bảochính xác về mặt toán học. Kích thước, hình dạng, vị trí và mối quan hệ không gian của các đối tượng thểhiện phải có sự chính xác và nêu được đặc tính của đối tượng, việc lựa chọn các phương pháp thể hiện phảiphù hợp với đặc điểm đối tượng và phân biệt được rõ các đối tượng. Yêu cầu này cũng phải cân đối vớinhững yêu cầu khác.- Tất cả các số liệu được sử dụng trong bản đồ giáo khoa treo tường cần đạt tới trình độ hiện đại,thường xuyên cập nhật cho phù hợp với sách giáo khoa và thực tế. Khi sách giáo khoa thay đổi, bản đồkhông phù hợp với sách nữa phải xây dựng mới, hoặc nếu sử dụng giáo viên phải giải thích và bổ sungnhững tài liệu, số liệu mới. Trong trường hợp này thường hay xảy ra đối với các vấn đề kinh tế - xã hội. Dođó khi xây dựng phải lựa chọn những số liệu mới nhất nhưng ổn định, đồng thời phải dự đoán sự phát triểncủa các hiện tượng để lựa chọn số liệu thể hiện thích hợp.- Bản đồ giáo khoa treo tường phải đảm bảo tính trực quan. Tính trực quan cũng như sự hấp dẫn truyềncảm đồi với học sinh là một yêu cầu quan trọng. Một bản đồ giáo khoa treo trước lớp, đẹp, sáng sủa mangtính mĩ thuật cao sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, giúp học sinh tiếp thu nhận hơn các tài liệu giáokhoa. Muốn thực hiện yêu cầu này phải nghiên cứu tâm lí học sinh, dùng kí hiệu to nổi, nhiều kí hiệu tượnghình, dùng màu sắc mạnh, tươi rõ, chữ viết lớn, lực nét đậm.4. Các xêri bản đồ giáo khoaCác xêri bản đồ được xây dựng nhằm mục đích phân tích, so sánh các đối tượng, hiện tượng hoặc lãnhthổ cần nghiên cứu một cách đấy đủ và chi tiết hơn. Các xêri bản đồ giáo khoa thường là các bản đồ:- Cùng có chung một đề tài (nội dung) nhưng khác nhau về lãnh thổ (tự nhiên, hành chính của các châulục, của các quốc gia khác nhau);- hoặc có cùng một lãnh thổ nhưng khác nhau về nội dung để nghiên cứu sâu về mọi mặt lãnh thổ;- hoặc phối hợp các nội dung lẫn các lãnh thổ với tính thống nhất chung rõ rệt.Xêri thứ nhất (có cùng nội dung nhưng lãnh thổ khác nhau) có thể có hai dạng sản phẩm. Các bản đồ cócùng một nội dung, cùng tỉ lệ, phủ trùm lên một vùng lãnh thổ lớn. Xuyên suốt cả xêri là tập hợp các mảnhbản đồ đã phân chia đó. Thí dụ hệ thống bản đồ địa hình 1:50.000 phủ trùm toàn quốc, có thể chia mảnh tựdo để tiện sử dụng.Xêri thứ hai là dạng xêri bản đồ có cùng nội dung, cùng tỉ lệ nhưng không ghép mảnh liên tục được.Xêri bản đồ thứ hai xây dựng theo nguyên tắc có cùng chung lãnh thổ, nội dung có thể là bản đồ các thànhphần địa lí hay một thành phần địa lí nhưng xét theo nhiều khía cạnh hoặc nhiều dạng sử dụng trong kinh tế– xã hội hay quân sự. Thông thường thì xêri bản đồ có cùng chung một lãnh thổ sẽ phải có chung một phépchiếu, một tỉ lệ, trình bày khung như nhau, bố cục tổng thẻ như nhau, có mức độ chi tiết như nhau về cơ sởđịa lí, có mức độ tổng quát hóa, chỉnh hợp nội dung và thậm chí là cả việc sắp đặt tên gọi cũng thống nhấtnhư nhau. Sự thống nhất đó không chỉ tạo thuận tiện cho người dùng, tiết kiệm thời gian mà cả độ tin cậycấn có nữa.Xêri thứ ba đồng nhất cả hai dấu hiệu nội dung và lãnh thổ, tức là có chung các chủ đề và các lãnh thổthể hiện. Ví dụ, có các bản đồ với các chủ đề về vị trí, hình thể, khí hậu, động thực vật, kinh tế… của từngchâu lục.5. Atlas giáo khoa địa lí5.1. Khái niệm chung về