Sơn Là Gì? Lịch Sử Phát Triển Ngành Sơn -.:MDI Chemical:.

Sơn là gì?

Sơn hay còn gọi là chất phủ bề mặt, sau khi sơn một lớp mỏng lên bề mặt, sơn sẽ chuyển thành một màng cứng, sơn thường được dùng để trang trí mỹ thuật hoặc bảo vệ các bề mặt cần sơn.

hay

Sơn là hệ huyền phù gồm chất tạo màng, dung môi và phụ gia. Khi phủ lên bề mặt sẽ tạo một lớp màng mỏng, khô dần và bám chắc để bảo vệ bề mặt cần sơn hoặc trang trí. Tùy theo bề mặt cần sơn mà sơn sẽ được điều chỉnh phụ gia hay dung môi cho phù hợp.

Lịch sử phát triển ngành sơn

1. Trước công nguyên:

Ảnh minh họa

Cách đây 100.000 năm, con người đã biết cách tạo ra bột màu và sử dụng chúng để tô vẽ trong Hang Blombos tại Nam Phi. Bột màu này được các nhà khảo cổ phát hiện vào những năm 2001. Vào năm 2011, một bộ công cụ hoàn chỉnh để nghiền các màu và tạo ra một chất giống như sơn nguyên thủy đã được phát hiện. Các bức tranh trong hang động được vẽ bằng chất màu đỏ, vàng, hematit, mangan oxit, và than củi có tuổi thọ từ 40.000 năm trước.

Ngoài Nam Phi thì các nhà khoa học còn phát hiện những bức tường màu cổ đại ở Dendera, Ai Cập. Trải qua bao năm bị bào mòn nhưng màu sắc của chúng vẫn rực rỡ, sống động như khi chúng được sơn vào khoảng 2.000 năm trước. Người Ai Cập đã sử dụng sáu màu: trắng, đen, xanh, đỏ, vàng và xanh lá cây. Đầu tiên họ bao phủ toàn bộ khu vực với màu trắng, sau đó vẽ khung thiết kế bằng màu đen, để lại những màu sáng cho màu nền. Họ dùng minium làm màu đỏ, và màu đỏ này thường sẫm màu hơn.

2. Sau công nguyên:

+ Thế kỷ thứ 13-17:

Tranh sơn dầu thời Phục Hưng - Đám cưới tại Cana - Paolo Veronese

Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết dùng màu trộn với dầu để vẽ, nhưng chất liệu lúc này vẫn rất thô sơ, còn nhiều nhược điểm và hạn chế. Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã tìm tòi nguyên liệu, mày mò tự chế ra sơn vẽ. Ở thời kỳ Phục Hưng, sơn dầu (thường dưới dạng bột khô được nghiền kỹ với dầu lanh (cây gai), dầu cù túc hay dầu óc chó) là loại sơn thông dụng nhất trong các ứng dụng mỹ thuật và vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay.

Anh em họa sĩ Jan van Ecyk (khoảng 1390-1441) đã thành công lớn trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đến thời kỳ này đã trong trẻo tươi sáng hơn, có độ bóng đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian.

Từ đó, sơn dầu được sử dụng rộng rãi, được dùng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Có thể nói, việc hoàn thiện chất liệu sơn dầu là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn, làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh.

+ Thế kỷ thứ 18:

Biệt thự Madam M tại Moscow - Thế kỷ 18

Cuộc cách mạng kỹ thuật của thế giới đã tác động thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp sơn nhưng giai đoạn này chất lượng sơn bảo vệ và trang trí vẫn chưa cao vì nguyên liệu chế tạo sơn đi từ các loại dầu nhựa thiên nhiên và các loại bột màu vô cơ có chất lượng thấp.

+ Thế kỷ 19 đến Nay:

1955 - 1956 Xe Porsche 550 Spyder - Sơn màu xanh

Ngành công nghiệp sơn phát triển nhảy vọt khi xuất hiện trên thị trường các loại nhựa tổng hợp tạo màng sơn cùng với các loại bột màu hữu cơ chất lượng cao và nhất là sự xuất hiện của sản phẩm bột màu trắng đioxit titan (TiO2) là loại bột màu chủ đạo, phản ánh sự phát triển của công nghiệp sơn màu. Sau đây là các mốc phát triển công nghiệp sơn (được khởi đầu từ thế kỷ 20 đến cuối thế kỷ 20):

- Năm 1923: Nhựa Nitrocellulose, alkyd

- Năm 1924: Bột màu TiO2

- Năm 1928: Nhựa Phenol tan trong dầu béo

- Năm 1930: Nhựa Amino Urea Formaldehyde

- Năm 1933: Nhựa Vinyl Clorua đồng trùng hợp

- Năm 1934: Nhựa nhũ tương trong gốc dầu

- Năm 1936: Nhựa Acrylic nhiệt rắn

- Năm 1937: Nhựa Polyurethan

- Năm 1939: Nhựa Amino melamin Formaldehyde

- Năm 1944: Sơn gốc Silicone

- Năm 1947: Nhựa Epoxy

- Năm 1950: Nhựa PVA và Acrylic laquer

- Năm 1955: Sơn bột tĩnh điện

- Năm 1958: Sơn xe hơi gốc Acrylic laquer sơn nhà gốc nhựa latex

- Năm 1960: Sơn công nghiệp gốc nước

- Năm 1962: Sơn điện di kiểu Anode

- Năm 1963: Sơn đóng rắn bằng tia EB và UV

Trong tương lai, thách thức của ngành công nghiệp sơn toàn cầu phải giải quyết được các vấn đề:

- Giải pháp về chi phí năng lượng, nguyên liệu

- Sơn chất lượng tốt và giá cả phải hợp lý

- An toàn với môi trường

- An toàn với sức khỏe con người (không chưa chì)

Các thách thức trên sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành sơn công nghiệp thế giới nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ mới, nguyên liệu mới và sản phẩm mới. Đó chắc chắn cũng là tác động tích cực đối với sự phát triển hơn nữa của ngành công nghiệp này.

Lê Quỳnh (Tổng Hợp)

Từ khóa » Hệ Sơn Là Gì