Những Loài Bướm đẹp, Lạ Nhất ở Việt Nam - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Khoa học
Chủ nhật, 23/8/2015, 01:00 (GMT+7) Những loài bướm đẹp, lạ nhất ở Việt Nam

Bướm lá khô khi gập cánh ngụy trang giống y hệt chiếc lá, cánh của bướm khế có hoa văn trang trí đẹp, thu lại giống hình đầu rắn đe dọa đối thủ để thoát khỏi sự săn đuổi.

Bộ cánh vẩy bao gồm bướm chiếm 11% và ngài (bướm đêm) chiếm 89%. Côn trùng cánh vảy có hơn 170.000 loài trên thế giới. Màu sắc cánh được hình thành từ các lớp vẩy phấn, như những "viên ngói" xếp trên cánh, vì thế chúng có tên là côn trùng cánh vẩy. Hiện tại, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam trưng bày khá nhiều tiêu bản côn trùng cánh vảy thu thập ở nhiều vùng trên đất nước. Một số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, là đối tượng của săn bắt và sưu tầm có giá trị.

Bộ cánh vẩy bao gồm bướm chiếm 11% và ngài (bướm đêm) chiếm 89%. Côn trùng cánh vảy có hơn 170.000 loài trên thế giới. Màu sắc cánh được hình thành từ các lớp vẩy phấn, như những "viên ngói" xếp trên cánh, vì thế chúng có tên là côn trùng cánh vẩy. Hiện tại, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam trưng bày khá nhiều tiêu bản côn trùng cánh vảy thu thập ở nhiều vùng trên đất nước. Một số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, là đối tượng của săn bắt và sưu tầm có giá trị.

Bướm kiếm (bên trái là cá thể đực, bên phải là cá thể cái) thu được ở Lào Cai. Loài này có tên khoa học là Teinopalpus imperialis, họ bướm Phượng Papilionidae. Bướm kiếm là loài hiếm, có hình thái đẹp, có giá trị thương mại cao, là đối tượng săn bắt và buôn bán trái phép. Loài này có tên trong phụ lục của CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) cấm săn bắt và buôn bán trên phạm vi toàn thế giới; trong danh lục của IUCN và Sách đỏ Việt Nam.

Bướm kiếm phân bố ở Myanmar, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, loài bướm kiếm sống ở vùng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Kon Tum và Lâm Đồng. Bướm trưởng thành thường bay trên các đỉnh núi, dông núi hay tán cây ven đường mòn trong rừng ở độ cao trên 2.000m ở Sa Pa (Lào Cai), đỉnh Phia Oắc (Cao Bằng) và trên các đỉnh núi Ngọc Linh (Kon Tum) ở độ cao trên 2.500m.

Bướm kiếm (bên trái là cá thể đực, bên phải là cá thể cái) thu được ở Lào Cai. Loài này có tên khoa học là Teinopalpus imperialis, họ bướm Phượng Papilionidae. Bướm kiếm là loài hiếm, có hình thái đẹp, có giá trị thương mại cao, là đối tượng săn bắt và buôn bán trái phép. Loài này có tên trong phụ lục của CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) cấm săn bắt và buôn bán trên phạm vi toàn thế giới; trong danh lục của IUCN và Sách đỏ Việt Nam.

Bướm kiếm phân bố ở Myanmar, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, loài bướm kiếm sống ở vùng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Kon Tum và Lâm Đồng. Bướm trưởng thành thường bay trên các đỉnh núi, dông núi hay tán cây ven đường mòn trong rừng ở độ cao trên 2.000m ở Sa Pa (Lào Cai), đỉnh Phia Oắc (Cao Bằng) và trên các đỉnh núi Ngọc Linh (Kon Tum) ở độ cao trên 2.500m.

Bướm lá khô thu được ở Vĩnh Phúc, tên khoa học là Kallima inachus, còn có tên khác là bướm lá sồi dải cam. Loài này có kích thước khá lớn, thường bay dưới tán rừng nơi có thể dễ dàng ngụy trang hòa lẫn với lá khô trong rừng.