atlasAtlas giáo khoa còn gọi là tập bản đồ giáo khoa, là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lí được sắpxếp một cách lôgíc để phục vụ cho mục đích dạy và học. Atlas giáo khoa có tính thống nhất cao về cơ sởtoán học, nội dung và bố cục bản đồ. Atlas giáo khoa được phân biệt theo lãnh thổ thể hiện, theo nội dungvà bố cục bản đồ. Atlas giáo khoa được phân biệt theo lãnh thổ thể hiện, theo nội dung và theo mục đích sửdụng. Atlas giáo khoa dùng cho giáo viên có nội dung phong phú và sâu sắc hơn atlas giáo khoa dùng chohọc sinh.Atlas không đơn giản là một tập hợp các bản đồ địa lí khác nhau ở dạng một cuốn sách. Atlas chứatrong nó một hệ thống các bản đồ liên kết hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau, xuất phát từ mục đích yêu cầu(công năng) của atlas và từ những đặc điểm sử dụng atlas. Dù ở dạng đóng thành sách hay là các tờ rời đượcsắp xếp trong một cái hộp cứng hoặc đặt trong một cái bìa kẹp chung lại thì atlas vẫn luôn phải là một số đòihỏi cơ bản đối với nó là:- Tính đầy đủ của đề tài: Đây là một đòi hỏi rất quan trọng đối với nội dung của atlas.- Tính cụ thể và chi tiết về mặt địa lí: Đòi hỏi này đảm bảo giá trị sử dụng cũng như khả năng thoả mãnnhu cầu thực tế khi sử dụng atlas.- Tính thống nhất nội tại: Điều này cần được thể hiện trong nội dung, trong phương pháp xử lí các dữliệu trong các phương pháp thể hiện, trong cách đặt vấn đề đặc xét các hiện tượng và đối tượng, trong mứcđộ chi tiết biểu hiện, trong cơ sở phân loại, phân cấp, tổng quát hoá và trong việc lựa chọn tỉ lệ, phép chiếu,phương pháp trình bày v.v…- Tính khoa học: Điều này đòi hỏi sự chính xác và đúng đắn về mặt địa lí trong nội dung của atlas, trongviệc phản ánh các đặc điểm và tính chất của các đối tượng, hiện tượng thực tế khách quan. Cách tiếp cậnvấn đề có tính hệ thống, tính khách quan tối đa trong việc sử dụng các chỉ tiêu, các đặc tính, các phươngpháp xử lí mới, các phương tiện toán học xử lí số liệu, có sự tham gia của các chuyên gia các ngành tươngứng liên quan đến các đề tài trong atlas.- Tính hiện đại (đương thời) đòi hỏi rút gọn tối đa thời gian xây dựng atlas, ứng dụng kĩ thuật mới, sửdụng thông tin qua ảnh vệ tinh v.v…- Tính trực quan và tính vừa sức trong mục tiêu giáo dục và đào tạo đòi hỏi phải có sự lựa chọn đúngcác phương pháp bản đồ, kết cấu atlas lô gíc, tính hệ thống trong cách tiếp cận xử lí các bản đồ và các mốiliên hệ lẫn nhau của các yếu tố nội dung được rõ ràng. Vai trò của các tranh ảnh hình vẽ, bảng biểu, đồ thịcủa các bài thuyết minh hay hướng dẫn sử dụng, mô tả hiện tượng và phương pháp xử lí, phản ánh… là rấtlớn trong việc nâng cao tính vừa sức, làm cho atlas dễ tiếp thu, dễ hiểu hơn.Ngày nay, hàng năm người ta cho ra hàng ngàn atlas mới, khác nhau vế đề tài, về lãnh thổ, về công năngcũng như về kích cỡ và khối lượng.5.3. Phân loại atlasCác atlas thường được phân loại tương ứng với cơ sở phân loại các bản đồ địa lí.- Theo lãnh thổ được thể hiện trên các trang bản đồ của atlas ta có atlas thế giới, atlas các châu lục hoặccác vùng lớn của chúng, atlas một nhóm nước, atlas quốc gia, atlas khu vực (các vùng của một nước), atlascác tỉnh, huyện, thành phố v.v… Tương tự như vậy đối với phần nước trên Trái đất người ta cũng chia raatlas các đại dương (các vùng trên các đại dương) atlas biển, hồ lớn và các vùng nhỏ trong đó.