Những Lời Vàng Về Pháp Môn Niệm Phật - .vn

Những việc làm đơn giản để tích lũy công đức trong mùa Phật Đản

Ðức Phật A-di-đà là Giáo chủ thế giới Cực Lạc. Ngài đã từng phát nguyện rằng ai niệm danh hiệu Ngài, lúc lâm chung sẽ được Ngài tiếp dẫn sanh về nước Cực lạc.

Ðức Phật A-di-đà là Giáo chủ thế giới Cực Lạc. Ngài đã từng phát nguyện rằng ai niệm danh hiệu Ngài, lúc lâm chung sẽ được Ngài tiếp dẫn sanh về nước Cực lạc.

1. Pháp môn niệm Phật cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Ðây là pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của Ðức Thích-ca. Trên như bậc Ðẳng Giác Bồ-tát, không thể vượt ra ngoài phạm vi của môn này, dưới dù kẻ phạm tội nghịch ác cũng được phần tế độ.

Tuy nhiên, bởi pháp môn cao siêu như thế mà phần nhiếp cơ lại quá phổ cập, dùng ít sức mà thu thập kết quả rất mau lẹ lớn lao, nên những vị thông hiểu đôi chút về tông, giáo đều cho là môn tu trì của kẻ ngu phu, ngu phụ. Truy nguyên, cũng do các vị ấy chưa hiểu rõ chỗ lớn, nhỏ, khó, dễ của Phật lực và tự lực. Hai phương diện này, sự hơn kém thật không thể dùng lời nói, văn tự hình dung cho hết được. Vì sao? Bởi tất cả pháp môn khác đều nương theo sức giới, định, huệ tu cho đến nghiệp sạch, tình không, mới có thể thoát luân hồi sanh tử. Nhưng địa vị nghiệp sạch tình không, đâu phải là dễ được! Trong hai phần hoặc nghiệp, dứt được kiến hoặc khó cũng như ngăn chặn dòng nước đổ bốn mươi dặm, huống nữa là tư hoặc ư! Dù cho bậc tỏ ngộ cao siêu, nếu chưa dứt sạch phiền não, vẫn còn bị luân hồi. Và một khi đã thọ sanh thì kẻ thối thất trong một muôn có đến mười ngàn, kẻ tiến bộ trong ức người khó được ba bốn. Thế thì tự lực không đủ ỷ lại, không chi vững vàng. Những kẻ khoe mình là trí, không thuận theo lòng từ thệ nhiếp thọ của Như-lai, thử nghĩ có nên tự phụ chăng?

Riêng về môn Tịnh độ, nếu người có đủ tín nguyện chân thiết, dùng lòng chí thành niệm Phật như con thơ nhớ mẹ và hằng ngày sự hành vi không trái với đạo đức, thì đến khi lâm chung sẽ được nhờ Phật tiếp dẫn sanh về Tây phương. Dù người ấy hoặc nghiệp hãy còn, nhưng khi đã vãng sanh thì chỗ sở đắc cũng cao hơn bậc A-la-hán tình không nghiệp sạch, vì lẽ chủng tánh không đồng. Kẻ chưa dứt nghiệp hoặc còn như thế, người đã hết nghiệp không đợi phải luận nhiều! Ấy bởi do Phật lực, pháp lực và tâm lực của chúng sanh đều không thể nghĩ bàn; mà tâm lực lại nhờ năng lực của Phật và Pháp, được hiển hiện một cách toàn vẹn. Cho nên, chỉ ỷ lại vào tự lực, sánh với nương nhờ Phật lực, thật kém xa nhau hằng hà sa số sự cách biệt của đất trời! Lại nên biết, đạo lý của môn Tịnh độ này không thể đem luận chung với các pháp môn phổ thông khác vì đây là pháp môn đặc biệt! Tôi thường có đôi liễn:

“Pháp môn cao cả, lợi khắp ba căn, nhân đây chín cõi đồng về, mười phương khen ngợi”

“Phật nguyện rộng sâu, không từ một vật, nên được ngàn Kinh đều chỉ, muôn Luận tuyên bày”

(Trên đây là lời của Ðại sư Ấn Quang, vị Tổ thứ 13 trong Liên tông Phật giáo Trung Hoa)

2. Sáu chữ “Nam mô A-di-đà Phật” là từ tiếng Phạn phiên âm ra. Nếu cắt nghĩa từng chữ một theo Phạn ngữ thì chỉ có bốn chữ mà thôi. Trước hết, chữ “Nam mô” có 6 nghĩa: Kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng. Chữ “A”“ nghĩa là không, là vô, chữ “Di-đà” nghĩa là lượng. Chữ Phật nghĩa là Giác giả. Hợp cả bốn chữ lại có nghĩa là: Quy y kính lễ đấng giác ngộ vô lượng.

Ðức Phật A-di-đà là Giáo chủ thế giới Cực Lạc. Ngài đã từng phát nguyện rằng ai niệm danh hiệu Ngài, lúc lâm chung sẽ được Ngài tiếp dẫn sanh về nước Cực lạc. Vì thế, về sau chúng sanh căn cứ vào đó mà xưng niệm danh hiệu Ngài.

3. Pháp môn Tịnh độ, tức là môn niệm Phật, do Phật Thích-ca, Di-đà kiến lập, Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền chỉ quy, đức Mã Minh, Long Thọ hoằng dương và chư Tổ Huệ Viễn, Thiên Thai, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích xướng đạo để khuyến khắp Thánh, phàm, ngu, trí đồng tu hành vậy.

4. Ðức Phật A-di-đà ngày xưa phát 48 lời nguyện làm duyên khởi tạo thành thế giới Cực lạc. Từ đó về sau, chúng sanh trong mười phương đều lấy sự phát nguyện vãng sanh làm căn cứ tu hành của tông Tịnh độ. Một đằng, Phật nguyện tiếp dẫn, một đằng chúng sanh nguyện vãng sanh, hai nguyện gặp nhau, hai lực lượng tự, tha hỗ trợ nhau mới đủ sức kết thành quả vãng sanh. Vì thế, người tu tịnh nghiệp quyết phải phát nguyện dõng mãnh.

5. Trong 48 lời đại nguyện của Ðức A-di-đà, lời đại nguyện thứ 19 nói một cách rõ ràng rằng nếu có người chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước Ngài, lúc lâm chung nhất định Ngài sẽ đến tiếp dẫn. Cho nên, hễ có phát nguyện là quyết định phải được vãng sanh.

6. Không sanh về Tịnh độ tất phải đọa ác đạo.

Trong mười phương, số thế giới tuy nhiều vô tận, nhưng xét về phương diện tịnh uế, thì chỉ có thể chia làm hai loại mà thôi: Một là Tịnh độ của chư Phật, hai là tam giới (uế độ) của chúng sanh. Không sanh về bên nọ, tất phải sanh bên kia. Sanh về Tịnh độ tức là thoát ly sanh tử, sanh trong tam giới tức là còn sống chết luân hồi.

Ở cõi Trời, phước báu tuy nhiều nhưng vẫn có giới hạn và sai khác nhau, nên cuối cùng sẽ có ngày phước hết, báo cùng, thọ mạng tất phải chấm dứt, để rồi tùy nghiệp mới mà thác sanh qua kiếp khác, quanh quẩn trong tam giới.

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên phải là niệm Phật. Ðó là một sự thật đương nhiên không thể phủ nhận.

7. Do vì Ðức Phật A-di-đà có bổn thệ nguyện lực nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật, nên người dùng tín nguyện mà niệm Phật (tự lực) thời cảm thông với nguyện lực của Phật, nương nguyện lực của Phật nhiếp thủ (tha lực) liền đặng siêu thoát sanh tử luân hồi mà sanh về Cực lạc Tịnh độ. Ðã được vãng sanh tức là vào bậc Thánh lưu bất thối, nên gọi là rất viên đốn, rất huyền diệu và thành công cao.

8. Pháp môn niệm Phật là con đường phương tiện duy nhất hướng dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta-bà về đến thế giới thanh tịnh Cực lạc.

9. Nương pháp môn niệm Phật, ắt là ta sẽ được toại bổn nguyện: Giải thoát, thành Phật, độ sanh. Người cực ác tu còn thành tựu thay, huống ta chưa phải là kẻ ác!

10. Ðức Phật Như-lai có dạy một phương tiện siêu thắng để bảo đảm sự giải thoát, mà cũng để bảo đảm vững chắc bước đường thành Phật cho tất cả chúng sanh: Pháp môn Tịnh độ, tức môn niệm Phật cầu sanh Cực lạc thế giới. Theo lời Phật, dầu là hạng cực ác mà chịu hồi tâm tu theo pháp môn này trong một thời gian rất ngắn (10 niệm) cũng được vãng sanh; đã được vãng sanh thời là siêu phàm nhập Thánh, thoát hẳn sanh tử, bất thối Vô thượng Bồ-đề.

Tu Thiền Quán Thế Âm Bồ Tát

11. Với pháp môn niệm Phật này, không luận là kẻ trí ngu, không luận là Tăng tục, không luận sang giàu, nghèo hèn, già trẻ, nam nữ, không luận là sĩ, nông, công, thương… tất cả các giới trong xã hội đều có thể tu tập và đều có thể thành tựu đặng cả.

12. Văn Thù Bồ-tát nói: Các môn tu hành không môn nào qua môn niệm Phật. Niệm Phật là “vua” trong các pháp môn.

13. Ðức Quán Thế Âm bảo: Tịnh độ pháp môn là hơn tất cả hạnh khác.

