Những Khó Khăn Giáo Viên Mầm Non Gặp Phải Trong Quá Trình Giao ...

phạm với trẻ

Qua kết quả khảo sát thực trạng KNGTSP của GVMN với trẻ ở Tp Cà Mau đã cho thấy KNGTSP của GVMN ở mức trung bình. Với kết quả này, có thể thấy được

KNGTSP của GVMN còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này là do GV gặp nhiều khó khăn trong quá trình GT với trẻ. Từ đó, làm cho quá trình GT với trẻ kém hiệu quả, ảnh hưởng đến công việc của bản thân, đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, chúng tôi tìm hiểu những khó khăn của GVMN gặp phải trong quá trình GT với trẻ để làm cơ sở đề ra biện pháp tác động phù hợp. Kết quả thể hiện ở bảng 2.22.

Bảng 2.22: Những khó khăn GVMN gặp phải trong quá trình GTSP với trẻ

TT Khó khăn Số

lượng

Tỉ lệ (%)

1 Không hiểu được ngôn ngữ không lời của trẻ (ánh mắt, nét mặt,…) 65 43,3

2 Số lượng trẻ trong lớp quá nhiều 97 64,7

3 Khó hiểu được đặc điểm, nhu cầu, nguyện vọng, suy nghĩ, tình

cảm,... của trẻ 58 38,7

4 Khó hiểu và đánh giá trẻ một cách đầy đủ, chính xác về mọi mặt 77 51,3

5 Khó thiết lập được mối quan hệ hợp lý với tất cả trẻ trong lớp 56 37,3 6 Ít xác định được vị trí của mình trong những tình huống cụ thể

khi giao tiếp với trẻ 38 25,3

7 Khó tạo được cảm giác gần gũi, yêu thương, tôn trọng, công

bằng với tất cả trẻ 68 45,3

8 Khó thu hút sự chú ý, kích thích hứng thú của trẻ trong quá

trình giao tiếp 55 36,7

9 Khó khăn trong việc điều khiển trẻ cá biệt 73 48,7

10 Khó khăn trong việc giải quyết tình huống sư phạm 56 37,3 11 Khó kiềm chế cảm xúc, hành vi của bản thân (dễ bực tức, cáu

gắt, la mắng…) 57 38

12 Khó khăn trong việc sử dụng phương tiện giao tiếp (ngôn ngữ,

nét mặt,… chưa thu hút trẻ) 61 40,7

13 Chưa có kinh nghiệm trong công tác 52 34,7

14 KNGTSP là hệ thống kỹ năng khó, phức tạp đòi hỏi phải có sự

Theo kết quả ở bảng 2.22, có đến 64,7% GV gặp khó khăn trong quá trình GT với trẻ vì số lượng trẻ trong lớp quá nhiều. Qua trao đổi, cô L.N.N, GV trường mẫu giáo Bông Hồng, cho biết “lớp có đến 51 trẻ, phòng học thì chật chội nên việc tổ chức các hoạt động gặp nhiều khó khăn như: bố trí chỗ ngồi, đồ dùng đồ chơi, bao quát trẻ, phải thường xuyên xử lý tình huống xảy ra giữa trẻ với trẻ,…”, đồng thời qua quan sát thực tế một số hoạt động của GV và trẻ ở trường mầm non cho thấy nhiều lớp số lượng trẻ quá đông, giáo viên rất vất vả cho việc tổ chức các hoạt động… nên hầu như họ ít chú ý đến KNGT của mình trong tổ chức giờ ăn, giờ chơi của trẻ [phụ lục 6]. Bên cạnh đó, có 47,3% GV cho rằng KNGTSP là hệ thống KN khó, phức tạp đòi hỏi phải có sự rèn luyện lâu dài, 34,7% GV thừa nhận chưa có kinh nghiệm trong công tác nên KNGT với trẻ còn hạn chế. Qua quan sát thực tế một số GV có thời gian công tác dưới 5 năm cho thấy KNGTSP của GV còn nhiều hạn chế như bao quát trẻ chưa cao, tác phong chưa tự tin, ngôn ngữ đôi lúc chưa chính xác…[phụ lục 6], Cô M.T.T.L, GV trường mầm non tư thục Dầu Khí tâm sự

“mặc dù đã đi dạy hai năm, nhưng nhiều lúc em thấy mình còn khó khăn trong việc quản lý trẻ, lúng túng khi xử lý tình huống,.. ”. Như vậy, khó khăn này xuất phát từ việc thiếu kinh nghiệm chuyên môn nên biểu hiện KNGTSP của GV còn hạn chế.