- Theo đề tài thường có các atlas sau:+ Atlas địa lí chung, có khi kèm theo một số bản đồ trong đó.+ Atlas địa lí tự nhiên theo ngành hẹp, ví dụ như atlas thổ nhưỡng, atlas tài nguyên cây thuốc… + Atlas kinh tế – xã hội với cách phân chia theo ngành hẹp hoặc theo vùng (phối hợp), ví dụ: atlasđường ô tô, atlas nông nghiệp, atlas phát triển nền kinh tế và văn hoá, atlas tài nguyên nhân văn…+ Atlas tổng hợp (phức hợp) chung bao gồm các đề tài địa lí tự nhiên, kinh tế, chính trị, lịch sử… vớinhiều khía cạnh khác nhau của lãnh thổ. Các atlas quốc gia của các nước khác nhau là ví dụ điển hình choloại atlas tổng hợp.- Thuật ngữ các atlas chuyên đề, nói về loại chuyên ngành (tự nhiên hoặc kinh tế – xã hội) với hai cấpđộ phối hợp lãnh thổ và đề tài để tạo nên nhóm atlas theo nội dung hay atlas chuyên đề.- Theo mục đích xuất phát từ định hướng (nội dung và phương pháp) phục vụ một tầng lớp hay mộtnhóm người dùng nhất định nào đó ta có atlas khoa học tra cứu, atlas phổ thông (rộng rãi chung), atlas dulịch, atlas quân sự, atlas gia đình, atlas sinh viên, atlas học sinh…Các nhóm atlas này rất khác nhau về mứcđộ nội dung, đề tài, kích cỡ.- Về kích cỡ thường có: + Các atlas cỡ lớn hay cò gọi là các atlas để bàn (ví dụ các atlas quốc gia). + Các atlas cỡ trung bình và các atlas cỡ nhỏ hay atlas bỏ túi. Atlas cỡ lớn thường có tổng diện tíchhữu ích của các bản đồ trong tập thường lớn hơn 15m2. Loại trung bình có tổng diện tích hữu ích của cácbản đồ trong atlas dao động từ 6m2 đến 14m2. Atlas cỡ nhỏ có không quá 5m2 tổng diện tích hữu ích của bảnđồ trong tập.- Atlas cũng như bản đồ được sử dụng rộng rãi trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khai sáng văn hoá,giáo dục, giáo dục chính trị - tư tưởng cả trong nhà trường phổ thông và đại học, trung học chuyên nghiệpcũng như trong toàn xã hội. Đối với các tầng lớp người đọc rộng rãi có quan tâm đến địa lí, lịch sử , chínhtrị, hành chính… các atlas đưa ra đặc xét có tính bách khoa toàn thư về các điều kiện tự nhiên và tài nguyênthiên nhiên, trình bày cách sử dụng chúng, trạng thái và các biện pháp bảo vệ môi trường, sự phân bố lựclượng sản xuất vá định hướng phát triển chúng theo quy hoặch và kế hoặch; thể hiện các công trình xâydựng xã hội và văn hoá. Trong nhà trường thường phải dạy học sinh, sinh viên sử dụng các nguồn tài liệubản đồ, học cách đánh giá qua bản đồ các điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thờichuẩn bị đào tạo học sinh cách vận dụng các tri thức lấy được từ bản đồ vào hoạt động thực tế đơn giảnhàng ngày. Đó là những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp giáo dục chung cũng như chuyên ngành, đặcbiệt là khi trong các chương trình học nói chung chưa chú ý dành phần thích đáng cho môn bản đồ học.Hình thức sử dụng đơn giản nhất là lấy ra từ atlas các thông tin tra cứu khác nhau về khu vực nào đótrong lúc học và tự học, trong lúc chuẩn bị bài giảng, trong quá trình thử nghiệm đi thực tế, chuẩn bị tài liệucho báo cáo chuyên đề… Các atlas tra cứu khoa học có khối lượng thông tin đồ sộ, vượt xa các yêu cầu củachương trình đào tạo. Điều nàytạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn thông tin phù hợp với các mục tiêugiáo dục và phương pháp cụ thể. Ví dụ, việc