14. Mã Minh Ðại sĩ cho rằng: Chuyên tâm niệm Phật là phương tiện siêu thắng của Ðức Như-lai.

15. Giác Minh Diệu Hạnh Bồ-tát nói: Pháp môn niệm Phật là tâm tông của chư Phật, là con đường giải thoát tắt nhất của mọi loài.

16. Pháp môn Tịnh độ nhiếp cả Thánh phàm, nhiếp cả thiện ác, nhiếp cả chúng sanh, như biển lớn gồm thâu muôn dòng vậy.

17. Ấn Quang Ðại sư cũng từng nói: Vì nương Phật lực nên tất cả mọi người, không kể là nghiệp hoặc nhiều hay ít, cũng không kể là công phu hành đạo cạn cùng sâu, miễn tin cho chắc, nguyện cho thiết, thời quyết muôn người tu muôn người vãng sanh không sót một. Còn nếu là bậc đã đoạn hoặc chứng chân mà cầu vãng sanh thời đốn siêu Thập địa. Bậc Thập địa mà cầu sanh thời mau viên Phật quả. Vì thế nên cả các ngài Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ… các đại Bồ-tát đều nguyện vãng sanh. Ðến như những kẻ tạo ác cả đời, sắp đọa địa ngục, hồi tâm niệm Phật cũng được giải thoát, như các ông: Trương Thiện Hòa, Trương Chung Húc, Hùng Tuấn, Duy Cung… Hạng người phạm tội ác ấy mà còn được thành tựu thay, huống là những người chưa quá ác, huống là những người lành.

Phật đã dạy: “Trong đời vị lai, khi Kinh đạo diệt hết, Ta dùng lòng từ bi đặc biệt lưu lại kinh này tồn tại trong một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh này, đều có thể được độ thoát như ý sở nguyện”.

Phật đã dạy: “Trong đời vị lai, khi Kinh đạo diệt hết, Ta dùng lòng từ bi đặc biệt lưu lại kinh này tồn tại trong một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh này, đều có thể được độ thoát như ý sở nguyện”.

18. Trong Kinh Ðại Tập, Ðức Phật có lời huyền ký: “Thời mạt pháp muôn ức người tu hành, khó có một người được giải thoát, chỉ nương nơi pháp môn niệm Phật mà được thoát khỏi luân hồi sanh tử”.

19. Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật đã dạy: “Trong đời vị lai, khi Kinh đạo diệt hết, Ta dùng lòng từ bi đặc biệt lưu lại kinh này tồn tại trong một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh này, đều có thể được độ thoát như ý sở nguyện”.

20. Chân nghĩa của pháp môn Tịnh độ chỉ có Phật mới biết hết.

Trong các Kinh nói về Tịnh độ, sở dĩ Phật không dùng lý để lập luận một cách chặt chẽ mà chỉ khuyến phát tín tâm và thực hành, không phải pháp môn Tịnh độ không có lý nghĩa vững chãi, chẳng qua vì nghĩa lý ấy quá thâm diệu và “bất khả tư nghị”, nên không thể nào nói hết. Cảnh giới Tịnh độ đã “bất khả tư nghị”, lại thêm ngữ ngôn chỉ hữu hạn, không thể nào nói đầy đủ được, dù cho có nói nhiều đến đâu, cũng chỉ diễn tả được một khía cạnh nào đó thôi, không sao tránh được thiếu sót, không sót bên nọ cũng sót bên kia, hoặc nói được một thì sót đến mười. Ðó là các lý do khiến Phật không lý luận mà chỉ khuyên tu trì, thực hành phép niệm Phật.

Chúng ta thử nghĩ, nếu phương pháp trì danh niệm Phật không phải thật có ý nghĩa cao siêu và công đức bất khả tư nghị thì tại sao trong Kinh “Phật thuyết A-di-đà”, Phật dạy rằng khi Phật nói kinh đó thì hết thảy chư Phật trong sáu phương đều tán thán và hộ niệm? Như vậy, thì biết rằng pháp môn ấy đặc biệt và nhiệm mầu như thế nào!

Vả lại, trong kinh có nói: “Không thể nhờ một ít nhân duyên phước đức thiện căn mà có thể vãng sanh được”. Tiếp đó Ngài lại dạy: “Bảy ngày chấp trì danh hiệu, đạt được nhất tâm bất loạn thì liền được vãng sanh”. Như thế thì thiện căn phước đức nhân duyên của sự chấp trì danh hiệu quả không phải nhỏ vậy.

Tại sao phải niệm Nam mô tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật khi có người mất?

21. Trong 48 lời nguyện của Ðức Phật A-di-đà đều có câu “Thề quyết không thủ ngôi Chánh giác”. Xin lưu ý rằng đó là một điều quan trọng. Không thủ ngôi Chánh giác tức là từ chối quả vị Phật, không chịu làm Phật để riêng an hưởng thường, lạc, ngã, tịnh một mình, trong khi chúng sanh trong quốc độ còn đau khổ. Lời nguyện vừa hợp tình, vừa xứng lý, vừa quảng đại bao la, thể hiện hoàn toàn được cả một trời đại từ đại bi thăm thẳm, khó thể nghĩ bàn.

Trong Kinh “Phật thuyết A-di-đà” Ðức Thích-ca dạy rằng: Ðức Phật A-di-đà thành Phật đã từ mười kiếp rồi và 48 lời nguyện của Ngài đều đã được thực hiện hoàn toàn viên mãn. Nếu không như thế Ngài quyết không chịu thành Phật.

22. Sở dĩ hành giả bình thời xưng niệm danh hiệu Phật, chính là ứng hợp với đại nguyện thứ 18 của Ðức A-di-đà: “Mỗi ngày mười niệm quyết được vãng sanh”; bình thời phát nguyện cầu vãng sanh tức là ứng hợp với đại nguyện thứ 19 của Ðức A-di-đà: “Kẻ nào phát nguyện vãng sanh Cực lạc, lúc lâm chung sẽ có Phật đến rước”; và bình thời làm các công đức, hồi hướng công đức về quả Cực lạc tức là ứng hợp với đại nguyện thứ 20 của Ðức A-di-đà: “Kẻ nào hồi hướng công đức, nhất định được vãng sanh”.

Hằng ngày, tu phép thập niệm phát nguyện vãng sanh và hồi hướng công đức, cũng như người có đóng bảo hiểm nhân thọ. Một bên là đóng bảo hiểm vật chất. Một bên là đóng bảo hiểm tinh thần; cả hai đều nhất định toại nguyện như nhau.

Như trên, ta thấy quả vãng sanh là một quả có bảo đảm chắc chắn. Mà nhân vãng sanh lại là một nhân dễ tu tập. Ðiều cốt yếu là phải thật hiểu chân tinh thần của pháp môn niệm Phật mới sanh được chánh niệm và có được ba tư lương: Tín, Nguyện, Hạnh.

23. Pháp môn Tịnh độ dễ tu nhưng khó tin. Trong Kinh Phật thuyết A-di-đà, Ðức Thế-tôn cũng thừa nhận như thế (nan tín chi pháp)

Ðã thế rồi, pháp môn này lại còn nương tựa hoàn toàn vào lòng tin để thành lập, nương tựa vào lòng tin để duy trì; có lòng tin rồi mới sanh khởi hành động và có hành động rồi mới đạt nguyện vọng nhân viên quả mãn. Nếu không có lòng tin vững chắc thì tuy cửa Phật rộng mở, cũng không thể gì vào được. Vì vậy nên Tín, Nguyện, Hạnh gọi là ba món tư lương về Tịnh độ.

Nói tư lương cũng ví như nói người muốn đi xa cần phải có tiền của (tư) và lương thực (lương). Nếu thiếu một trong hai thứ đó thì khó mà đạt mục đích mình muốn đến. Cũng thế, ba món tư lương cần có để lên đường về Tịnh độ cũng không thể thiếu một. Hơn nữa, ba món này liên hệ mật thiết với nhau theo thứ tự trước sau tiếp nối sanh khởi. Trước hết phải do có lòng tin thâm thiết mới có phát sanh nguyện cầu; do nguyện cầu thành khẩn mới hăng hái hành động. Nếu lòng tin không có thì quyết nhiên nguyện và hạnh không thể thành lập được.

24. Tín là căn bản của người tu hành pháp môn Tịnh độ.

Thứ nhất, phải tin rằng ba bộ kinh nói về Tịnh độ là do Ðức Thế-tôn vì lòng từ bi chân thật mà dạy cho chúng ta, quyết không phải như sách ngụ ngôn giả thiết để khuyến tu.

Thứ hai, phải tin rằng ngoài thế giới ô uế mà chúng ta hiện sống, chắc thật có thế giới Tịnh độ trang nghiêm.

Thứ ba, phải tin rằng 48 lời đại nguyện của Ðức Phật A-di-đà, cùng là những công hạnh kiến lập cõi Tịnh độ của Ngài là chân thật, cũng như việc Ngài hiện đang ứng hóa độ sanh tại cảnh giới Tịnh độ ấy là chân thật.

Thứ tư, phải tin rằng sanh Tịnh độ hay uế độ hoàn toàn do tự tâm ứng hiện, hễ trồng nhân tịnh thì được quả tịnh, trồng nhân uế thì được quả uế, tuyệt nhiên không liên quan gì đến vấn đề thưởng phạt.

Thứ năm, phải tin rằng chánh niệm của ta cùng tâm niệm của Ðức Phật A-di-đà chắc chắn cảm ứng với nhau, lâm chung thế nào cũng được Ngài tiếp dẫn vãng sanh.