Bướm lá khô là một trong những loài  bướm đặc biệt nổi tiếng thế giới về đặc tính ngụy trang trốn kẻ thù. Do đó, nó là một ví dụ rất tốt cho học sinh, sinh viên khi học về tính chất này trong bộ môn sinh vật. Chúng có giá trị cao trong phân loại học và đa dạng sinh học.

Bướm lá khô thu được ở Vĩnh Phúc, tên khoa học là Kallima inachus, còn có tên khác là bướm lá sồi dải cam. Loài này có kích thước khá lớn, thường bay dưới tán rừng nơi có thể dễ dàng ngụy trang hòa lẫn với lá khô trong rừng.

Bướm lá khô là một trong những loài  bướm đặc biệt nổi tiếng thế giới về đặc tính ngụy trang trốn kẻ thù. Do đó, nó là một ví dụ rất tốt cho học sinh, sinh viên khi học về tính chất này trong bộ môn sinh vật. Chúng có giá trị cao trong phân loại học và đa dạng sinh học.

Khi chúng đậu gập cánh lại, mặt dưới cánh giống hệt như một chiếc lá khô. Với phần đuôi cánh sau kéo dài như cuống lá và một đường màu nâu kéo dài đến chóp cánh trước tạo thành như gân chính của chiếc lá.

Khi chúng đậu gập cánh lại, mặt dưới cánh giống hệt như một chiếc lá khô. Với phần đuôi cánh sau kéo dài như cuống lá và một đường màu nâu kéo dài đến chóp cánh trước tạo thành như gân chính của chiếc lá.

Bướm khế Edwad thu ở Lào Cai, có tên khoa học Archaeoattacus edwardsii, họ ngài Hoàng đế Saturniidae. Bướm khế Edwad là một trong những loài ngài lớn nhất thế giới, phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Brunei, nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, loài này ít phổ biến, thường bị săn bắt, sưu tầm.

Bướm khế Edwad thu ở Lào Cai, có tên khoa học Archaeoattacus edwardsii, họ ngài Hoàng đế Saturniidae. Bướm khế Edwad là một trong những loài ngài lớn nhất thế giới, phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Brunei, nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, loài này ít phổ biến, thường bị săn bắt, sưu tầm.

Cánh của bướm khế có các hoa văn trang trí đẹp, đỉnh trên cánh trước có hình đầu rắn (khi gập cánh lại) có tác dụng đe dọa đối thủ để tự bảo vệ khỏi sự săn đuổi của kẻ thù.

Cánh của bướm khế có các hoa văn trang trí đẹp, đỉnh trên cánh trước có hình đầu rắn (khi gập cánh lại) có tác dụng đe dọa đối thủ để tự bảo vệ khỏi sự săn đuổi của kẻ thù.

Ngài Bramin thu ở Lào Cai, tên khoa học là Brahmaea wallichii Gray, thuộc họ Brahmaeidae. Loài này có hình thái đẹp, kích thước lớn. Trên cánh được trang trí các hoa văn, họa tiết là hình thức ngụy trang hòa lẫn với môi trường sống trong rừng, dưới tán rừng. Ngài Bramin có mặt ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Đây là loài ít phổ biến, có giá trị thẩm mỹ, khoa học, là đối tượng thường bị săn bắt và sưu tầm.

Ngài Bramin thu ở Lào Cai, tên khoa học là Brahmaea wallichii Gray, thuộc họ Brahmaeidae. Loài này có hình thái đẹp, kích thước lớn. Trên cánh được trang trí các hoa văn, họa tiết là hình thức ngụy trang hòa lẫn với môi trường sống trong rừng, dưới tán rừng. Ngài Bramin có mặt ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Đây là loài ít phổ biến, có giá trị thẩm mỹ, khoa học, là đối tượng thường bị săn bắt và sưu tầm.