nghiên cứu địa lí dân cư được minh họa rất tốt trên các bản đồdân cư dân tộc. Bản đồ đó thể hiện các điểm dân cư theo số dân, theo vị trí địa lí. Dựa vào bản đồ người tacó thể xác định được kiểu quấn cư khác nhau, mật độ điểm dân cư, đặc điểm phân bố các dân tộc khác nhaucũng như thấy rõ tính chất phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ khác nhau (đồng bằng, đồi núi, núi cao, vùngbiển, vùng cao nguyên…)5.3. Đặc điểm các loại atlas như những tác phẩm trọn vẹnChất lượng của bất kì một atlas nào thể hiện ở tính trọn vẹn, tính đầy đủ và tính thống nhất nội tại củanó. Tính trọn vẹn và đầy đủ có được khi atlas giới thiệu tương đối đủ các vấn đề và các đề tài, xuất phát từcông năng ý tưởng và dụng ý của atlas. Thường thì yêu cầu đấy đủ số lượng, đề tài nội dung kéo theo việctăng số lượng bản đồ hoặc tăng khối lượng của atlas đã định, do đó buộc phải thu nhỏ tỉ lệ bản đồ. Trong lúcđó một số đề tài riêng biệt hoặc một số vùng trong lãnh thổ đòi hỏi phải được thể hiện ở tỉ lệ lớn. Lối thoátnằm trong việc lựa chọn chặt chẽ, chính xác các đề tài hết sức cần và lược bỏ các đề tài ít ý nghĩa, kết hợpthật hợp lí các đề tài trên cùng một bản đồ, lựa chọn các tỉ lệ ở mức độ tối thiểu và lại đủ, gạt bỏ những chỗtrùng lặp không có cơ sở, ví dụ một lãnh thổ được thể hiện nhiều lần trên các bản đồ khác nhau.Tính thống nhất nội tại của atlas được hiểu là tính bổ sung cho nhau, chỉnh hợp với nhau của các bản đồcó trong atlas, là khả năng dễ dàng đối chiếu, so sánh các bản đồ trong atlas với nhau. Điều này đòi hỏi sựlựa chọn hợp lí và hạn chế dùng số lượng lớn các lưới chiếu và tỉ lệ khác nhau. Phải đảm bảo cho chúng cómối tương quan đơn giản với nhau, có cùng cơ sở địa lí chung, nền địa lí chung cho các bản đồ cùng nhóm,tính chỉnh hợp trong chú giải của các bản đồ khác nhau về mặt các chỉ tiêu và mức độ chi tiết. Thống nhấtnguyên tắc tổng quát hoá, có mối liên hệ lẫn nhau của các phương pháp thể hiện, của hệ thống kí hiệu bảnđồ, màu sắc và kiểu cỡ chữ; cùng quy nội dung vào một thời điểm (thời hạn) nhất định, có sự phân bố hợp lí(trình tự lôgíc sắp xếp) các đề tài và bản đồ và tất nhiên là trong quá trình thành lập atlas có xét đến mói liênhệ lẫn nhau giữa các hiện tượng được thể hiện trên các bản đồ khác nhau của atlas.Mục đích, công năng của atlas xác định nội dung hay lượng thông tin cần công bố trong atlas, kết cấuatlas (số lượng các phần của atlas và trình tự sắp xếp chúng) và khối lượng atlas (số lượng các bản đồ vàkích thước). Tuy nhiên, do mục đích và công năng của atlas là đa dạng, nên nội dung, kết cấu và khối lượngcủa các atlas cũng rất đa dạng. Nhiều atlas còn kèm theo các bài viết (thuyết minh hoặc hướng dẫn dùngatlas), các bảng biểu và tranh ảnh minh họa, các số liệu tra cứu và các bảng thống kê khác nhau Các bài viết không đơn thuần là mô tả hiện tượng ngoài thực địa, mà còn giải thích phương pháp bảnđồ, nguyên tắc xây dựng các bản chú giải, mô tả nguồn tài liệu, phương pháp biên soạn, độ tin cậy của bảnđồ, giải thích nội dung bản đồ, bổ sung những dữ liệu còn thiếu hoặc chưa hoàn chỉnh, nói rõ về mối liên hệlẫn nhau, về động thái của các hiện tượng. Rõ ràng bài viết phải gắn bó hữu cơ với bản đồ trong kết quảdùng các nguồn tài liệu, trong phân loại hiện tượng, về các chỉ tiêu đã đưa ra trên bản