Thứ sáu, phải tin rằng tuy ác nghiệp của chúng ta có nhiều, nhưng một khi đã sanh về Tịnh độ, nhờ có hoàn cảnh tốt đẹp thuận tiện, nhờ ơn giáo huấn thường xuyên của Phật và Bồ-tát, ác niệm không thể sanh khởi lại và ác báo do đó sẽ lần lần tiêu trừ.

Thứ bảy, phải tin rằng sức mình và sức Phật, cả hai đều bất khả tư nghị. Trong hai sức cùng bất khả tư nghị ấy, sức Phật lại bất khả tư nghị gấp trăm ngàn muôn ức lần hơn, cho nên một khi được tiếp dẫn, dù sức mình còn kém cỏi thì với sức Phật cũng đủ giúp ta vãng sanh.

Thứ tám, phải tin rằng khi mình niệm một câu Phật là tức thời Ðức Phật liền nghe và liền thâu nhiếp.

Thứ chín, phải tin rằng hễ mình niệm Phật thì chắc chắn lúc lâm chung được Phật và Thánh chúng đến tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực lạc, quyết không còn đọa lạc luân hồi trong sáu đường nữa.

Tóm lại, phải tin chắc rằng những lời Phật dạy trong kinh đều chân thật, cần phải thâm tín, tuyệt đối không nên sanh tâm ngờ vực. Lòng ngờ vực là chướng ngại vật không thể vượt qua trên con đường dẫn đến đạo quả. Có lòng ngờ vực rồi thì tất nhiên nguyện và hạnh sẽ không có cứ điểm để sanh khởi. Nếu lòng tin kiên cố, tự nhiên phát nguyện cầu sanh Cực lạc và đã phát tâm nguyện cầu tự nhiên chuyên tâm tinh tấn, y pháp hành trì, không đợi ngoại duyên thúc đẩy.

Hễ Tín đã vững chắc thì Nguyện và Hạnh tự nhiên thành tựu, khỏi cần phải nhắc nhủ, khuyến hóa.

25. Ðã tin sâu, nguyện thiết, phải tu chánh hạnh niệm Phật. Sự tu trì đây đều tùy theo thân phận của mình mà lập, không nên chấp định một pháp thức nào. Như người không việc chi hệ lụy, nên từ mai đến chiều, chiều lại mai, lúc đi đứng nằm ngồi, nói nín động tịnh, khi ăn cơm mặc áo cùng đại tiểu tiện, tất cả thời, tất cả chỗ đều giữ một câu hồng danh không rời nơi tâm niệm. Nếu khi thân hình sạch sẽ, y phục chỉnh tề, chỗ nơi thanh khiết, thì niệm thầm hay ra tiếng đều được. Như lúc ngủ nghỉ, tắm gội, đại tiểu tiện hoặc ở chỗ không sạch chỉ được niệm thầm, không nên ra tiếng, niệm thầm công đức vẫn đồng, nếu ra tiếng thì có lỗi không cung kính. Chớ cho rằng những lúc ấy không nên niệm, chỉ e niệm không được mà thôi. Lại khi nằm nếu niệm ra tiếng, chẳng những không cung kính, mà còn bị tổn hơi, phải biết điều này.

Ðã tin sâu, nguyện thiết, phải tu chánh hạnh niệm Phật. Sự tu trì đây đều tùy theo thân phận của mình mà lập, không nên chấp định một pháp thức nào.

Ðã tin sâu, nguyện thiết, phải tu chánh hạnh niệm Phật. Sự tu trì đây đều tùy theo thân phận của mình mà lập, không nên chấp định một pháp thức nào.

Sự màu nhiệm và nét đẹp của niệm Phật

26. Muốn được vãng sanh về cõi Tịnh độ Tây phương, hành giả phải chuẩn bị ba yếu tố: Tín, Hạnh, Nguyện, nếu thiếu một món nào cũng không thể tu hành có kết quả. Hành giả phải suốt đời chuyên tâm niệm Phật với một lòng thành kính, tin tưởng và nhất quyết cầu khi lâm chung được vãng sanh cõi Tịnh độ. Niệm cho đến “nhất tâm bất loạn” thì chắc chắn sẽ được mãn nguyện.

27. Pháp môn niệm Phật cần có đủ 16 chữ:

Vì thoát sanh tử, phát tâm Bồ-đề

Lấy tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật

Bởi vì hết thảy những sự thống khổ cực nặng trong thế gian, không chi bằng cái khổ sanh tử, mà nếu sanh tử chẳng dứt được thì sanh rồi tử, tử rồi sanh, ra khỏi bào thai này, chun vào bào thai khác, cởi bỏ đãy da nọ, mang lấy đãy da kia, khổ nào xiết nói!

28. Một chữ nguyện bao gồm cả tín và hạnh. Tín là tin tự, tha, nhân, quả, sự, lý không hư dối. Tín tự: Tin tất cả do tâm tạo, mình niệm Phật sẽ được Phật tiếp dẫn. Tín tha: Tin Phật Thích-ca không nói dối, Phật A-di-đà không nguyện suông. Tín nhân: Tin niệm Phật là nhân vãng sanh, giải thoát. Tín quả: Tin sự vãng sanh thành Phật là kết quả. Tín sự: Tin cảnh giới Tây phương, tất cả sự tướng đều có thật. Tín lý: Tin lý tánh duy tâm bao trùm Phật độ. Mỗi điều trên đây đều xác thật nên gọi là không hư dối. Hạnh là chuyên trì danh hiệu không xen tạp, không tán loạn. Nguyện là mỗi tâm ưa thích, mỗi niệm mong cầu. Trong ba điều này, người tu tịnh nghiệp cần phải đủ không thể thiếu một, mà Nguyện là điểm cần yếu. Có thể có Tín, Hạnh, mà không Nguyện, chưa từng có Nguyện mà không Tín, Hạnh.

29. Ðược vãng sanh hay không là do Tín Nguyện có hay không, còn phẩm vị vãng sanh cao hay thấp là tùy việc trì danh sâu hay cạn.

30. Tín, Nguyện, Hạnh là ba tư lương sanh về Tịnh độ. Nếu tư lương không đủ, quyết không được vãng sanh. Sở dĩ vì thế mà sự phát nguyện chiếm một địa vị tối quan trọng trong pháp môn tu Tịnh độ.

31. Thập thiện là mười điều thiện, là căn bản tu hành, thuộc ba nghiệp thân, khẩu, ý gọi là tu tịnh nghiệp.

Thân nghiệp có ba: Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục (nếu tại gia thì không tà dâm).

Khẩu nghiệp có bốn: Không nói láo, không nói lời thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói lời thô bạo.

Ý nghiệp có ba: Không tham lam, không sân nhuế, không ngu si.

Mười điều thiện này là căn bản phát sinh tất cả các điều thiện khác. Ðó cũng là nền tảng xây dựng mọi cảnh giới an vui. Người tu hành mà không tu mười điều thiện này, thì không khác kẻ xây lâu đài cao ngàn thước trên vũng bùn xập xậy, quyết không hy vọng thành công.

32. Ðã tu tịnh nghiệp phải giữ luân thường, làm hết bổn phận, dứt niệm tà, gìn lòng thành kính, trừ bỏ các điều ác, vâng làm những việc lành, đừng giết hại, gắng ăn chay, thương tiếc hộ trì mạng sống loài vật, tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây phương. Bên trong phải vì ông bà, cha mẹ, anh em, chị em, bên ngoài vì thân thích, bạn bè, xóm giềng, làng nước, đem pháp môn Tịnh độ này mà phụng khuyến, chẳng luận người có tin làm cùng không, chỉ hết sức mình khiến cho mọi người đều biết pháp nhiệm mầu này mà thôi.

33. Người tu tịnh nghiệp, nếu có mảy may công đức lành đều đem hồi hướng vãng sanh. Như thế thì tất cả hành môn đều là trợ hạnh của Tịnh độ. Lại phải phát lòng Bồ-đề, thề độ muôn loài, đem công đức mình tu hồi hướng cho bốn ân ba cõi cùng chúng sanh trong pháp giới. Làm như thế như đèn thêm dầu, như mạ được mưa, đã kết pháp duyên sâu cùng tất cả chúng sanh, lại mau thành tựu thắng hạnh Ðại thừa của mình. Nếu chẳng hiểu nghĩa này, tất thành ra chỗ thấy cạn hẹp tự lợi của hàng phàm phu và nhị thừa, tuy hạnh mầu, cảm quả rất kém (xem bài phát nguyện, chương VII).

34. Người tu tịnh nghiệp nên biết rằng sự tu hành hôm nay, chính là đối địch với nghiệp sanh tử ngày mai, không phải chuyện tầm thường, hằng nghĩ đến vô thường mau chóng, ngày tháng chẳng chờ người nhận chân, thiết thật mà niệm Phật. Nếu nửa lui nửa tới, lúc tin lúc ngờ, kết cuộc tịnh nghiệp không thành tựu, làm sao ra khỏi luân hồi?

35. Tu tịnh nghiệp, cảnh cô tịch chừng nào hay chừng nấy. Tiếng niệm Phật cao thấp, mau chậm tùy nghi, làm sao cho hợp thành một phiến. Nên biết, khi ấy thân tuy đơn chiếc mà tâm chẳng lẻ loi, vì tâm của chư Phật cùng Ðức A-di-đà chưa từng tạm rời ta, ta khởi niệm thì Phật biết, mở miệng Phật liền nghe, lo gì sợ cô tịch!

36. Có tám điều cốt yếu, người tu tịnh nghiệp nên ghi nhớ:

1. “Vì sự sanh tử, phát lòng Bồ-đề”, đây là đường lối chung của người học đạo.