Bên cạnh đó, GV còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến KNĐH, KNĐV, KNĐK quá trình GT của bản thân. Cụ thể, có 43,3% GV không hiểu được ngôn ngữ không lời của trẻ (ánh mắt, nét mặt,…), 38,7% khó hiểu được đặc điểm, nhu cầu, nguyện vọng, suy nghĩ, tình cảm,... của trẻ, 51,3% khó hiểu và đánh giá trẻ một cách đầy đủ, chính xác về mọi mặt, tỷ lệ này cho thấy nhiều GV còn gặp khó khăn về KNĐH giao tiếp. Qua trao đổi về vấn đề này, cô L.C.Y, GV trường mầm non Hương Sen, cho biết “năm học này trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, GV phải tự xây dựng nội dung, chương trình dựa trên đặc điểm, nhu cầu, sở thích… của trẻ, em cảm thấy khó khăn vì không thể hiểu hết được đặc điểm, sở thích… tất cả trẻ trong lớp nên đôi lúc tổ chức các nội dung chưa phù hợp với trẻ ”

Những khó khăn liên quan đến KNĐV chiếm tỷ lệ ít hơn so với KNĐH. Cụ thể, 37,3% GV khó thiết lập được mối quan hệ hợp lý với tất cả trẻ trong lớp, 25,3% GV ít xác định được vị trí của mình trong những tình huống cụ thể khi giao tiếp với trẻ, 45,3% GV khó yêu thương, tôn trọng, công bằng với tất cả trẻ. Qua qua sát thực tế giờ đón trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, giờ ăn của trẻ thì thấy KN này của GV còn hạn chế như: GV bao quát các góc chơi chưa đều, chưa nhập vai chơi cùng trẻ, giờ học GVcân đối thời gian cho từng nội dung chưa hợp lý, cô thường chú ý mời trẻ học khá, giỏi trả lời câu hỏi, chưa quan tâm đến trẻ nhút nhát, trẻ cá biệt (tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ…) …[phụ lục 6].

Với KNĐK quá trình GT, có 36,7% GV khó thu hút sự chú ý, kích thích hứng thú của trẻ trong quá trình giao tiếp, 48,7% GV khó khăn trong việc điều khiển trẻ cá biệt, 37,3% GV khó khăn trong việc giải quyết tình huống sư phạm, 38% GV khó kiềm chế cảm xúc, hành vi của bản thân, 40,7% GV khó khăn trong việc sử dụng phương tiện GT. Qua trao đổi một số GV cũng cho biết gặp nhiều khó khăn về KN này (kết quả phỏng vấn GV đã trình bày ở trên). Bên cạnh đó, chúng tôi có trao đổi với CBQL về vấn đề này, cô T.T.A.H, hiệu trưởng trường mẫu giáo Sơn Ca, cho biết “nhiều lúc các cô khó kiềm chế được cảm xúc vì căng thẳng, mệt mỏi bởi áp lực công việc, gia đình, phụ huynh…, nhất là những cô nóng tính khó kiềm chế, điều khiển cảm xúc của bản thân khi trẻ xảy ra tình huống”, cô L.T.D, hiệu trưởng trường mẫu giáo phường 7, cho biết “tôi thấy nhiều GV còn gặp khó khăn về KNGT như khi lên tiết dạy tác phong chưa thu hút trẻ, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ của cô đôi lúc chưa phù hợp với lời nói,…” [Phụ lục 5]

Bên cạnh đó, qua khảo sát ý kiến của CBQL, kết quả ở bảng 11 [phụ lục 7] cho thấy CBQL cũng nhìn nhận GVMN gặp nhiều khó khăn trong quá trình GTSP với trẻ và những khó khăn này được CBQL đánh giá cao hơn GV. Cụ thể như, khó khăn do số lượng trẻ trong lớp quá đông (70%), khó hiểu được đặc điểm, nhu cầu, nguyện vọng… của trẻ (45%), ít chủ động thiết lập mối quan hệ với trẻ (45%), khó điều khiển trẻ cá biệt (55%)...

Như vậy, qua kết quả khảo sát GV và CBQL, có thể thấy rằng GV còn gặp nhiều nhiều khó khăn trong quá trình GT với trẻ, những khó khăn này đã làm hạn chế KNGTSP của GV. Vì vậy, kết quả này là cơ sở để chúng tôi đề ra các biện pháp tác động nhằm nâng cao KNGTSP cho GVMN ở Tp Cà Mau.

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thành phố cà mau (Trang 110 - 114)

Từ khóa » Một Số Hạn Chế Của Giáo Viên Mầm Non