NHỮNG LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm
Âm nhạc là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu với đời sống của người dân Việt. Trải qua suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử, ngày nay Việt Nam còn lưu giữ nhiều nhạc cụ đủ loại từ những dạng đơn sơ nhất cho tới những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế. Từ Bắc vào Nam đều có những giai điệu âm nhạc riêng biệt tạo nên nét đặc trưng không thể nhầm lẫn về bản sắc của từng vùng kéo theo những nhạc cụ được sáng tạo có tính đặc trưng bản địa. Ngoài ra có những nhạc cụ được du nhập nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu một số nhạc cụ truyền thống của Việt Nam nhé!
Đàn cò
Đàn cò hay đàn nhị cấu tạo gồm năm phần: cần đàn, thùng đàn, thủ đàn, ngựa đàn và dây đàn. Đàn cò có âm vực rộng hơn 2 quãng tám, âm thanh trong sáng, rõ ràng, mềm mại gần với giọng hát cao (giọng kim). Đàn cò giữ vai trò chủ đạo trong Hát Xẩm, là thành viên trong nhạc phường bát âm, dàn nhã nhạc, ban nhạc chầu văn, tài tử và dàn nhạc tổng hợp.
Đàn bầu
Đàn bầu hay Độc huyền cầm có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam. Đàn được chia làm hai loại là: đàn thân tre và đàn hộp gỗ. Đàn chỉ có một dây, có chiều dài chạy suốt thân đàn. Dây đàn được làm bằng tơ tằm, về sau thay bằng dây sắt, cần đàn ngày xưa được làm bằng tre, nay thường được thay thế bằng sừng trâu. Bầu đàn làm bằng vỏ quả bầu nậm khô hoặc gỗ tiện hình nậm bầu. Trục lên dây bằng tre hoặc gỗ, được đặt áp sát vào phía người chơi đàn. Que gẩy đàn được gót bằng giang hoặc song, có đầu nhọn và được làm bông lên. Chính đầu bông xơ này đã tạo cho tiếng đàn ấm hơn.
Cồng chiêng
Cồng chiêng có mặt tại hầu hết các dân tộc Việt Nam, xuất hiện từ thời văn hóa đồng thau Đông Sơn. Cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một thứ không thể thiếu trong vòng đời mỗi con người, âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên là giá trị nghệ thuật đã được khẳng định trong đời sống văn hóa xã hội. Cồng chiêng được đúc bằng hợp kim đồng pha thiếc và chì. Loại có núm gọi là Cồng, không có núm gọi là Chiêng. Cồng, Chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao.
Khèn
Vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời. Khèn thuộc bộ hơi có cấu trúc khá phức tạp, gồm nhiều ống trúc xếp cạnh nhau. Một đầu cắm xuyên qua bầu đàn hình bắp chuối làm hộp cộng hưởng. Khèn bè có âm sắc mảnh và giòn, mỗi ống phát ra một âm sắc nhất định. Bên trong ống có lưỡi gà được làm bằng đồng hoặc bạc giát mỏng. Khèn bè là nhạc cụ đa thanh, âm vực rộng khoảng 1.5 quãng 8, có âm kéo dài.
Đàn nguyệt
Đàn nguyệt là nhạc cụ dây gẩy xuất xứ từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, trong miền Nam còn gọi là đờn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt". Theo sách xưa, đàn nguyên thủy có 4 dây (đàn Nguyệt Trung Quốc), sau rút lại còn 2 dây. Nó là một nhạc cụ quan trọng trong dàn nhạc kinh kịch Bắc Kinh, thường đảm nhận vai trò là nhạc cụ giai điệu chính thay cho phần dây cung.
Đàn nguyệt là cây đàn rất phổ biến dùng để độc tấu, hòa tấu với nhiều kỹ thuật chơi độc đáo như luân chỉ (vê), đàn khiêu (gảy),... Màu âm đàn nguyệt tươi sáng, rộn ràng, tình cảm, đa dạng trong diễn tả các trạng thái cảm xúc âm nhạc.
Từ khóa » Nhạc Cụ Nổi Tiếng ở Việt Nam
-
Việt Nam Có Những Nhạc Cụ Truyền Thống Nổi Tiếng Nào?
-
Các Loại Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam
-
Top 12 Nhạc Cụ Dân Tộc độc đáo Nhất Việt Nam
-
NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
-
Nhạc Cụ Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
NHẠC CỤ NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM
-
Các Loại Nhạc Cụ Phổ Biến Của Dân Tộc Việt Nam - Piano Đức Trí
-
Các Loại Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam
-
Các Loại Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam - Nhạc Cụ Truyền Thống
-
Nhạc Cụ Truyền Thống Các Dân Tộc Việt Nam Hội Tụ Trên đất Tây Đô
-
Nhạc Cụ Việt Nam
-
Tên Các Loại Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam - Hoàng Thái Music
-
Top 10 Nhạc Cụ được Sử Dụng Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam
-
Triển Lãm Hơn 100 Loại Nhạc Cụ Truyền Thống Các Dân Tộc Việt Nam