2. “Dùng tín, nguyện sâu trì danh hiệu Phật, đây là chánh tông của môn Tịnh độ.

3. Lấy sự nhiếp tâm chuyên chú mà niệm, làm phương tiện dụng công.

4. Lấy sự chiết phục phiền não hiện hành làm việc yếu tu tâm.

5. Lấy sự giữ chắc bốn trọng giới làm căn bản vào đạo.

6. Dùng các thứ khổ hạnh làm trợ duyên tu hành.

7. Lấy nhất tâm bất loạn làm chỗ quy túc của môn Tịnh độ.

8. Lấy các điềm lành làm chứng nghiệm cho sự vãng sanh.

37. Chí tâm niệm Phật tức là ý nghiệp làm lành, xưng danh hiệu Phật là khẩu nghiệp làm lành, chắp tay lễ bái là thân nghiệp làm lành. Do ba nghiệp này làm lành, nên có thể diệt tội nặng sanh tử trong tám mươi ức kiếp, nhờ hạnh nguyện nương nhau, quyết định được vãng sanh.

38. Người tu tịnh nghiệp khi ngồi nằm không được xoay lưng về hướng Tây, cũng không được hướng về Tây khạc nhổ cùng đại tiểu tiện. Bởi đã quy y về Liên bang nên tôn sùng miền kim địa, nếu lòng không trân trọng, đâu phải là chí nguyện cầu sanh.

39. Miệng đừng ngớt tụng, ý chớ nghĩ khác. Phàm phu tạp loạn, khẩu ý khó kiềm. Trong Kinh Phạm Võng, Phật dạy: “Mỗi ngày khởi ba nghiệp tội, mà tội của miệng thì vô lượng”. Muốn cho khẩu nghiệp khỏi gây tội, chỉ có cách là đừng nói. Song miệng không nói càng làm cho ý suy nghĩ nhiều, mà nếu ý suy nghĩ những điều quấy, còn không bằng nói mà nói những chuyện có ích, không hại. Bởi thế cho nên các vị Tổ sư lấy phương pháp tụng kinh làm một phương tiện kiềm chế khẩu nghiệp và ý nghiệp đắc lực nhất.

Từ xưa đến nay, các vị chuyên tu về môn niệm Phật, thường phải đóng cửa (kiết thất) để kiềm chế ba nghiệp, cho tâm chuyên nhất cảnh. Như bà Vô Sanh cư sĩ đóng cửa thất 49 ngày, dứt tất cả duyên sự, chuyên một câu niệm Phật, nhờ vậy mà bà được “Niệm Phật tam muội”. Sở dĩ kiết thất là phương tiện cần yếu của pháp môn Tịnh độ, vì chúng ta hiện là phàm phu mê tối, chướng dầy mà huệ mỏng, nghiệp nặng phước nhẹ, nên tâm nhiễm dễ khởi, tịnh nghiệp khó thành.

40. Người mà thực vì thoát ly sanh tử, phát Bồ-đề tâm là con đường phổ thông học đạo. Lấy lòng tín nguyện thật sâu để niệm danh hiệu Phật, là chính tông tu pháp Tịnh độ. Thân tâm chuyên chú niệm Phật là pháp phương tiện tu Tịnh độ. Cốt yếu phải bền chắc giữ bốn giới cấm trọng để làm căn bản nhập đạo. Phải bẻ dẹp phiền não hiện hành, là việc cần yếu để tu tâm. Dùng mỗi mỗi khổ hạnh chính đáng để làm trợ duyên tu hành. Phải niệm Phật cho được nhất tâm bất loạn làm chỗ quy túc cho tịnh hạnh. Lấy mỗi mỗi điều lành để làm chứng nghiệm được vãng sanh.

Ung thư giúp tôi sống càng lành mạnh

41. Niệm Phật mà không phát lòng Bồ-đề, thì không tương ưng với bổn nguyện của Ðức Di-đà, tất khó vãng sanh (lòng Bồ-đề là tâm lợi mình, lợi người, trên cầu thành quả Phật, dưới nguyện độ chúng sanh). Tuy phát lòng Bồ-đề mà không chuyên niệm Phật cũng không được vãng sanh. Nên phải lấy sự phát lòng Bồ-đề làm chánh nhân, niệm Phật làm trợ duyên, rồi sau mới cầu sanh Tịnh độ. Người tu tịnh nghiệp cần phải hiểu biết điều này.

42. Môn niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, nương nguyện lực rộng lớn của Ðức Phật A-di-đà, tất cả lục đạo chúng sanh không luận căn lành thành thục hay chưa thành thục, không luận ác nghiệp nặng hay nhẹ, nếu ai bằng lòng tin chắc, phát nguyện trì niệm hồng danh A-di-đà Phật, thời quyết định được Ðức Phật tiếp dẫn vãng sanh Cực lạc Tịnh độ, là hạng thiện căn thành thục, tất chóng viên mãn Phật quả, nhẫn đến kẻ ác nghiệp nặng cũng đặng dự hàng Thánh.

Nên biết, pháp môn niệm Phật là yếu đạo độ sanh của chư Phật và là diệu pháp mà trên thì Thánh nhân đại Bồ-tát, dưới đến phàm phu đều đồng tu. Vì thế nên trong các kinh liễu nghĩa Ðại thừa luôn nhắc đến, mà lịch đại Tổ sư không ai chẳng tuân hành.

Xét về Ðức Thích-ca Mâu-ni và Phật A-di-đà, từ nơi kiếp xưa từng phát đại nguyện độ thoát chúng sanh. Ðức Thích-ca thực hiện ở uế độ dùng khổ để chiết phục và thúc đẩy chúng sanh tiến tu. Còn Ðức A-di-đà an tọa nơi Tịnh độ, dùng tịnh, dùng vui để nhiếp thọ và đào luyện cho mọi người nên Thánh quả.

Hiện tại phương pháp Trì danh niệm Phật thâm nhập nhân gian, phổ cập khắp quần chúng và không ai là không biết niệm sáu tiếng “Nam mô A-di-đà Phật”.

Hiện tại phương pháp Trì danh niệm Phật thâm nhập nhân gian, phổ cập khắp quần chúng và không ai là không biết niệm sáu tiếng “Nam mô A-di-đà Phật”.

43. Ðức Bổn sư Thích-ca hết lời khuyên đại chúng hiện thời cũng như mạt pháp, chúng sanh phải cầu sanh Cực lạc, để được thấy Phật, nghe pháp, mau chứng Vô sanh nhẫn, rồi sau sẽ tùy nguyện vào Ta-bà để cứu độ chúng sanh. Như thế thời có tiến mà không thối, có lợi mà không tổn.

44. Hiện tại phương pháp Trì danh niệm Phật thâm nhập nhân gian, phổ cập khắp quần chúng và không ai là không biết niệm sáu tiếng “Nam mô A-di-đà Phật”. Lý do thâm nhập và phổ biến của phương pháp này là hễ có tu là có thành, rất thích hợp với mọi căn cơ, bất cứ kẻ trí người ngu đều thâu nhiếp được một cách dễ dàng. Số người nhờ nương pháp này mà được độ thoát, so với các tông phái khác, chiếm đến trên bảy tám mươi phần trăm.

Cứ xác thật mà nói, thì đạo lý của pháp môn này hàm chứa tinh ba của hết thảy các pháp môn khác một cách sâu xa rộng rãi. Không những so với các pháp môn khác, nó đã không kém thua, mà trái lại tinh ba của các pháp môn khác đều thu trọn vào trong một pháp môn này. Nó có đủ khí độ rộng rãi tập hợp sự đại thành của các tông phái khác. Vì vậy nếu bàn đến hiệu quả, bàn đến học lý, bàn đến khó dễ, không một tông phái nào so sánh kịp!

45. Muốn chống đỡ với những khó khăn chướng ngại của thời mạt pháp, không còn có pháp môn nào hơn pháp môn niệm Phật. Pháp môn này tự nó đã đơn giản dễ theo, ngoài ra nó lại dồn được cả hai sức: tự, tha để hỗ trợ cho nhau nên dễ thành tựu. Kinh Ðại Tập dạy: “Ðời mạt pháp, trong số ức triệu người tu hành, chưa có một người đắc đạo, duy chỉ có nương vào pháp môn niệm Phật mới được độ thoát sanh tử”. Vì thế nên biết, sau khi các tông phái khác suy tàn, duy có mỗi một tông Tịnh độ là còn tồn tại để nối dài pháp vận, cứu độ chúng sanh mà thôi; các tông phái khác như Thiền, Giáo, Luật tông, v.v… đều phụ thuộc làm trợ duyên cho tông Tịnh độ, chớ không có thể đơn độc tồn tại riêng được.

Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật đã dạy: “Trong đời vị lai, khi kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng từ bi, đặc biệt lưu lại kinh này tồn tại trong một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh này đều có thể được độ thoát như ý sở nguyện”.

46. Muốn cho tâm không luyến việc ngoài, chuyên niệm Phật được quy nhất, cũng không có phương pháp chi kỳ lạ, chỉ đừng quên cái chết rình rập bên mình, không biết xảy ra lúc nào.

