Tờ báo quốc ngữ đầu tiênKhai sinh sớm nhất trong làng báo quốc ngữ Việt Nam là tờ Gia Định báo (phát hành số đầu ngày 15/4/1865). Tờ báo tổng hợp này có khổ 25 x 32cm, ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm. Tờ báo Cách mạng đầu tiênTuần báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập rồi trực tiếp chỉ đạo, trở thành cơ quan ngôn luận trung ương của Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Số báo đầu tiên phát hành ngày 21/6/1925; ngày này sau này được vinh dự chọn làm Ngày Báo chí Việt Nam. Tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiênĐó là nguyệt san Thông loại khóa trình (báo kiểu sách đọc thêm, giải trí mang mục đích giáo dục) do Trương Vĩnh Ký chủ trì. Tờ báo có khổ 16x23,5cm, ra số đầu vào tháng 5/1888; phát hành hàng tháng tại miền Nam những năm 1888-1889. Tờ nhật báo đầu tiên Bốn năm sau khi thành lập, báo Trung Bắc Tân văn ở Bắc Kỳ tăng dần số phát hành và trở thành nhật báo (báo ra hàng ngày) đầu tiên. Từ tháng 1/1919, mỗi ngày báo xuất bản một số Tờ báo Phụ nữ đầu tiênBáo Nữ giới chung (tiếng chuông của giới nữ) xuất bản vào thứ Sáu hàng tuần tại Sài Gòn trong năm 1918 là tờ báo đầu tiên chuyên về phụ nữ. Số 1 của nó ra ngày 1/2/1918.Tờ báo kinh tế đầu tiênBáo Nông cổ mín đàm (ngồi uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn) có khổ 20x30cm, ra số đầu vào ngày 1/8/1901, phát hành thứ Năm hàng tuần tại Sài Gòn. | Nhà báo Việt Nam đầu tiênNhà báo Việt Nam đầu tiên là Trương Vĩnh Ký (1837-1888), tên tự là Sỹ Tải thường gọi là Pétrus Ký, quê ở Tân Minh, Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre). Ông là một học giả lớn, thạo 26 ngoại ngữ, là tác giả của hơn 100 bộ sách, hàng nghìn bài viết, có chân trong nhiều hội khoa học quốc tế, cống hiến xuất sắc cho các chuyên ngành: văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, nhân chủng học.. Trương Vĩnh Ký được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam. Ông sáng lập, là tổng biên tập những tờ báo quốc ngữ đầu tiên, cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác. Nữ tổng biên tập đầu tiênDanh hiệu này thuộc về Nguyễn Xuân Khuê (1864-1921), bút danh là Sương Nguyệt Ánh, con gái thứ 4 của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, quê ở Ba Tri, Bến Tre. Nhận lời mời của các đồng nghiệp, đầu năm 1918 bà lên Sài Gòn làm Tổng Biên tập tờ Nữ giới chung và phụ trách tờ báo này suốt thời gian tồn tại của nó. | Khổ báo nhỏ nhất, lớn nhấtKhuôn khổ báo (chính thức) nhỏ nhất là tờ Công Nông binh của Tỉnh ủy Hà Tĩnh xuất bản trong những năm 1930-1931 với kích thước 13x19cm. Tờ Lao tù Tạp chí do Chi bộ Đảng nhà tù Hỏa Lò bí mật thực hiện, viết bằng mực tím, dày 14 trang, chỉ ra được 3 số vào năm 1932 thì bị địch phát hiện và ngăn cấm, chỉ có kích thước 10x8cm. Khuôn khổ lớn nhất là nhật báo Người Việt phát hành tại Sài Gòn trong năm 1971, với kích thước 49x84cm.Báo tồn tại ngắn nhất, lâu nhấtTrong lịch sử báo chí Việt Nam, có một số tờ báo tồn tại rất ngắn: chỉ xuất bản 1 số rồi đình bản; như tạp chí giáo dục và thương mại mang tên Á-Âu phát hành tại miền Nam, chỉ ra được 1 số duy nhất ngày 1/1/1942. Ngược lại có nhiều tờ báo tồn tại liên tục nhiều chục năm - điển hình là báo Lao động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: suốt từ khi ra số đầu ngày 20/7/1946, báo liên tục phát triển, ngày nay vẫn đang lớn mạnh và được bạn đọc cả nước mến mộ.Báo có số phát hành mỗi kỳ nhiều nhấtChưa báo hoặc tạp chí Việt Nam nào vượt được kỷ lục về số lượng phát hành mỗi kỳ của Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: xuất bản 2 kỳ/tuần, mỗi kỳ không dưới 420.000 tờ và một đặc san/tuần với số lượng khoảng 80.000 bản/kỳ.Tên báo ngắn nhất, dài nhấtTuần báo Em xuất bản tại Sài Gòn trong năm 1948 có lẽ là tờ báo có tên ngắn nhất (vì chỉ gồm 2 chữ cái, không dấu). Kỷ lục ngược lại thuộc về một tạp chí kinh tế đối ngoại hiện hành của Bộ Giao thông Vận tải mang tên Thương mại và Hợp tác quốc tế Giao thông Vận tải (gồm 38 chữ cái, 8 dấu).Tờ báo hài hước đầu tiênSo với những lĩnh vực khác, báo chí trào phúng ít hơn và ra đời muộn hơn. Tờ báo hài hước đầu tiên của Việt Nam mang tên Con Ong, phát hành ngày thứ Tư hàng tuần tại Hà Nội trong những năm 1939-1940. Số 1 của nó ra ngày 4/6/1939.Trang quảng cáo trên báo sớm nhấtKhó thể biết chính xác mẩu quảng cáo đầu tiên xuất hiện khi nào trong lịch sử báo chí Việt Nam, nhưng chắc chắn trang quảng cáo sớm nhất hiện diện đầu năm 1882. Ở số báo thứ 1 của năm 1882, Gia Định báo dành toàn bộ trang cuối để đăng quảng cáo cho Nhà thuốc Pharmacie Reynaud. Từ đó, quảng cáo trở thành một trang cố định, xuất hiện thường kỳ trên Gia Định báo. Hoạt động quảng cáo từ đó cũng dần phổ biến ở nhiều báo khác. | |