Bướm phượng Aturus còn có tên khác là bướm công xanh, tên khoa học là Papilio arcturus. Bướm có kích thước lớn, thường thấy trong rừng, tán rừng. Ở Việt Nam, loài này ít phổ biến, phân bố ở các khu rừng miền Bắc và Trung Việt Nam. Bướm phượng có hình thái đẹp nên hay bị săn bắt dẫn đến mất sinh cảnh rừng.

Bướm phượng Aturus còn có tên khác là bướm công xanh, tên khoa học là Papilio arcturus. Bướm có kích thước lớn, thường thấy trong rừng, tán rừng. Ở Việt Nam, loài này ít phổ biến, phân bố ở các khu rừng miền Bắc và Trung Việt Nam. Bướm phượng có hình thái đẹp nên hay bị săn bắt dẫn đến mất sinh cảnh rừng.

Ngài trăng meanas thu ở Vĩnh Phúc, có tên khoa học Actias maenas, họ ngài Hoàng đế Saturnidnae. Tên khác là ngài trăng Malaysia. Loài này có kích thước lớn, cá thể đực có đuôi rất dài, màu vàng và nâu tía, hình thái đẹp. Cá thể cái có màu xanh.

Ở Việt Nam, ngài trăng meanas có mặt ở nhiều địa phương như Đắk Nông, Lâm Đồng, Lào Cai, Nghệ An, Vĩnh Phúc. Ngoài ra, loài này có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như Malaysia, miền Bắc tới Trung Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Loài này hình thái đẹp, có giá trị thẩm mỹ, là đối tượng sưu tầm.

Ngài trăng meanas thu ở Vĩnh Phúc, có tên khoa học Actias maenas, họ ngài Hoàng đế Saturnidnae. Tên khác là ngài trăng Malaysia. Loài này có kích thước lớn, cá thể đực có đuôi rất dài, màu vàng và nâu tía, hình thái đẹp. Cá thể cái có màu xanh.

Ở Việt Nam, ngài trăng meanas có mặt ở nhiều địa phương như Đắk Nông, Lâm Đồng, Lào Cai, Nghệ An, Vĩnh Phúc. Ngoài ra, loài này có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như Malaysia, miền Bắc tới Trung Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Loài này hình thái đẹp, có giá trị thẩm mỹ, là đối tượng sưu tầm.

Bướm cánh nhọn gốc đỏ thu ở Vĩnh Phúc, có tên khoa học Prioneris philonome (Boisduval), họ bướm Cải Pieridae. Loài này chủ yếu bay trong rừng, thường chỉ gặp từng cá thể riêng lẻ bay xuống vũng nước hoặc những chỗ ẩm gần bờ suối để hút chất khoáng. Bướm có kích thước khá lớn, sải cánh 70-85mm. Bướm cánh nhọn gốc đỏ phân bố ở Sikkim, Myanmar, nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam.

Bướm cánh nhọn gốc đỏ thu ở Vĩnh Phúc, có tên khoa học Prioneris philonome (Boisduval), họ bướm Cải Pieridae. Loài này chủ yếu bay trong rừng, thường chỉ gặp từng cá thể riêng lẻ bay xuống vũng nước hoặc những chỗ ẩm gần bờ suối để hút chất khoáng. Bướm có kích thước khá lớn, sải cánh 70-85mm. Bướm cánh nhọn gốc đỏ phân bố ở Sikkim, Myanmar, nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam.

Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày nhiều mẫu côn trùng cánh cứng, bộ có nhiều loài nhất trong lớp côn trùng, đa dạng về hình thái, màu sắc, kích thước và nơi sống, có hơn 350.000 loài trên thế giới. Kích thước cơ thể từ 0,5 đến 200 mm, có đôi cánh trước hóa cứng che cho cánh sau bằng chất màng và mặt trên cơ thể. Cánh cứng điển hình và quen thuộc là Cặp kìm, Bọ hung, Xén tóc, Vòi voi.