Phải nghĩ rằng ta từ trước đến nay tạo ra vô lượng vô biên ác nghiệp, như trong kinh nói: “Giả sử nghiệp ác kia có hình tướng thì khắp mười phương hư không cũng chẳng dung chứa hết”. Duyên đâu may mắn, nay được thân người lại nghe Phật pháp, nếu không một lòng chuyên niệm Phật cầu sanh Tây phương, khi cái chết đến thình lình, chắc chắn phải bị đọa vào ác đạo. Chừng ấy nếu vào địa ngục thì bị non đao, rừng kiếm, lò lửa, vạc dầu, một ngày đêm sống chết đến vạn lần, sự khổ cùng cực không thể diễn tả. Nếu đọa vào ngạ quỷ thì thân hình xấu xa, hôi hám, bụng lớn như cái trống, cổ họng như cây kim, thấy cơm nước thì những vật ấy đều hóa thành than lửa, chịu đói khát lăn lộn khóc la trong vô lượng kiếp. Nếu đọa vào súc sanh, thì hoặc bị kéo chở nặng nề, hoặc bị người giết ăn thịt, hoặc bị nạn loài mạnh ăn nuốt loài yếu, kinh khủng chẳng lúc nào yên. Chịu khổ như thế có khi vô lượng chư Phật ra đời mà vẫn còn xoay vần trong ác đạo không được thoát ly. Nghĩ thân người mong manh, cái chết bất kỳ, nghĩ mình đời trước, đời này đã tạo ra vô lượng nghiệp ác, nghĩ đến sự khổ tam đồ mà tỉnh ngộ sợ hãi, tất không còn tham luyến cảnh huyễn bên ngoài, niệm Phật được chuyên nhất.

47. Người niệm Phật nếu dụng công siêng năng tinh tấn, thì sẽ thuần thục quy nhất, được cảm thông với Phật, tự có thể thấy cảnh lành, dù không thấy cũng không ngại. Nếu bỏ sự chuyên dụng công mà vội gấp muốn được nhất tâm, được tương ưng, được thấy cảnh lành, thì vọng tưởng rối ren, tâm niệm cầu mong cố kết nơi lòng, đây là chứng bệnh lớn lao nguy hiểm của người tu hành. Như thế lâu ngày, những oan gia đời trước nương theo vọng tưởng của hành nhân, hóa làm thân Phật, hoa sen, hoặc các cảnh tốt lạ, để mong báo oán. Lúc ấy tự mình không có chánh kiến, toàn thể là khí phần của ma, một khi thấy cảnh ấy tất sanh lòng hoan hỷ, ma vương theo đây mà vào tâm phủ làm cho hành nhân điên cuồng, dù có Phật sống cũng không cứu được.

48. Người niệm Phật không phải chỉ tu theo sự tướng bên ngoài, mà cần phải để ý trừ phiền não cùng tập nghiệp lầm lỗi xấu xa. Nếu phiền não bớt một phần thì công phu niệm Phật tăng một phần. Trái lại, để phiền não tăng tất công hạnh phải lui kém. Cho nên có người càng tu hành lại càng đổ nghiệp là bởi lý do trên đây.

49. Giữ một câu A-di-đà Phật nhặt nhiệm nối nhau, thường nhớ thường niệm. Khi những tâm tham lam bỏn sẻn, hờn giận, dâm dục, háo thắng, kiêu mạn, thoạt nổi lên, phải nghĩ: “Ta là người niệm Phật cầu giải thoát, không nên có tâm niệm như vậy”, nghĩ rồi liền trừ diệt đi. Như thế, lâu lâu những niệm lao thần tổn thân đều không do đâu mà khởi, sẽ được công đức không nghĩ bàn của Phật gia trì nơi thân tâm mình, dám bảo đảm trong mười ngày sẽ thấy đại hiệu. Nếu tu hành lôi thôi gián đoạn liền muốn được công hiệu, đó là khi mình khi người, tuy cũng có công đức, nhưng muốn do đó mà lành bệnh thì quyết không thể được.

50. Phàm việc chi cũng lấy lòng thành làm gốc, tu hành nếu không dùng tâm chí thành làm sao được sự lợi ích lành bệnh dứt khổ!

51. Trong lúc dụng công tu muốn vọng tưởng dứt lặng đi, mà nó lại loạn động lên mãi, thì mặc kệ cho vọng tưởng sanh khởi, không kể, chỉ cốt là ta liền nhớ thâu tĩnh tâm lại, chăm chú đừng cho tâm niệm lững dời đi là được. Tỷ như chú ý của con mèo chăm bắt con chuột, hẳn không có cử chỉ gì để buông rời. Lúc ta đương dụng công để tu, dẫu như tâm tu có lững tán đi, thì phải thâu kéo nó lại, cứ thế thâu tâm về mãi không thôi. Cái công thâu tâm ấy càng nhiều, càng nhặt, càng dầy thì tự nhiên nó kết tinh lại thành một thể vô tướng. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Với cái động và tịnh của cảnh, tánh nó chẳng dời, lúc nhớ lúc quên, tánh vẫn như một, phát từ chỗ đó để lần lượt đi sâu vào mãi cho đến giai đoạn quên cảnh quên tâm, và với cái “quên” cũng quên luôn đi, đến tận cảnh tịch diệt là chứng được pháp tánh”.

Ý nghĩa ba lạy đầu và ba lạy cuối trong thời khóa lễ tụng niệm như thế nào?

52. Người chân thật niệm Phật: Trong thì quên thân, ngoài quên cảnh, đó là ÐẠI BỐ THÍ; không sanh lòng tham, sân, si là ÐẠI TRÌ GIỚI; chẳng chấp thị phi nhân ngã, là ÐẠI NHẪN NHỤC; niệm Phật không ngừng hở là ÐẠI TINH TẤN; vọng tưởng không móng khởi là ÐẠI THIỀN ÐỊNH; tâm không bị các duyên cảnh ràng buộc là ÐẠI TRÍ HUỆ.

53. Muốn tu theo pháp môn niệm Phật, thì phải ăn chay giữ giới, phải đổi dữ làm lành, phải nương thầy giỏi bạn hay, phải chánh nguyện giải thoát, phải biết rõ nhân quả, phải có đủ phương tiện, phải chứa nhiều công đức, phải làm sự phước duyên lẫn nhau.

54. Lên nẻo nhân thiên, làm phước là trước. Ra biển sanh tử, niệm Phật là đầu. Phải dùng câu niệm Phật làm chánh nhân, sự tu phước làm trợ đạo, phước huệ gồm tu ắt chung bậc Chánh giác. Trì giới, niệm Phật là nhân ra khỏi đời.

55. Nếu không niệm Phật thì sanh tử không thế gì trốn được.

56. Ðức Phật A-di-đà có lời nguyện rằng: “Nếu chúng sanh nào xưng danh hiệu ta thì chắc sanh về nước ta, như không y lời thì ta chẳng làm Phật”.

57. Pháp môn niệm Phật là một pháp môn rất phổ thông, từ hạng phàm phu cho đến các đấng Thánh Hiền, từ hàng cùng đinh tục tử cho đến các bậc văn nhân học giả. Một pháp tu rộng rãi thích hợp cho từ dưới phàm phu lên trên Thánh giả, bao trùm hết các Giáo, thâu nhiếp cả mười tông.

58. Niệm Phật là một pháp môn lẹ làng thẳng tắt, công cao dễ tới, sự rẻ dễ làm, nếu chẳng niệm Phật mà cầu thoát ly ra khỏi tam giới thì tất không đặng.

59. Những người tu hành dẫu có năng lực làm được những sự bố thí, trì giới, tham thiền, tụng đọc, cũng không bằng công đức niệm Phật. Bởi vì tu theo các thứ phước nghiệp kia đều là thiện căn nhỏ nhen, còn niệm Phật cầu sanh Tây phương mới thiệt là thiện căn to lớn.

60. Trong sự cầu sanh về Tịnh độ mà được dễ dàng là nhờ có Phật lực. Ðức A-di-đà thì có nguyện lực tiếp dẫn, Ðức Thích-ca thì có nguyện lực khuyến bảo, còn chư Phật thì có nguyện lực hộ niệm.

61. Một câu “A DI ÐÀ PHẬT” là công án đầu tiên của tông môn. Thí như cỡi ngựa mà cầm gậy thì càng thêm vững vàng cho sự sống. Hết thảy trong hàng tứ chúng, ai niệm Phật cũng đều có ứng nghiệm, đương khi sống thì thêm phước thêm duyên, sau lúc chết được tiêu nghiệp. Cho nên người nào thọ trì thì những điều hy vọng của mình không có chi là chẳng mãn nguyện.

62. Nhất tâm niệm Phật, muôn việc trần tự nhiên dứt bỏ, tức là pháp “Bố thí ba-la-mật”.

Nhất tâm niệm Phật, các việc ác tự dứt, tức là “Trì giới ba-la-mật”.

Nhất tâm niệm Phật, lòng được nhu hòa mát dịu, tức là “Nhẫn nhục ba-la-mật”.

Nhất tâm niệm Phật, vĩnh viễn không bị thối lui đọa lạc, tức là “Tinh tấn ba-la-mật”.

Nhất tâm niệm Phật, không sanh các vọng tưởng, tức là “Thiền định ba-la-mật”.

Nhất tâm niệm Phật, chánh niệm rõ ràng, tức là “Bát-nhã ba-la-mật”.

Suy xét cho cùng tột, thì không ra ngoài nhất tâm niệm Phật mà muôn hạnh được đầy đủ cả.

63. Nghe nói danh hiệu Phật là “Văn huệ”, chấp thọ nơi lòng là “Tư huệ”, giữ gìn làm theo là “Tu huệ”.

64. Ðại Tập Kinh có lời: “Mạt thế, ức ức người tu hành không có một người được giải thoát, chỉ nương pháp môn niệm Phật mà ra khỏi luân hồi”.

Kinh lại nói: “Nếu người chuyên niệm Phật, hoặc ngồi mà niệm, hoặc đi mà niệm, ròng rặc trong 49 ngày, thời hiện đời được thấy Phật, liền đặng vãng sanh”.

