Những Kiến Thức Về Sơn Nhà: Sơn Gốc Nước Là Gì – Sơn Hệ Nước Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Trong bài tư vấn “sơn nước là gì – những kiến thức cần biết về sơn nước” của Thành Vạn Phát có đưa ra thành phần cấu tạo chính của sơn nhà bao gồm: chất tạo màng (chất kết dính), bột màu, bột độn, dung môi và chất phụ gia. Trong đó dung môi là hợp chất được thêm vào với mục đích hòa tan và pha loãng sơn nước theo nhu cầu sử dụng - và đây cũng chính là cơ sở để phân loại ra đâu là sơn gốc nước, đâu là sơn gốc dầu,…
Như vậy sơn gốc nước (hay còn được gọi là sơn hệ nước) là những sản phẩm sơn mà “hợp chất nước” được dùng làm dung môi căn bản. Được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1950, tuy nhiên phải cho đến thời gian gần đây, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ kĩ thuật trong ngành sản xuất sơn nước thì dòng sản phẩm này mới được khách hàng tin dùng bởi những tính năng vượt trội so với những dòng sơn dung môi khác.
Và tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các công trình xây dựng như nhà phố, biệt thự, công trình giải trí, chung cư cao cấp,... đều lựa chọn sử dụng sơn gốc nước.
Ưu điểm của sơn gốc nước
Nếu bạn vẫn còn giữ quan điểm cũ cho rằng các sản phẩm sơn hệ nước thường yếu hơn về mặt đặc tính và tính năng so với các dòng sơn hệ dung môi khác thì những ưu điểm dưới đây sẽ thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của bạn:
1. Với sự phát triển của công nghệ hạt phân tử đã cho ra đời những loại keo không những có khả năng bám dính kết cấu tuyệt vời mà còn ít gây độc hại cho con người – và trong đó loại keo Styrene Acrylic thường được sử dụng trong ngành sản xuất sơn nước. Đồng thời cùng với việc cố gắng giảm thiểu hàm lượng các hợp chất bay hơi độc hại VOCs có trong sơn nước đến mức thấp nhất đã giúp cho các sản phẩm sơn gốc nước (sơn hệ nước) ngày càng an toàn hơn cho người tiêu dùng. Thậm chí một vài sản phẩm công nghệ mới còn đạt tới ngưỡng quy định an toàn nghiêm ngặt nhất. Điển hình như dòng sản phẩm sơn nước cao cấp không mùi tự nhiên Mykolor Low Odor của tập đoàn 4 Oranges.
2. Hàm lượng keo Styrene Acrylic không chỉ an toàn cho người dùng mà còn hỗ trợ tăng cường các tính năng sẵn có của sản phẩm sơn gốc nước như: bóng, chùi rửa được, chống bám bẩn, chống thấm nước,… khiến chúng trở nên không hề kém so với các sản phẩm sơn gốc dung môi khác (đặc biệt là sơn gốc dầu) thậm chí là vượt trội ở một vài sản phẩm cao cấp.
3. Sơn hệ nước đạt được lợi ích kinh tế cao, vừa không tốn chi phí cho việc mua dung môi vừa đảm bảo được khả năng bảo vệ cho công trình.
4. Không gặp phải các rủi ro về cháy nổ, ngộ độc cho người dùng. Đặc biệt khi thi công sơn nhà với sơn gốc nước, các gia chủ sẽ tiết kiệm được chi phí thi công khi không phải thường xuyên thay cọ, rulo do hiện tượng xơ cứng như khi nhúng vào các dung môi khác. Đồng thời môi trường làm việc sẽ trong lành hơn, không có mùi khó chịu khi thời tiết nóng.
5. Màng sơn hệ nước – sơn gốc nước thường có thể khô bằng không khí. Đặc biệt một vài dòng sơn cao cấp như Mykolor, Spec, Expo,… thì thời gian khô bề mặt rất ngắn, khoảng 0,5 giờ sau khi sơn và có thể thực hiện sơn lớp kế tiếp chỉ sau 2 giờ.
Nhược điểm sơn gốc nước
Sơn gốc nước thường đòi hỏi điều kiện thi công nhiều hơn so với các sơn hệ dung môi khác: độ ẩm bề mặt thi công thường không được quá 15%, tay nghề thợ thi công cao, lăn phải đều tay, quá trình thi công, dặm vá phải được thực hiện cẩn thận, đúng kĩ thuật thì mới đảm bảo được độ đồng đều của màu sắc và phát huy hoàn toàn tính năng của sản phẩm.
THAM KHẢO THÊM: Tổng hợp những kiến thức cần biết về sơn nước
Cách phân cấp sản phẩm điển hình của các nhà sản xuất
Các nhà sản xuất thường phân cấp sản phẩm của mình theo đặc tính để giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc cân nhắc lựa chọn. Với một phương án phân cấp tối ưu, bạn sẽ dễ dàng quyết định được loại sơn nào, tính năng nào phù hợp với công trình của mình – dung hòa tốt nhất giữa hai yếu tố chi phí và lợi ích kinh tế.
Dưới đây là cách phân cấp của tập đoàn 4 Oranges đối với dòng sản phẩm sơn nước cao cấp Mykolor. Đây có thể xem là cách phân cấp rõ ràng và dễ hiểu nhất cho người tiêu dùng. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.
Một số dịch vụ được cung cấp bởi các hãng phân phối sơn gốc nước
Một trong những lý do quan trọng khiến các sản phẩm sơn gốc nước (sơn hệ nước) hiện nay được người tiêu dùng ưa thích chính là những dịch vụ hỗ trợ giúp cho quá trình thi công sơn nước trở nên hiệu quả hơn – màu sắc lựa chọn phù hợp, phát huy hoàn toàn được các tính năng của sản phẩm. Bạn nên tham khảo và lựa chọn những nhà phân phối có khả năng cung cấp tốt các dịch vụ này.
Nếu cần được tư vấn về quá trình thi công sơn nước, bạn hãy liên hệ đến Phòng tư vấn của Trung tâm phân phối Thành Vạn Phát theo Hotline: 0934 060 067 để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí.
Từ khóa » Hệ Sơn Là Gì
-
Sơn Hệ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Về Hệ Sơn 2K Cao Cấp
-
Sơn Hệ Nước Là Gì?
-
Sơn Gốc Nước Và Những ưu điểm Vượt Trội So Với Sơn Dung Môi
-
Sơn Hệ Nước | MDI Chemical
-
Sơn Là Gì? Lịch Sử Phát Triển Ngành Sơn -.:MDI Chemical:.
-
Sơn Công Nghiệp Và Những điều Cần Biết
-
Sơn PU Là Gì? Hướng Dẫn Quy Trình Pha Sơn PU Đồ Gỗ Nội Thất
-
SƠN GỐC NƯỚC LÀ GÌ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SƠN GỐC NƯỚC
-
Sơn 2K Là Gì? Các Loại Sơn 2K Và ứng Dụng Của Sơn 2K - Siêu Thị Sơn
-
Sơn Gốc Nước Là Gì? Ưu điểm Sơn Gốc Nước So Với Sơn Dung Môi
-
Sơn PU Là Gì? Các Loại Sơn PU Phổ Biến
-
Sơn PU Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Sơn PU