Những Kiến Thức Căn Bản Cần Biết Về Nợ Xấu - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
Trả lời:
Theo khoản 8, Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2013, được sửa đổi bởi thông tư số 12/2013/TT-NHNN (viết tắt: Thông tư) quy định: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”
Đồng thời, tại điểm c, d, đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư cũng quy định về Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm, trong đó có 03 nhóm nợ xấu, cụ thể như sau:
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo thông tin bạn cung cấp thì khoản nợ của bạn đã trở thành nợ xấu, nên nó sẽ thuộc một trong 3 nhóm trên.
Nếu thuộc nợ xấu bạn sẽ không được vay bất kì một khoản nào khác tại ngân hàng. Do đó, bạn phải liên hệ với ngân hàng kiểm tra khoản nợ, tiền lãi và thanh toán đầy đủ số tiền của khoản vay đó.
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Từ khóa » Nhận Diện Nợ Xấu
-
Sớm Nhận Diện Và Xử Lý Nợ Xấu - Báo Đấu Thầu
-
Nợ Xấu Là Gì? Cách Kiểm Tra Nợ Xấu Ngân Hàng - Thư Viện Pháp Luật
-
Nhận Diện Thách Thức Xử Lý Nợ Xấu Hậu đại Dịch
-
Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Nợ Xấu Bằng CCCD/CMND Cực Nhanh ...
-
Lộ Diện Nợ Xấu Tăng Nhiệt Tại Nhiều Ngân Hàng - Báo Lao Động
-
3 Dấu Hiệu Nhận Biết Nợ Xấu - Mua Bán Nợ An Khang
-
Vấn đề Lý Luận Về Quản Lý Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng Thương Mại
-
Cách Kiểm Tra Nợ Xấu Online Miễn Phí Và Chính Xác Nhất 2022 | Timo
-
Nghiên Cứu Luật Hóa Việc Xử Lý Nợ Xấu
-
Tìm Cơ Hội Từ Những Khoản Nợ Xấu - In Bài Viết
-
[DOC] Bàn Về Hướng Xử Lý Nợ Xấu Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại ...
-
[PDF] Chính Sách Quản Lý, Giám Sát Nợ Xấu Trong Thời Kỳ Đại Dịch
-
[PDF] KHUNG PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT NỢ XẤU VÀ SỰ THAM GIA CỦA ...
-
Phân Loại Nợ Xấu, Các Thức Kiểm Tra Nợ Xấu Như Thế Nào ?