Top 8 Loài Bướm Phổ Biến Nhất ở Việt Nam

Danh sách 8 loài bướm phổ biến nhất ở Việt Nam dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về loài bướm.

1. Bướm chai xanh

Bướm chai xanh hay còn gọi là Graphium Sarpedon. Chúng thường xuất hiện trong vườn và có thể xuất hiện cùng các loài khác ở gần sông, suối.

Sải cánh: trung bình từ 80 – 90mm. Bướm cái tương tự có màu sắc tương tự bướm đực nhưng màu nhạt hơn và kích thước cánh thường to hơn bướm đực.

Mặt dưới: Nền cánh màu đen, có một băng giữa cánh màu xanh ngọc chạy từ ngọn cánh cho đến khi chạm bờ cánh sau. Nền cánh có màu nhạt hơn, băng giữa cánh và đốm hình liềm có màu trắng

Mặt trên: Tương tự như mặt dưới, cánh sau có một băng giữa nối tiếp băng của cánh trước nhưng nhỏ dần, sát viền cánh là đốm hình liềm màu xanh ngọc.

Bướm chai xanh
Bướm chai xanh

2. Bướm đuôi kiếm

Bướm đuôi kiếm hay còn gọi là Graphium Antiphates. Chúng được đặt tên là bướm đuôi kiếm vì có đuôi hình kiếm. Chúng thường đậu trên nền đất ẩm, ưa sáng, thích những nơi chống trải, thức ăn là một số cây họ na

Mặt trên: Vùng ngọn cánh trước được tô đen và có năm băng màu vàng nhạt xếp gần nhau. Vùng giữa cánh màu vàng nhạt. Cánh sau có nền màu vàng nhạt, ở giữa có đuôi dài rất đẹp, rìa cánh lượn răng cưa.

Mặt dưới: Cũng tương tự như mặt trên, cánh sau có những dấu vết phức tạp, thường có màu sậm hơn.

Sải cánh: 80 – 95mm. Bướm đuôi kiếm bay rất nhanh và linh hoạt.  Bướm cái tương tự bướm đực.

Bướm đuôi kiếm
Bướm đuôi kiếm

3. Bướm cam đuôi dài

Bướm cam đuôi dài (Papilio Polytes Linnaeus) sống phổ biến trong các khu rừng thứ sinh, bìa rừng và những vùng đất canh tác, vườn.

Bướm đực: Cánh trước nền màu đen, đôi khi có đốm màu xanh đọt chuối. Cánh sau có những đốm trắng xanh. Mặt dưới gần giống mặt trên, gân cánh nhìn rất rõ hơn.

Bướm cái: Có hình dạng tương tự bướm đực, các góc cánh trước có màu đen đậm. Cánh sau có một hàng đốm hình liềm ở dưới viền màu đỏ.

Sải cánh: 90 – 100mm. Bướm cái có kích thước to hơn bướm đực

Bướm cánh cam đuôi dài
Bướm cánh cam đuôi dài

4. Bướm phượng đen

Bướm phượng đen (Papilio polytes) sống phổ biến và chủ yếu trong rừng, suối, bờ sông, ít gặp ở sinh cảnh do con người tạo ra

Mặt trên: Cánh trước của bướm màu đen đậm, có một hàng đốm trắng nhỏ ở vùng ngọn cánh. Cánh sau có một băng màu vàng ở giữa cánh

Mặt dưới: Khá giống mặt trên nhưng có gân cánh rõ hơn, có một hàng đốm màu đỏ xung quanh viền cánh. Băng màu vàng ở mặt trên thành màu trắng

Sải cánh: 110 – 130mm. Bướm đực tượng tự bướm cái, là một trong những loài bướm lớn nhất.

Bướm phượng đêm
Bướm phượng đêm

5. Bướm phượng cam

Bướm phượng cam (Papilio demoleus) sống phổ biến trong các vườn cam vì chúng rất thích hoa cam và hoa chanh

Sải cánh: 80 – 100mm. Bướm cái tương tự bướm đực.

Mặt trên: Nền cánh màu đen với các mảng đốm màu vàng nghệ.

  • Cánh trước: gồm các mảng màu vàng và một hàng đốm màu vàng ở rìa cánh.
  • Cánh sau: có hai điểm mắt, một điểm ở sát bờ trên, một điểm ở bờ dưới có màu đỏ

Mặt dưới: Giống mặt trên, nhưng màu nhạt hơn

Bướm phượng cam
Bướm phượng cam

6. Bướm đuôi chim

Bướm đuôi chim (Graphium agamemon) được đặt tên như vậy vì chúng có đuôi như đuôi chim. Thường gặp ở các cây thuộc chi Hoa dẻ

Sải cánh: 90 – 120mm. Bướm cái có kích thước lớn và đuôi cánh dài hơn bướm đực.

Mặt trên: Cánh trước có nền màu đen, các đốm màu xanh lá cây tủa ra từ gốc. Từ gốc cánh, hai thanh màu xanh tủa ra tù gốc tới bờ dưới.

Mặt dưới: Nền cánh màu nâu xám nhạt, các đốm và thanh màu xanh lá cây tương tự mặt trên.

Bướm đuôi chim
Bướm đuôi chim

7. Bướm phượng Pa-ri

Bướm phượng Pa-ri (Papilio paris) bay rất nhanh, thường xuất hiện ở những bờ cát gần sông, suối, thường gặp ở thảm thực vật thứ sinh trong rừng. Bướm bị thu hút bởi phân thải của chim và thú, tụ tập ở cây long não và các cây khác.

Mặt trên: Cánh trước lượn sóng, màu đen phủ ánh xanh biếc. Cánh sau có một màu xanh da trời ở khoảng giữa cánh, một đốm màu đỏ tâm đen ở bờ dưới, ở giữa rìa cánh có đuôi rất đẹp và phủ ánh xanh biếc.

Mặt dưới: Tương tự mặt trên nhưng ánh xanh biếc ít đi. Cánh sau chỉ có một hàng đốm màu đỏ (bảy đốm) xếp ở vùng viền cánh.

Sải cánh: 90 – 140mm. Bướm cái tương tự bướm đực.

Bướm phượng pari
Bướm phượng pari

8. Bướm phượng lớn

Bướm phượng lớn (Papilio memnon) được đặt tên theo kích thước của cơ thể. Hay gặp ở nơi chống trải, thức ăn chư yếu là các cây rừng.

Sải cánh: 120 – 150mm. Bướm đực và bướm cái khác nhau.

Bướm đực:

  • Mặt dưới: Tương tự mặt trên, ở gốc cánh trước và cánh sau có một đốm rất lớn màu đỏ.
  • Mặt trên: Nền cánh màu đen với các sọc màu xanh biếc, xen kẽ các gân dược tô đen ở cả hai cánh.

Bướm cái

  • Mặt dưới: Tương tự mặt trên, màu nhạt hơn.
  • Mặt trên: Cánh trước lượn sóng, nến cánh nâu nhạt, gân cánh màu đen, gốc cánh màu đỏ. Nền cánh sau màu nâu nhạt, có một hàng đốm màu đen ở vùng viền cánh.
Bướm Papilio memnon
Bướm Papilio memnon

Trên đây là danh sách 8 loài bướm phượng phổ biến ở Việt Nam. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các loài bướm ở Việt Nam.

Từ khóa » Các Loài Bướm ở Việt Nam