65. Niệm Phật là chuyên xưng danh hiệu, chấp trì không tán loạn, cứ bền giữ như thế, trong đời này được thấy Phật. Hiện nay, phần đông người tu Tịnh độ đều lấy pháp Trì danh làm chính. Pháp xưng danh cần phải lắng lòng không cho tán loạn, mỗi niệm nối tiếp nhau, buộc tâm nơi hiệu Phật. Khi miệng niệm Nam mô A-di-đà Phật, tâm phải soi theo mỗi chữ cho rành rẽ rõ ràng. Khi xưng danh hiệu Phật, không luận ít hay nhiều, đều phải một lòng một ý tâm tâm nối nhau. Niệm như thế, mới có thể mỗi câu diệt được tội nặng nơi đường sanh tử trong tám mươi ức kiếp. Nếu chẳng vậy thì tội chướng khó tiêu trừ.

66. Vừa làm xong một việc, vừa nói xong một lời, chưa khởi tâm niệm Phật, mà một câu hồng danh niệm Phật cuồn cuộn tuôn ra đó là triệu chứng tam muội dễ thành vậy.

67. Người niệm Phật, thì không được nói chuyện tạp hoặc nghĩ ngợi lông bông. Nếu lỡ có phạm, phải suy xét: Ta là người niệm Phật không nên như thế, rồi niệm Phật vài tiếng để tự cảnh tỉnh mà đánh tan điều ấy.

68. Tâm ta chỉ có một niệm, niệm Phật tức là nó, mà tạp niệm cũng là nó. Chỉ nhân ta niệm Phật chưa tinh chuyên, niệm niệm trần còn vơ vẩn thế thôi.

69. Không cần phải trừ tạp niệm, chỉ đem tâm niệm hoàn toàn để trên hiệu Phật, tạp niệm liền mất.

70. Người đạo đức chưa thuần, nên tán loạn nhiều, phải cố thâu nhiếp sáu căn, lần lần sẽ được thanh tịnh. Nếu chưa làm được như thế, thì mở mắt chăm chú nhìn tượng Phật mà niệm, hoặc nhắm mắt tưởng chân dung Phật mà niệm, tạp niệm sẽ tiêu.

71. Niệm Phật đừng vội vàng nóng nảy, phải lóng định tâm tư, niệm chậm rãi hiệu Phật ra từ nơi tâm, phát thành tiếng nơi miệng, rồi lại vào nơi tai, tâm nghĩ, miệng niệm, tai nghe, cứ tuần hoàn như thế, tạp niệm sẽ dứt.

72. Nên đem sáu chữ Nam mô A-di-đà Phật mà niệm. Khi niệm ghi nhớ rành rẽ, tiếng thứ nhất là Nam, tiếng thứ nhì là mô, như thế đủ sáu chữ, liên hoàn không dứt, thì vọng niệm không còn chỗ xuất sanh.

73. Chúng sanh cùng ta đồng một bản thể, là cha mẹ của ta trong nhiều kiếp, là chư Phật đời vị lai, nếu chẳng phát tâm cứu độ, chỉ cần giải thoát riêng mình, thì đối với tình có chỗ chưa an, với lý có điều sơ sót. Huống chi chẳng phát đại tâm, thì ngoài không thể cảm thông với chư Phật, trong không thể khế hợp tánh chân, trên không thể tròn quả Bồ-đề, dưới không thể độ khắp muôn loài. Như thế làm sao báo bổ người ân nhiều kiếp, làm sao cởi mở oan gia nhiều đời, làm sao thành tựu căn lành đã gieo trồng từ xưa, làm sao sám trừ tội nghiệp đã tạo ra từ trước? Và như thế thì tu hành chỗ nào cũng gặp chướng duyên, dù có thành tựu cũng là quả thấp, cho nên phải xứng tánh phát lòng Bồ-đề vậy.

Nhưng phát đại tâm, phải tu đại hạnh, mà trong tất cả hành môn, tìm phương pháp dễ dụng công, mau thành tựu, rất yên ổn, rất viên đốn, thì không chi hơn dùng Tín Nguyện sâu trì danh hiệu Phật. Nói chấp trì danh hiệu tức là giữ chắc hiệu Phật nơi lòng không tạm quên. Nếu có một niệm gián đoạn, hoặc một niệm xen tạp, thì không gọi là chấp trì. Giữ được một niệm nối nhau không xen tạp, đó là chân tinh tấn; tinh tấn mãi không thôi, sẽ lần vào cảnh nhất tâm bất loạn mà viên thành tịnh nghiệp. Nhất tâm bất loạn là chỗ quy túc của tịnh nghiệp, là đại môn của Tịnh độ; chưa vào môn này tất chưa yên ổn, học giả há chẳng nên cố gắng ư?

74. Tâm đã hay tạo nghiệp thì cũng có thể chuyển nghiệp và nghiệp đã do tâm tạo, tất cũng tùy theo tâm mà chuyển. Nếu tâm mình không chuyển được nghiệp, tức bị nghiệp trói buộc, nghiệp không chuyển theo tâm thì có thể buộc tâm. Nhưng dùng tâm thế nào mới chuyển được nghiệp? Ấy là giữ tâm hợp với đạo đức, hợp với Phật. Và nghiệp làm sao buộc được tâm? Ấy là để tâm y theo đường lối cũ, buông lung theo cảnh trần.

75. Nghiệp đã tạo ra từ trước, đành đã lỡ rồi, chỉ trông mong có phát đại tâm để biến chuyển; mà nắm giữ cơ quan ấy chính là ta chớ không ai khác. Nếu hôm nay ta phát tâm niệm Phật cầu sanh Cực lạc để mau chứng quả, độ chúng sanh, giữ niệm hiệu Phật nối nhau không dứt, lâu ngày tâm sẽ hiệp với đạo, thì chuyển được quả báo Ta-bà thành Cực lạc, đổi nhục thai thành liên thai. Không bao lâu, chính mình sẽ là một bậc thượng thiện, tướng tốt trang nghiêm, an vui tự tại nơi cõi liên hoa thất bảo. Như ta tu hành nửa chừng bỗng lần biếng trễ thối lui, tất bị nghiệp lực mạnh mẽ từ kiếp trước sai sử, rồi vẫn y nhiên một kẻ chịu vô lượng sự thống khổ về thân tâm ở cõi Ta-bà, không tránh khỏi bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh vậy. Những ai có chí thoát ly, cầu về Tịnh độ há không nên sợ hãi, tỉnh ngộ, phát tâm phấn chấn tu hành ư?

76. Lúc đi đứng ngồi nằm, uống ăn làm việc, câu niệm Phật vẫn thường hiển hiện. Nếu gặp cảnh duyên phiền não, tâm không yên, chỉ nên chuyên niệm Phật, phiền não liền tan mất. Bởi phiền não là cội gốc luân hồi, niệm Phật là thuyền vượt qua biển khổ sanh tử. Muốn thoát sanh tử, chỉ đem câu niệm Phật phá tan phiền não, đó là phương pháp đơn giản mà rất hay.

77. Ðiều cần yếu nhất trong sự tu hành là tâm tha thiết về việc luân hồi sanh tử. Tâm sanh tử không tha thiết, làm sao dám gọi là niệm Phật thành một khối? Nếu người quả vì sự luân hồi mà tha thiết, thì mỗi niệm như cứu lửa cháy đầu, chỉ theo khi mất thân người, muôn kiếp khó được. Lúc ấy quyết giữ chắc câu niệm Phật, quyết đánh lui vọng tưởng, trong tất cả thời, tất cả chỗ, hiệu Phật thường hiện tiền, không bị vọng tình ngăn che lôi kéo. Dùng công phu khổ thiết như thế, lâu ngày niệm sẽ thuần thục, tâm được tương ưng, tuy không hy cầu mà niệm lực tự nhiên thành một khối.

78. Hạnh thấp mà nói vọng đạo lý cao siêu không bằng kẻ chất phác mà giữ giới niệm Phật.

79. Nên giữ bổn phận, không nên tham cầu danh lợi, đừng chạy theo duyên ngoài, chỉ cần phân minh lý nhân quả, một lòng chuyên niệm Phật mà thôi.

80. Tánh háo kỳ, ưa cầu sự linh thông của ma quỷ, không bằng chánh tín nhân quả mà niệm Phật.

Người niệm Phật giữ lòng ngay, dứt hạnh ác, gọi là Thiện nhân. Người niệm Phật nhiếp tâm trừ tán loạn, gọi là Hiền nhân. Người niệm Phật rõ tâm tánh, dứt hoặc nghiệp, gọi là Thánh nhân.

Người niệm Phật giữ lòng ngay, dứt hạnh ác, gọi là Thiện nhân. Người niệm Phật nhiếp tâm trừ tán loạn, gọi là Hiền nhân. Người niệm Phật rõ tâm tánh, dứt hoặc nghiệp, gọi là Thánh nhân.

81. Người niệm Phật giữ lòng ngay, dứt hạnh ác, gọi là Thiện nhân. Người niệm Phật nhiếp tâm trừ tán loạn, gọi là Hiền nhân. Người niệm Phật rõ tâm tánh, dứt hoặc nghiệp, gọi là Thánh nhân.

82. Trong lúc muôn niệm rối ren, chính là thời khắc dùng công phu, mỗi khi tán loạn liền mau thâu nhiếp lại. Cứ như thế mãi, lâu ngày công phu thuần thục, tự nhiên vọng niệm không sanh. Vả lại, người biết vọng niệm nhiều, là do niệm Phật, lúc không niệm, vọng tâm như sóng nổi nước trào không giây phút nào dừng nghỉ, khi ấy đâu có tự biết được.