đồ và trong bài viết.Một phần nữa của atlas rất quan trọng là phần tra cứu địa danh (có khi chiếm đến 1/3 khối lượng trang bảnđồ), nó giảm nhẹ các đối tượng cần biết.Rất phổ biến là các loại atlas phổ thông khoa học đại chúng (cũng được xem là loại atlas khoa học tracứu). Loại này thường dùng cho các tầng lớp tri thức, cho thư viện, cho các trường học, các cơ quan Đảngvà chính quyền. Nội dung của loại atlas này tương đối đầy đủ về thiên nhiên, dân cư, kinh tế, văn hoá, xãhội, về phân chia hành chính, chính trị, về các lịch sử quan trọng. Khi xây dựng các atlas này chủ yếu là sửdụng, khai thác và xử lí các tài liệu đương thời.Loại phổ biến thứ hai là atlas địa phương (còn gọi là địa phương chí) của các tỉnh, hay các vùng. Đâycũng là loại atlas tra cứu khoa học khu vực (tỉnh, thành phố). Loại atlas này tổng kết đầy đủ và trọn vẹn cáctri thức đương thời về địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế, văn hoá, lịch sử… tương ứng với từng tỉnh, thành(vùng, khu). Atlas địa lí địa phương hay atlas tỉnh thường làm tính chất atlas giáo khoa địa phương chí, kếtcấu của nó cũng tương tự như loại trên. Tuy nhiên, loại atlas này có khối lượng không lớn và dày không quá50 trang. Nội dung và giá thành của loại atlas này thỏa mãn nhu cầu của hầu hết các tầng lớp quần chúngrộng rãi, vì nó mang tính chất vừa phục vụ đắc lực cho giáo dục văn hoá chung, vừa phục vụ làm tài liệugiáo khoa.Tuy nhiên, việc thành lập loại atlas này cũng đòi hỏi tiến hành công tác nghiên cứu, thử nghiệm cácchuyên đề đặc trưng của tỉnh, thành phố để bổ sung các chỗ còn “trắng” trong các nguồn tài liệu, có khiphải tổ chức đo vẽ bản đồ cho một số đề tài nhất định.5.4. Các atlas giáo khoaAtlas giáo khoa chủ yếu là các tác phẩm bản đồ tổng hợp (phức hợp). Chữ tổng hợp ở đây có nghĩa làbao gồm cả bản đồ, tranh ảnh, bảng biểu, biểu đồ khối và cả các văn bản thuyết minh hoặc hướng dẫn sửdụng.Xuất phát từ yêu cầu và đòi hỏi về mặt phương pháp luận nói chung đối với bản đồ học giáo khoa, cóthể đưa ra một vài ý cơ bản sau đây:- Mỗi bản đồ giáo khoa, mỗi xêri bản đồ giáo khoa, mỗi atlas giáo khoa và tất cả nói chung phải là mộthệ thống các sản phẩm bản đồ giáo khoa Việt Nam, có phương hướng chính trị, khoa học theo tinh thầnchung của chương trình mục tiêu giáo dục vá đào tạo của nhà trường Việt Nam.- Sự phát triển lĩnh vực bản đồ học giáo khoa chủ yếu phụ thuộc vào chỗ nhà trường đặt yêu cầu cụ thểvà rõ ràng như thế nào đối với bản đồ giáo khoa, tổ chức học tập và nghiên cứu địa lí học và lịch sử đấtnước cũng như làm việc với bản đồ và atlas giáo khoa ra sao.- Atlas giáo khoa phải đầy đủ nội dung và phản ánh những thành tựu khoa học địa lí và lịch sử mới,đồng thời phải chỉnh hợp với chương trình học và với sách giáo khoa.- Cần chú ý quan tâm đến sự đóng góp của các nhà phương pháp luận tiên tiến, củaa các nhà giáo kì cựutrong các nhà trường.- Phải tạo ra các hình thức hợp tác nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm bản đồ học giáo khoa giữa bảnđồ, các nhà địa lí học, lịch sử, các nhà phương pháp luận và các nhà giáo, các nhà chuyên môn khác nhau.- Bản đồ treo tường và atlas cần được thành lập phù hợp với các phần (mục tiêu) của chương trình họctập địa lí (lịch sử) đã định, phù hợp với lứa tuổi học sinh nhất định và phải chỉnh hợp chặt chẽ, tỉ mỉ vế nộidung của chương trình, của sách giáo khoa với các bản đồ và atlas giáo khoa khác.