Trong ảnh là bọ hung 5 sừng thu ở Hà Giang, có tên khoa học là Eupatorus gracilicornis Arrow, họ Bọ hung Scarabaeidae. Loài này có kích thước lớn, con đực có 5 chiếc sừng nhọn, một chiếc dài và cong vút nằm trên đỉnh đầu, 4 chiếc còn lại ngắn hơn, nằm ở tấm lưng ngực trước. Sừng này là vật trang trí cũng là vũ khí giao chiến của các con đực tranh giành con cái. Ở Việt Nam, loài bắt gặp ở Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Hoà Bình, Lâm Đồng. Do có kích thước lớn và hình thù độc đáo nên bọ hung 5 sừng bị săn bắt buôn bán và sưu tầm. Loài này có trong Sách đỏ Việt Nam.

Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày nhiều mẫu côn trùng cánh cứng, bộ có nhiều loài nhất trong lớp côn trùng, đa dạng về hình thái, màu sắc, kích thước và nơi sống, có hơn 350.000 loài trên thế giới. Kích thước cơ thể từ 0,5 đến 200 mm, có đôi cánh trước hóa cứng che cho cánh sau bằng chất màng và mặt trên cơ thể. Cánh cứng điển hình và quen thuộc là Cặp kìm, Bọ hung, Xén tóc, Vòi voi.

Trong ảnh là bọ hung 5 sừng thu ở Hà Giang, có tên khoa học là Eupatorus gracilicornis Arrow, họ Bọ hung Scarabaeidae. Loài này có kích thước lớn, con đực có 5 chiếc sừng nhọn, một chiếc dài và cong vút nằm trên đỉnh đầu, 4 chiếc còn lại ngắn hơn, nằm ở tấm lưng ngực trước. Sừng này là vật trang trí cũng là vũ khí giao chiến của các con đực tranh giành con cái. Ở Việt Nam, loài bắt gặp ở Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Hoà Bình, Lâm Đồng. Do có kích thước lớn và hình thù độc đáo nên bọ hung 5 sừng bị săn bắt buôn bán và sưu tầm. Loài này có trong Sách đỏ Việt Nam.

Cua bay hoa có tên khoa học là Cheirotonus battareli, họ bọ hung Scarabaeidae. Đây là một trong những loài có kích thước lớn và hình thái đẹp nhất của họ bọ hung. Cơ thể đực có chiều dài tới trên 60 mm. Cánh trên màu đen, có những hàng chấm hoa nâu dọc trên cánh. Chân trước con đực phát triển, dài giống như càng cua nên gọi là cua hoa bay. Loài này thường bị săn bắt và buôn bán, có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là loài ít phổ biến, cá thể trưởng thành bay vào tháng 6, 7 ở các vùng rừng núi cao như Cao Bằng, Hà Giang, Sa Pa, Lai Châu.

Cua bay hoa có tên khoa học là Cheirotonus battareli, họ bọ hung Scarabaeidae. Đây là một trong những loài có kích thước lớn và hình thái đẹp nhất của họ bọ hung. Cơ thể đực có chiều dài tới trên 60 mm. Cánh trên màu đen, có những hàng chấm hoa nâu dọc trên cánh. Chân trước con đực phát triển, dài giống như càng cua nên gọi là cua hoa bay. Loài này thường bị săn bắt và buôn bán, có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là loài ít phổ biến, cá thể trưởng thành bay vào tháng 6, 7 ở các vùng rừng núi cao như Cao Bằng, Hà Giang, Sa Pa, Lai Châu.

Hoàng Phương - Nguyễn Toàn

  • Những hóa thạch trăm triệu năm được lưu giữ ở Việt Nam
Trở lại Khoa họcTrở lại Khoa học Copy link thành công ×

Từ khóa » Các Loài Bướm ở Việt Nam