83. Tạp niệm là bệnh, niệm Phật là thuốc. Niệm Phật chính để trị tạp niệm, mà không thấy hiệu quả là do dụng công chưa được chân thiết. Cho nên khi tạp niệm nổi lên, phải chuyên lòng gia công niệm Phật, mỗi chữ, mỗi câu chuyên nhất không xao lãng, thì tạp niệm tự dứt.

84. Tâm hỗn loạn đã lâu, không thể một lúc mà an định được, cho nên người niệm Phật nếu tâm không thanh tịnh đừng quá vội lo, chỉ cần khi niệm mỗi chữ mỗi câu đều do nơi tâm phát ra, dụng công bền lâu tự có hiệu quả.

85. Người niệm Phật, tâm chân thiết cùng không, có thể suy mà biết được. Ðại để như người chân tâm niệm Phật, dù ở cảnh phiền não hay vui mừng cũng giữ câu niệm Phật không gián đoạn, cho nên những cảnh ấy không làm lay động họ được. Hai điều trên đã không thể làm lay động, thì đối với cảnh sống chết, họ vẫn tự nhiên không sợ hãi.

86. Người niệm Phật, bình thường niệm được không gián đoạn, nếu trong giấc ngủ thoạt có quên niệm, khi thức dậy thống khóc, đến trước bàn Phật cúi đầu sám hối, rồi quỳ niệm Phật một ngàn hay một muôn câu, dùng hết sức mình thì thôi. Làm như vậy vài ba phen, dù trong lúc ngủ mê, câu niệm Phật vẫn hiện ra không gián đoạn.

87. Khi lâm chung được chánh niệm, toàn nhớ lúc thường nhật dụng công phu sâu.

88. Niệm Phật không luận là hạng người nào, nếu nghĩ mình thuở bình sanh có nhiều điều ác mà tự bỏ không chịu tu hành, là sai lầm!

Niệm Phật không quản thời gian nào, nếu cho rằng mình đã già sắp chết mà không chịu tu hành, là sai lầm.

Niệm Phật, bất kỳ là phương pháp nào, nếu lập ra một quy củ nhất định, bắt mọi người đều tin theo, khiến cho sự tu hành của họ bị chướng ngại, là sai lầm.

Nên biết pháp môn Tịnh độ chẳng lựa trí ngu, sang hèn, nghèo giàu, chẳng phân nam nữ, già trẻ, tăng tục, chẳng luận kẻ huân tập đã lâu hay mới tu hành, đều có thể niệm Phật.

Hoặc niệm lớn, niệm nhỏ, niệm ra tiếng, niệm thầm, đảnh lễ mà niệm, tham cứu mà niệm, nhiếp tâm mà niệm, quán tưởng mà niệm, lần chuỗi mà niệm, giữ hiệu Phật liên tục không dứt như dòng chảy mà niệm, cho đến đi đứng nằm ngồi niệm, ngàn muôn niệm đều về một niệm.

Ý nghĩa tụng Kinh Dược sư và niệm Phật Dược sư

Niệm theo cách nào cũng được, chỉ cần yếu giữ cho lâu bền đừng lui sụt và phát lòng tin quyết định cầu sanh Tây phương. Nếu quả hành trì được như vậy, cần chi tìm bậc tri thức hỏi đường.

Cho nên tu Tịnh độ có nhiều phương pháp, kết quả ra sao là do chỗ xu hướng của tâm nguyện. Có thể gọi: “Ði thuyền cốt bởi người cầm lái, hiểu được đồng về cõi Tịnh liên”.

89. Niệm Phật chỉ nên để cho thân tâm nhàn đạm, thầm nhớ chẳng quên, khi hưỡn, gấp, động, tịnh vẫn một niệm không khác. Niệm như thế, ngày kia xúc cảnh chạm duyên, bỗng nhiên tỉnh ngộ. Chừng ấy mới biết cõi Tịch quang Tịnh độ không rời nơi đây, Phật A-di-đà chẳng ngoài tâm mình. Nếu lập tâm muốn cầu tỏ ngộ, thì trở lại thành chướng ngại, nên chỉ lấy lòng tin làm căn bản, chẳng tùy theo tạp niệm mà thôi. Hành giả trì như thế, dù không tỏ ngộ, khi chết cũng được sanh về Tây phương, theo giai cấp mà tiến tu, không còn lo thối chuyển.

90. Người tu hành nếu bị túc nghiệp ngăn che, khiến cho nghiệp hạnh lui kém, phải nhất tâm trì tụng chú vãng sanh. Chú này gọi là môn đà-la-ni, nhổ trừ tất cả cội gốc nghiệp chướng, tụng một biến tiêu diệt hết tội ngũ nghịch thập ác trong thân. Tụng mười muôn biến, được không quên mất Bồ-đề tâm; tụng hai mươi muôn biến, liền cảm sanh mầm mộng Bồ-đề; tụng ba mươi muôn biến, Phật A-di-đà thường trụ trên đảnh, quyết định sanh về Tịnh độ.

91. Niệm Phật nên vận dụng thân miệng mà niệm, không kể đến tán hay định, chỉ làm sao cho câu Phật không hở dứt, tự sẽ được nhất tâm, hoặc cũng có thể gọi chính đó là nhất tâm. Nhưng phải niệm mãi không thôi, trạng như mẹ lạc con thơ, thì không còn lo chi tán loạn, không cần nhất tâm mà tự được nhất tâm. Chẳng nên cưỡng ép cho tâm quy nhất, vì dù cưỡng ép cũng không thể được, thật ra chỉ do người tu siêng năng hay biếng trễ mà thôi.

Người niệm Phật, dù có bận làm việc này khác lăng xăng, nhưng trong tâm không ngớt lo nghĩ đến câu niệm Phật.

Người niệm Phật, dù có bận làm việc này khác lăng xăng, nhưng trong tâm không ngớt lo nghĩ đến câu niệm Phật.

92. Muốn cho khi sắp chết được chánh niệm vãng sanh, thì ngay bây giờ phải xét rõ việc đời là huyễn mộng, tùy duyên an phận qua ngày, không còn tham luyến, được rỗi rảnh lúc nào thì niệm Phật lúc ấy, đừng hẹn chờ lần lựa, hoặc để hư phí thì giờ. Như thế thì tư lương ta đã dự bị xong, lúc ra đi mới không điều chi chướng ngại.

93. Thuyết chuyên tu vô gián của ngài Thiện Ðạo là: Vô gián tu là thân chuyên lễ Phật A-di-đà không lễ tạp, miệng chuyên xưng hiệu A-di-đà không xưng tạp; ý chuyên tưởng Phật A-di-đà không tưởng tạp.

94. Muốn sanh về Tịnh độ, nên nghĩ tất cả việc đời là vô thường, có thành tất có hoại, có sống ắt có chết, nếu ta không nghe Phật pháp thì phải chịu thay thân này, đổi thân khác, trôi lăn trong ba cõi sáu đường, không biết lúc nào ra khỏi. Nay ta đã có duyên được nghe chánh pháp, được tu tịnh nghiệp, nếu chuyên niệm Phật thì khi bỏ thân này sẽ vào thai sen nơi cõi Phật, hưởng các điều vui, thoát hẳn sự khổ, đi ngay đến nẻo Bồ-đề, ấy là chí sự thuở sanh bình của bậc đại trượng phu vậy.

95. Người niệm Phật, dù có bận làm việc này khác lăng xăng, nhưng trong tâm không ngớt lo nghĩ đến câu niệm Phật. Nếu niệm có thất lạc phải thâu nhiếp lại, lâu ngày thành thói quen, chừng ấy sự nhớ niệm được tự tại.

96. Phép tu Tịnh độ không ngoài hai chữ chuyên cần, chuyên thì không thêm một việc chi khác, cần thì không bỏ phí một giây. Lại phép trì danh, cần phải mỗi chữ, mỗi câu, tâm và tiếng nương nhau, không xen lẫn một mảy niệm đời, lâu ngày thành thục, quyết định được sanh về Cực lạc, ngồi tòa bảo liên, lên ngôi bất thối.

97. Tu môn niệm Phật, lắm lúc phải chọn lại năm bảy lần, mới tìm ra một phương pháp thật thích hợp. Phương pháp nào trấn định được tâm cảnh, tiêu trừ được vọng niệm thì là phương pháp hay nhất đối với mình. Cũng như đối với thầy thuốc, phương thang nào chữa đúng căn bệnh là phương thang hay. Ðối với chúng sanh, vọng niệm là căn bệnh, thuốc là danh hiệu Phật, hễ phương pháp nào trừ được căn bệnh vọng niệm, ấy là phương pháp thiện xảo nhất, đừng câu nệ.

98. Nên nhớ rằng TRÌ DANH là phương pháp tụng niệm của đường lối tu Tịnh độ. Ðó là một điểm trọng yếu.

99. Niệm Phật, hành giả vừa niệm vừa lắng tai nghe lại tiếng niệm của mình, từng chữ một thật rõ ràng. Cứ vừa niệm vừa nghe như thế, trí óc sẽ không bị xao lãng và tâm thần định được. Phương pháp này lại có tên là PHẢN VĂN NIỆM PHẬT, nghĩa là niệm chữ nào trở lại nghe chữ ấy, chữ từ miệng lại trở về tai.

100. Tu môn niệm Phật, cần phải vạch khóa trình và khi quyết định khóa trình, cần phải tế nhị châm chước, dung hòa giữa hoàn cảnh và năng lực, thế nào cho thích ứng mới được lâu dài và hữu hiệu.