- Bản đồ treo tường và atlas không chỉ là tài liệu học tập kèm với sách giáo khoa mà còn là nguồn tài liệuđộc lập về tri thức địa lí (lịch sử).- Ngoài đòi hỏi cần phải phù hợp với chương trình và nội dung sách giáo khoa, bản đồ và atlas giáokhoa phải có cả các dữ liệu bổ sung để phản ánh đúng những đặc điểm tiêu biểu của địa lí, của các sự kiệnthể hiện mối liên hệ lẫn nhau của các hiện tượng và phải thoả mãn lòng ham hiểu biết của học sinh khi độclập tự làm việc với bản đồ và tất nhiên là vừa sức với lứa tuổi mà chúng phục vụ, vừa không quá tải. Mặtkhác, không được biến bản đồ giáo khoa thành sơ đồ, lược đồ. Vị trí sắp xếp là tương quan của các đốitượng được phản ánh theo lưới chiếu bản đồ phải tương ứng với thực tế khách quan. - Mọi dữ liệu đưa ra trên bản đồ giáo khoa( atlas giáo khoa) phải ở trình độ hiện đại. - Bản đồ giáo khoa cần thể hiện tính trực quan, tính biểu đến mức tối đa đồ nhằm tạo ra sức hấp dẫn, lôicuốn học sinh. Các phương pháp trình bày bản đồ giáo khoa và atlas giáo khoa cho học sinh cần được chỉnhhợp với các phương pháp trình bày bản đồ giáo khoa cho người lớn. - Trong atlas giáo khoa phải phối hợp một cách hợp lí các bản đồ, tranh ảnh, bài viết, các tài liệu tracứu v.v… để tạo cho học sinh nhận thức bài học địa lí, lịch sử ở dạng hấp dẫn nhất và dễ hiểu nhất. Đặc biệtquan trọng là cần xuất bản các atlas hấp dẫn, không phức tạp cho các cấp học dưới.- Kích thước, tỉ lệ và bố cục phải đảm bảo độ rõ nét của các đối tượng tiêu biểu, đặc trưng của lãnh thổtrên bản đồ sao cho người đọc bản đồ từ khoảng cách 5 – 6 mét và lớn hơn (đối với bản đồ treo tường) cóthể nhìn rõ được. Điều này có được khi kích thước của bản đồ treo tường trong mọi trường hợp không đượcnhỏ hơn 1m2. Bản đồ các châu lục (trừ châu Á) nên chọn khoảng 1.5 x 1.8m. - Kích thước của atlas phải vừa xếp gọn trong túi hay cặp học sinh và để các em dễ sắp xếp atlas lênbàn học khi theo dõi bài giảng ở lớp. - Khái niệm về nội dung atlas giáo khoa rộng hơn nhiều so với từng bản đồ giáo khoa riêng lẻ, kể cảtrong atlas. ở đây phải nói về các tài liệu được đưa ra để thành lập atlas, tức là về các bản đồ, về các tàiliệu minh họa, về bản văn, về các số liệu tra cứu nếu cần kể cả chỉ dẫn tra cứu địa danh.- Nội dung atlas giáo khoa trước hết được xác định qua chương trình của phần môn học mà cần thànhlập atlas. Chương trình cũng ảnh hưởng đến kết cấu của atlas. Nói chung, sau khi xác định lượng nội dungcủa atlas, tức là số lượng các bản đồ và tranh ảnh minh hoạ, trình tự và lôgíc sắp xếp chúng thì cần xácđịnh nội dung của từng bản đồ. Điều cần lưu ý là giáo viên nên xem bản đồ treo tường như một bản đồtương ứng trong atlas được phóng lên để xem ở khoảng cách nhìn lớn hơn.3.6. Bản đồ câmBản đồ câm còn được gọi là bản đồ công tua hoặc bản đồ trống. Trên loại bản đồ này thường chỉ có lướibản đồ, đường ranh giới của các lãnh thổ, mạng lưới thủy văn, các tuyến đường giao thông và các điểm dâncư quan trọng. Trên bản đồ không ghi địa danh. Bản đồ trống có tỉ lệ lớn thường được giáo viên địa lí dùngtrong các giờ học, dạy đến đâu, giáo viên điền nội dung đã chuẩn bi ở nhà vào đến đó. Đây là phương phápgiới thiệu kiến thức độc đáo, hấp dẫn, thu hút học sinh theo dõi bài giảng mới.