Nữ Chủ Bút Tờ Báo Phụ Nữ đầu Tiên Của Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Gương phụ nữ
Xem cỡ chữ Nữ chủ bút tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam 19/05/2017 Sương Nguyệt Anh là nữ chủ bút đầu tiên của làng báo Việt Nam. Bà cũng được coi là một trong những nữ sĩ tài danh bậc nhất xứ Nam Bộ.Bà Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Khuê sinh ngày 1/2/1864, tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, là con gái thứ tư của nhà thơ, nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài bút danh Sương Nguyệt Anh, bà còn ký nhiều bút danh khác như Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh...Sương Nguyệt Anh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Vì gia đình đông người, cha lại bị mù nên bà vừa phải chăm lo việc gia đình, vừa giúp đỡ cha làm thuốc. Ban ngày, bà thường xem cha dạy học và chữa bệnh, ban đêm bà đọc sách, tập làm thơ. Người chị kế Nguyệt Anh là Nguyễn Thị Kim Xuyến cũng học giỏi, hay chữ và có tài làm thơ từ nhỏ. Hai chị em Nguyệt Anh thường được cha bày cho cách đọc sách và thơ phú. Ngoài ra bà còn là người có nhan sắc nên được nhiều bậc phong lưu trí thức mến mộ.
Năm 1888, khi Sương Nguyệt Anh 24 tuổi thì cha mất. Tri phủ Ba Tường đến hỏi bà làm vợ không được, nên mang lòng oán hận, tìm cách hãm hại. Để tránh họa, bà cùng gia đình người anh là Nguyễn Đình Chúc chuyển sang Cái Nứa (Mỹ Tho) rồi dời về Rạch Miễu ở nhờ nhà ông nghè Trương Văn Mân. Ở đây, bà kết duyên với một Phó Tổng sở tại góa vợ tên Nguyễn Công Tính và sinh được một con gái. Năm con gái được 2 tuổi thì chồng bà mất. Từ đó bà ở vậy nuôi con và mở trường dạy chữ Nho cho học trò trong vùng để sinh sống. Và cũng từ đó, bà thêm trước bút hiệu Nguyệt Anh một chữ "sương", thành "Sương Nguyệt Anh" với ý nghĩa là Nguyệt Anh goá chồng.
Lớn lên giữa cảnh đất nước đang rên xiết dưới gót quân thù, bên người cha – nhà thơ, chí sĩ tài năng, giàu khí tiết, suốt đời cùng ngọn bút không mệt mỏi đấu tranh vì nhân đạo, vì tự do và người mẹ hiền thục, tảo tần, bà sớm được thừa hưởng chí cha, đức mẹ, có bản lĩnh hơn người và luôn nuôi ước vọng tạo nên “một sự nghiệp”.
Những năm đầu thế kỷ XX, khi cụ Phan Bội Châu phát động phong trào Đông Du, bà nhiệt tình hưởng ứng, bán cả đất vườn lấy tiền gửi giúp du học sinh.
Năm 1917 bà được một nhóm chí sĩ ái quốc mời làm chủ bút tờ báo “Nữ giới chung” (nghĩa là Tiếng chuông của nữ giới) - tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam. "Nữ giới chung" có chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tòa soạn báo đặt tại số nhà 155 đường Taberd, Sài Gòn (nay là đường Nguyễn Du, quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Tờ báo "Nữ giới chung" do Sương Nguyệt Anh làm chủ bút
Ngày 1/2/1918, tờ báo ra số đầu tiên. Báo phát hành định kỳ vào ngày thứ 6 hàng tuần với 18 trang nội dung và 8 trang quảng cáo. Báo có các chuyên mục là phần xã thuyết, văn nghệ, dạy gia chánh, học nghề cùng các trang cách ngôn, lời hay ý đẹp và mẹ con nói chuyện.
Tờ báo tập hợp được những cây bút có tư tưởng tiến bộ, lên tiếng đòi nam nữ bình quyền, thúc giục, vận động phụ nữ học hành, đấu tranh đòi được bình đẳng với nam giới...; lấy những gương sáng của phụ nữ các nước tiên tiến ở châu Âu, châu Mỹ để khuyến khích chị em.