101. Với những hành giả đã huân tập được tịnh chủng khá thành thục, thì tự nhiên phát ra những tiếng niệm Phật bất cứ lúc nào, cơ hồ như có một sức lực dõng mãnh nào bên trong thúc đẩy, khiến cho hành giả hằng tiến không lùi. Trừ giấc ngủ, bất luận ngày đêm, trong khi đi đứng nằm ngồi, không lúc nào, không chốn nào là không niệm Phật. Như vậy, câu Nam mô A-di-đà Phật không lúc nào rời khỏi miệng, lâu ngày thành tập quán. Ðây là nói sự niệm Phật thành tiếng.

102. Niệm hay không niệm vẫn là niệm, là chỉ tâm niệm (tâm niệm nhớ nghĩ đến Phật). Nói “niệm hay không niệm vẫn là niệm”, có nghĩa là bất kể miệng có niệm thành lời hay không, luôn luôn trong tâm vẫn tưởng nhớ đến Phật, tức là vẫn có niệm Phật.

Sở dĩ miệng phải niệm Phật là cốt nhắc trong tâm tưởng nhớ đến Phật. Giờ đây, dù cho khi miệng không niệm mà tâm vẫn có tưởng nhớ, như thế cứu cánh của pháp trì danh niệm Phật đã đạt được rồi vậy.

Như vậy, quyết không còn một trần niệm ô nhiễm nào có thể đột nhập, khiến cho tâm chao động được. Lúc ấy phép niệm Phật tam muội tự nhiên thành tựu, quả vãng sanh không cầu mà tự đến.

103. Nơi pháp môn niệm Phật, phương pháp thực hành rất giản tiện, mọi người có thể tùy phần tùy sức mà hành đạo. Chỉ cần chỗ tu cho đúng pháp thời chắc chắn là thành tựu cả, nên gọi là dùng sức ít, dễ thực hành và mau có hiệu quả. Tổ Thiện Ðạo cho rằng nghìn người tu không sót một. Vĩnh Minh Ðại sư cũng công nhận là mười người tu được cả mười.

104. Hễ “đa từ thì tán tâm”. Tâm không định, trí không yên thì niệm Phật khó thành, tam muội khó đắc. Vì vậy người chuyên tu tịnh nghiệp đôi khi cần phải định kỳ kiết thất để tránh duyên, chỉ đêm ngày chuyên lo một câu niệm Phật, mới có hy vọng kết quả phần nào. Ngoài ra, trong vòng tạp tu, tạp niệm khó mà thành tựu, dầu cho có niệm cũng ít khi được thiệt niệm.

105. Người tu tịnh nghiệp là người tu hành cởi mở cho kỳ hết những gì vướng vít cho sự vãng sanh, nhất là sợi dây lợi dưỡng, để khi lâm chung ý chí được thảnh thơi, tâm niệm chuyên chú về một việc “vãng sanh Tịnh độ”. Tâm không mảy bợn nhơ, lòng không chút bám víu, chỉ nhất chí tưởng Phật, niệm Phật, tâm ta cùng tâm Phật đồng nhất, như hai lằn điện tiếp nối nhau, đề huề về cảnh giới an vui, tự tại và giải thoát.

106. Muốn sanh về cõi tịnh, thì trước phải tịnh tâm, hễ tâm mình tịnh, tức là cõi tịnh của Phật.

107. Phải tin chắc pháp môn niệm Phật như tin những việc mặc áo quần cùng ăn cơm vậy. Mặc áo khỏi lạnh, ăn cơm khỏi đói, niệm Phật khỏi sanh tử.

108. Khi niệm Phật đã thuần thục, thì trong sáu trần chỉ có thinh trần, năng dụng của sáu căn đều gởi nơi nhĩ căn, không còn biết thân mình đang vi nhiễu, lưỡi mình đang uốn động, ý có phân biệt hay không, mũi thở ra hay vào, mắt mình nhắm hay mở. Căn tức là trần, trần tức là căn, căn trần tức là thức, mười tám giới dung hợp thành một giới.

109. Khi đối trước tượng Phật, phải xem tượng ấy cũng như Phật thiệt, mắt nhìn tâm niệm, cung kính chí thành. Lúc không ở trước tượng cũng nên thành kính cũng như lúc đối trước Phật tượng. Niệm Phật như thế rất dễ cảm thông, nghiệp ác cũng mau tiêu diệt.

110. Khi gấp cảnh thuận nghịch, khổ vui, đắc thất, dơ sạch, tất cả trường hợp, cần phải giữ một câu niệm Phật cho chắc. Nếu không như thế, tất bị cảnh chuyển, hiệu Phật liền gián đoạn, há chẳng đáng tiếc lắm ư!

111. Niệm Phật tam muội, tức là niệm Phật chánh định: Tâm và Phật hiệp nhất, Phật cảnh hiện tiền.

Phải tin chắc pháp môn niệm Phật như tin những việc mặc áo quần cùng ăn cơm vậy. Mặc áo khỏi lạnh, ăn cơm khỏi đói, niệm Phật khỏi sanh tử.

Phải tin chắc pháp môn niệm Phật như tin những việc mặc áo quần cùng ăn cơm vậy. Mặc áo khỏi lạnh, ăn cơm khỏi đói, niệm Phật khỏi sanh tử.

112. Cũng như Tịnh độ tông Trung Hoa, Tịnh độ tông Nhật Bản chủ trương rằng: “Trong đời mạt pháp hiện nay, khó mà áp dụng pháp môn Thiền định là con đường của chư Thánh, tức là con đường của những bậc đại căn đại trí, đủ đại hùng đại lực tự giác ngộ, tự giải thoát”.

Tại sao khó? Vì ngũ trược nặng nề, nhiều sự cám dỗ, chúng sanh khó mà sống một cuộc đời bình dị, thanh tịnh để chiêm nghiệm, thấu suốt những giáo lý cao siêu của Phật. Huống chi cách Phật đã lâu xa, còn ai đâu để đem khẩu giáo, thân giáo chân chính dìu dắt mình một cách hiệu lực nữa! Bởi các cớ ấy, chúng sanh trong đời mạt pháp này phải tự thú nhận rằng mình quá yếu đuối, quá mê mờ, quá thiếu phương tiện và hùng lực để tự thức tỉnh và cởi mở cho mình, mà cần phải kêu gọi đến pháp môn niệm Phật, nương nhờ vào từ lực cứu độ của Ðức Phật A-di-đà.

Đại lễ Phật đản 2020 sẽ được tổ chức như thế nào?

113. Giáo tướng của Phật giáo chia ra làm hai môn là THÁNH ÐẠO MÔN và TỊNH ÐỘ MÔN. Người tu về Thánh đạo môn, vì nương vào kinh điển, phát tự lực tu chứng nên khó khăn. Người tu Tịnh độ môn, vì nương vào tha lực (Phật A-di-đà) nên tu chứng được dễ dàng. Kết luận, hai ngài Long Thọ và Ðàm Loan khuyên mọi người nên tu Tịnh độ là pháp môn duy nhất thích ứng với căn cơ của chúng sanh ở thời mạt pháp.

114. Hễ trong giờ phút lâm chung mà được thanh tịnh, thì bất luận là ai, cũng đều được vãng sanh tất cả. Trái lại, giả sử cả đời tu hành, nhưng đến giờ phút lâm chung mà còn luyến tiếc, nghi ngờ, rối loạn, thì không thể nào vãng sanh được. Cho nên những bậc thiện tri thức và ban hộ niệm không thể vắng mặt trong giờ phút “thiên thu vĩnh biệt” mà dù là Phật tử hay không Phật tử, nếu người ấy muốn có một cuộc đời hạnh phúc vĩnh cửu sau khi bỏ đời này qua đời khác.

Nhưng ỷ lại vào thiện tri thức không bằng tự trông cậy vào mình, cầu Phật lúc lâm chung không bằng thường xuyên hằng ngày vậy.

115. Dưới đây là mười điểm thiết yếu của môn niệm Phật hay của người tu pháp niệm Phật:

1. Niệm Phật phải vì thoát sanh tử.

2. Niệm Phật phải phát lòng Bồ-đề.

3. Niệm Phật phải dứt trừ lòng nghi.

4. Niệm Phật phải quyết định nguyện vãng sanh.

5. Niệm Phật phải hành trì cho thiết thật.

6. Niệm Phật phải đoạn tuyệt phiền não.

7. Niệm Phật phải khắc kỷ cầu chứng nghiệm.

8. Niệm Phật phải bền lâu không gián đoạn.

9. Niệm Phật phải an nhẫn các chướng duyên.

10. Niệm Phật phải dự bị lúc lâm chung.

116. Phật giáo đồ ở Nhật Bản có truyền thoại là “Mật tông và Thiên Thai tông để cho hàng quý phái, Thiền tông cho võ sĩ đạo và Tịnh độ tông cho hạng bình dân” mà bình dân là hạng chiếm đa số.

Xem thế thì biết ở các xứ Bắc tông Phật giáo, những người xưng niệm danh hiệu Phật A-di-đà chiếm phần tối đa.

117. Có một bí quyết, khẩn thiết bảo nhau: HẾT LÒNG THÀNH KÍNH, nhiệm mầu, nhiệm mầu!

Phụ: Khi làm việc lành chi, dù nhỏ nhặt cũng nên chắp tay đối trước Phật hoặc hướng về Tây, đọc bài kệ hồi hướng:

Nguyện đem công đức này

Cầu bốn ân, ba cõi

Con cùng với chúng sanh

Ðồng sanh về Cực lạc.

Trích Pháp Môn Niệm Phật

Hòa thượng Thích Hồng Đạo

Từ khóa » Những Lời Niệm Phật