- Song song với loại bản đồ câm treo tường dùng cho giáo viên là loại bản đồ câm dùng cho học sinh.Bản đồ câm dùng cho học học sinh có tỉ lệ nhỏ, thường được đóng thành tập gọi là “tập bản đồ bài tập”.Trong giờ học, học sinh thường để chúng ở trên bàn. Học sinh vừa nghe thầy giảng bài, vừa ghi chép, vừachuyển những nội dung mà giáo viên điền trên bản đồ câm treo tường vào bản đồ câm của mình. Sự phốihợp nhịp nhàng giữa thày và trò, khi sử dụng các loại bản đồ câm ở trên lớp là phương pháp hình thành biểutượng và khái niệm cho học sinh một cách tích cực. Giáo viên cũng có thể ra bài tập cho học sinh về nhà tựlàm việc với tập bản đồ câm, giúp cho các em có thói quen làm việc độc lập, nhằm củng cố kiến thức đã họcở lớp, chuẩn bị bài để thu nhận kiến thức mới và rèn luyện kĩ năng bản đồ cần thiết. - Bản đồ câm có mối liên hệ chặt chẽ với sách giáo khoa, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treotường và atlas. Vì thế, nếu giáo viên biết hướng dẫn cho cho học sinh khai thác các mối liên hệ này sẽ tạođiều kiện cho các em hoạt động nhận thức một cách tích cực và tự giác. Ngoài các thể loại bản đồ giáo khoakể trên còn có các loại bản đồ bài tập dùng để kiểm tra bài, làm bài tập, rèn kĩ năng biên vẽ và sử dụng bảnđồ, luyện trí nhớ…

Tài liệu liên quan

  • Những khái niệm cơ bản truyền dữ liệu Những khái niệm cơ bản truyền dữ liệu
    • 12
    • 957
    • 6
  • DU LỊCH VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN DU LỊCH VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
    • 109
    • 824
    • 4
  • Tài liệu Những khái niệm cơ bản về xác suất_chương 1 pdf Tài liệu Những khái niệm cơ bản về xác suất_chương 1 pdf
    • 9
    • 485
    • 1
  • Những khái niệm cơ bản về độ tin cậy Những khái niệm cơ bản về độ tin cậy
    • 11
    • 796
    • 0
  • những khái niệm cơ bản về Internet những khái niệm cơ bản về Internet
    • 10
    • 572
    • 0
  • Những khái niệm cơ bản về bản đồ giáo khoa Những khái niệm cơ bản về bản đồ giáo khoa
    • 12
    • 2
    • 32
  • Những khái niệm cơ bản về hệ thống truyền động ppt Những khái niệm cơ bản về hệ thống truyền động ppt
    • 114
    • 503
    • 1
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích những khái niệm cơ bản về đo lường và đánh giá định lượng của một đại lượng cần đo p10 ppt Giáo trình hướng dẫn phân tích những khái niệm cơ bản về đo lường và đánh giá định lượng của một đại lượng cần đo p10 ppt
    • 5
    • 581
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích những khái niệm cơ bản về đo lường và đánh giá định lượng của một đại lượng cần đo p9 pptx Giáo trình hướng dẫn phân tích những khái niệm cơ bản về đo lường và đánh giá định lượng của một đại lượng cần đo p9 pptx
    • 5
    • 408
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn phân tích những khái niệm cơ bản về đo lường và đánh giá định lượng của một đại lượng cần đo p8 pps Giáo trình hướng dẫn phân tích những khái niệm cơ bản về đo lường và đánh giá định lượng của một đại lượng cần đo p8 pps
    • 5
    • 420
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(150.5 KB - 12 trang) - Những khái niệm cơ bản về bản đồ giáo khoa Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » định Nghĩa Về Bản đồ Giáo Khoa