Trong một bài bàn về nữ quyền, Sương Nguyệt Anh viết: "Chị em ơi!... Muốn có cái địa vị ngang hàng với nam giới thì (chẳng những) việc tề gia nội trợ phải thuộc lòng, tình thế trong ngoài cũng nên ghé mắt, tuy chưa được như người Âu Mỹ song cũng đừng phụ tiếng Lạc Hồng”.
Cũng trên tờ “Nữ giới chung” này, còn có những bài thơ đề cao tinh thần quật khởi của các nữ anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, hoặc đăng những bài thơ đề cao nữ quyền, trong đó có những câu nói rõ tiêu chí của tờ báo như: “Vang lừng nữ giới những hồi chuông/ Thúc bạn quần thoa thoát cửa buồng”... (Số 8 ra ngày 22/3/1918).
“Nữ giới chung” là tờ báo đầu tiên ở nước ta chú trọng đến việc dạy nữ công, đức hạnh phụ nữ và phê phán luật lệ khắt khe đối với nữ giới thời đó, đồng thời chủ trương đấu tranh mạnh mẽ cho vấn đề bình đẳng nam nữ. Suốt 20 số báo, Sương Nguyệt Anh dành trọn cả tài năng và tâm huyết của mình để góp phần làm chấn hưng tinh thần nữ giới nước nhà. Bà không những có vai trò to lớn trong việc làm thức tỉnh và cổ vũ các độc giả nữ trước thời thế mới mà còn làm đa dạng, phong phú, hoàn thiện thêm nền báo chí non trẻ của Việt Nam khi đó, đồng thời tạo tiền đề tốt cho hàng loạt báo chí về phụ nữ sau này xuất hiện như “Phụ nữ tân văn”, “Phụ nữ thời đàm”.
Dù ngòi bút của Sương Nguyệt Anh có khéo léo đến đâu, tầm ảnh hưởng của tờ báo này vẫn khiến mật thám Pháp e ngại. Tháng 7/1918, tờ “Nữ giới chung” đình bản. Đầu năm 1919, bà rời Sài Gòn về ở với người em trai út là ông Nguyễn Đình Chiêm ở Ba Tri. Lúc này sức đã yếu, lại bị bệnh rồi mù giống cha nhưng bà vẫn tiếp tục dạy học, làm thuốc chữa bệnh giúp đời và sáng tác thơ văn cho tới ngày tạ thế 4/1/1921, thọ 57 tuổi.
Đến ngày nay, mỗi khi nhắc đến Sương Nguyệt Anh, người ta vẫn thấy ở bà một tấm gương hoạt động cho giới nữ không ngừng nghỉ. Bằng tất cả tài năng, tâm huyết, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp chung, Sương Nguyệt Anh đã để lại trong tâm trí người Việt hình ảnh đẹp về một nữ chủ báo đầu tiên, một nhà báo, nhà thơ đa tài và một người tiên phong trong công cuộc đấu tranh vì quyền lợi, địa vị của phụ nữ nước nhà. Bà xứng đáng là nữ sĩ tiền phong trên đất Việt.
PNVNTin tức cùng chuyên mục
- Các gương phụ nữ làm kinh tế giỏi
- Bình Dương: Chi hội trưởng khu phố Thạnh Hòa B 28 năm gắn bó với công tác Hội
- Khởi nghiệp thành công với nghề nước mắm truyền thống
- Lớp học đặc biệt của bà giáo già
- Cô gái 9X với đam mê sáng tạo
- Người mẹ viết tiếp ước mơ của những đứa trẻ da cam
- Người phụ nữ tiên phong phát triển sản phẩm từ chuối mốc ở vùng cao Quảng Ngãi
- Tây Ninh: Người cán bộ Hội “3 cùng” với phụ nữ
- Tây Ninh: Chi hội trưởng phụ nữ tâm huyết với công tác thiện nguyện
- Hải Dương: Nữ chiến sĩ Công an Nhân dân xác định về cơ sở là thêm một quê hương, thêm một mái nhà
TÂM ĐIỂM
Đảm bảo hội viên, phụ nữ đón Tết Nguyên đán 2025 an toàn, lành mạnh
- Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy cơ quan, Ban Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã...
- Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- Cụm thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức liên hiệp tổng kết công tác...
CÁC ĐỀ ÁN
Đảm bảo hội viên, phụ nữ đón Tết Nguyên đán 2025 an toàn, lành mạnh
- Vai trò kiến tạo của phụ nữ trong công cuộc chuyển đổi kép
- Hà Nội: 30 tỷ đồng cho hoạt động vì phụ nữ, trẻ em năm 2024
- Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đều nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt các...
VĂN BẢN HỘI
- (8/CV-DTTG) V/v tăng cường hiệu quả các mô hình/hoạt động thu hút, tập hợp ...
- (298/TB-ĐCT) Thông báo tiếp nhận công chức, viên chức vào làm công chức tại ...
- (3745/QĐ-ĐCT) Quyết định phê duyệt danh sách bài dự thi tham gia vòng chung ...
- (3222/ĐCT-GĐXH) v/v bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhân dịp nghỉ lễ Giỗ ...
- (8/TB-VP) Thông báo về việc thay đổi tên tài khoản của Văn phòng Cơ quan ...
Video
play stop repeat full screen Update Required To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
Liên kết Website
Các cơ quan ban ngành Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ban Dân vận trung ương Các đơn vị của Hội Nhà xuất bản Phụ nữ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Báo Phụ nữ Việt Nam Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài Trường trung cấp Lê Thị Riêng Tổ chức TCVM TNHH 1TV Tình thương Học viện Phụ nữ Việt Nam Các tỉnh, thành Hội Báo Phụ nữ Thủ đô Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Bắc Giang Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh bến Tre Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Định Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cà Mau Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cao Bằng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Bình Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng NgãiTừ khóa » Tờ Báo đầu Tiên Cho Phụ Nữ Việt Nam
-
Tờ Báo đầu Tiên Dành Riêng Cho Phụ Nữ ở Nước Ta? Ai Là Nữ Chủ Bút ...
-
Ai Là Chủ Bút Tờ Báo Việt Nam đầu Tiên Dành Cho Phụ Nữ? - VnExpress
-
Tờ Báo Phụ Nữ đầu Tiên Sau Cách Mạng Tháng Tám
-
Báo Phụ Nữ Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
2021) , CÙNG NHÌN LẠI HAI TỜ BÁO PHỤ NỮ ĐẦU TIÊN Ở VIỆT ...
-
Tờ Báo đầu Tiên Của Phụ Nữ Việt Nam
-
Những Tờ Báo Và Nhà Báo đầu Tiên Của Việt Nam
-
La Fronde - Tờ Báo đầu Tiên Trên Thế Giới Dành Cho Phụ Nữ
-
Dòng Báo Nữ Trong Tiến Trình Phát Triển Của Báo Chí Việt Nam
-
Tờ Báo Quốc Ngữ đầu Tiên - Bảo Tảng Tỉnh Thanh Hóa
-
Báo "Nữ Giới Chung"- Diễn đàn Của Phụ Nữ Việt Nam đầu Thế Kỷ XX
-
Nữ Chủ Bút đầu Tiên Của Báo Chí Việt Nam Hơn 100 Năm Trước
-
Nữ Tổng Biên Tập Việt Nam đầu Tiên - Doanh Nhân Sài Gòn
-
Mở Chồng Báo Cũ: 'Đàn Bà Mới', Tờ Báo Tân Tiến Của Phụ Nữ
-
35 Năm : Hành Trình Tâm Và Tầm | Phụ Nữ Thủ đô
-
Điều ít Biết Về Nữ Chủ Bút đầu Tiên Sương Nguyệt Anh
-
CHƯƠNG I. SƠ LƯỢC VỀ TỜ BÁO NỮ GIỚI CHUNG - Lê Minh Quốc
-
Những Kỷ Lục Của Báo Chí Việt Nam - VNU