Những Lưu ý đối Với Bệnh Nhân Sau Bó Bột điều Trị Gãy Xương, Chấn ...
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC- SỰ KIỆN
- KHÁM CHỮA BỆNH
- Y TẾ DỰ PHÒNG
- ĐẢNG ĐOÀN THỂ
- THÔNG BÁO
- VĂN BẢN
- LIÊN HỆ
- HỎI ĐÁP
Bột là một vật liệu rắn, có vai trò bất động xương gãy và giữ cho xương ở tư thế giải phẫu, thúc đẩy quá trình liền xương (nếu gãy xương); bảo vệ và giúp phần mền chóng hồi phục (nếu tổn thương phần mềm). Ngoài ra bó bột còn giúp bệnh nhân giảm đau, giảm sưng nề và giảm co cơ sau chấn thương. Trong một số trường hợp, bó bột nhằm bất động tạm thời trong thời gian chờ phẫu thuật.
Các loại bột
- Bột làm từ thạch cao (bột thông thường, thấm nước)
- Bột làm từ nhựa, sợi thủy tinh (bột nhẹ, không thấm nước)
- Bột rạch dọc (giai đoạn còn sưng nề)
- Bột tròn kín (hết giai đoạn sưng nề)
- Nẹp bột (nếu sưng nề nhiều)
Lưu ý sau bó bột
Trong thời gian 24-72 giờ đầu do hiện tượng sưng nề tăng lên làm cho bột có xu hướng chặt lại, người bệnh cảm giác chật chội, căng tức phần chi bó bột. Nếu không được nới bột kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chèn ép bột.
Do vậy, giảm sưng nề trong 24-72 giời đầu rất quan trọng. Các biện pháp giúp giảm sưng nề:
- Kê cao chi trong 24-72 giờ đầu để máu trở về tim được dễ dàng. Chi bó bột kê cao hơn mức tim.
Hình 1. Kê cao chân
- Tập vận động lên cơ, gồng cơ trong bột, tập vận động đầu chi phần không bó bột
- Chườm đá. Cho đá vào túi nilon hoặc túi chườm lạnh đặt lên trên bột tại vị trí tổn thương.
Lưu ý các dấu hiệu của chèn ép bột
Khi tình trạng sưng nề tăng lên làm tăng áp lực trong bột, sẽ gây nên tình trạng chèn ép bột. Nếu người bệnh thấy các biểu hiện sau đây thì đến bệnh viện khám ngay:
- Đau tăng và cảm giác bột bó chặt lấy chi
- Tê bì hoặc căng tức ở bàn ngón tay hoặc bàn ngón chân (đầu chi)
- Đau rát bỏng hoặc như kim châm
- Đầu chi sưng nhiều
- Mất vận động chủ động đầu chi
Chăm sóc bột
- Trong những ngày đầu cần chú ý:
- Giữ cho bột khô ráo. Nếu để bột ẩm hoặc thấm nước, nước có thể thấm vào lớp vải hoặc giấy lót trên da, gây kích ứng da
- Đi lại trên bột. Trong trường hợp được phép đi lại trên bột, không đi ngay sau khi bó bột mà phải chờ ít nhất 1 giờ đối với bột thủy tinh và 2-3 ngày đối với bột thạch cao. Nếu đi lại sớm (khi bột chưa cứng chắc) sẽ làm hỏng bột.
- Giữ cho bột sạch sẽ. Lau sạch da đầu chi phần không bột.
- Đi lại với bột. Nếu bột ở chân, chỉ đi lại sau khi bột đã khô và cứng. Đối với bột thạch cao thời gian bột khô và cứng khoảng 2-3 ngày. Bột bằng sợi thủy tinh thời gian khô và cứng là 1 giờ
- Ngứa. Không được dùng các vật dụng như que để luồn dưới bột gãi ngứa, nếu làm vậy dễ gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm da.
- Cắt bột. Bệnh nhân không được tự ý cắt ngắn bột hoặc cắt xén mép bột khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ
- Để ý màu sắc da. Quan sát màu sắc da quanh mép bột, nếu thấy da tấy đỏ hoặc trầy xước thì tái khám bác sĩ
- Để ý tình trạng bột. Nếu thấy bột gãy, vỡ hoặc lỏng cần tái khám bác sĩ
- Tháo bột: Tháo bột cần có dụng cụ chuyên dụng, do nhân viên y tế thực hiện, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý tháo bột. Nếu tự ý tháo bột có thể gây tổn thương da, hoặc xương không liền nếu chưa đủ thời gian bó bột.
Hình 2. Cắt bột
Xương gãy cần nhiều tuần, nhiều tháng để liền xương. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện thời gian đầu, trước khi xương liền một thời gian rất dài. Do vậy hết đau chưa phải là xương đã liền chắc. Chỉ tháo bột khi xương đã liền vững chắc. Đối với chấn thương phần mêm đơn thuần, thời gian bó bột thường là 3 tuần. Đối với gãy xương có thể 3, 6, 8 tuần hoặc lâu hơn tùy loại xương gãy.
Tập luyện: Khi tháo bột, sẽ xuất hiện tình trạng teo cơ cứng khớp. Tập phục hồi chức năng sau tháo bột rất quan trọng, nhằm nhanh chóng phục hồi lại sức mạnh của cơ, biên độ vận động của khớp./.
ĐD. Trần Trung Hiệp - Khoa Khám bệnh.
Tin liên quan Phát hiện chủ động bệnh lao quy mô nhỏ tại cộng đồng - 02/11/2024 Chụp X-quang đối với phụ nữ mang thai - 08/10/2024 Bệnh tay chân miệng ở trẻ em - 07/10/2024 Vấn đề sức khỏe do tuổi già - 07/10/2024 Sử dụng đèn hồng ngoại đúng cách - 04/10/2024Trang chủ | Tin tức | Văn phòng điện tử |Liên hệ 2018 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG Đơn vị chủ quản: Trung tâm Y tế huyện Tân Phú Đông Chịu trách nhiệm: Ông Trần Văn Danh - Trưởng ban biên tập Địa chỉ: Ấp Kinh Nhiếm-Xã Phú Thạnh-Huyện Tân Phú Đông-Tiền Giang Điện thoại: 02733. 530930 Email: ttyttanphudong@tiengiang.gov.vn |
Từ khóa » Bó Bột Chặt Quá
-
Biến Chứng Bó Bột - Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Băng Bó Bột Và Nẹp Bột - Bệnh Viện FV
-
Những Lưu ý đối Với Bệnh Nhân Sau Bó Bột điều Trị Gãy Xương, Trật ...
-
Bó Bột Sau Gãy Xương Và Những điều Bạn Cần Lưu ý
-
Tự Phát Hiện Tình Trạng, Bó Bột Càng Sớm Càng Tốt - Báo Tuổi Trẻ
-
Dấu Hiệu Liền Xương Sau Bó Bột - Vinmec
-
Các Tai Biến, Biến Chứng Có Thể Gặp Khi Bó Bột - Vinmec
-
Bó Bột: Khái Niệm, Quy Trình Thực Hiện Và Kết Quả • Hello Bacsi
-
Bó Bột - Cách Chăm Sóc Tại Nhà
-
Bó Bột Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Và Những Lưu ý Sau Bó Bột
-
Chăm Sóc Người Bệnh Bó Bộ - Health Việt Nam
-
Gãy Xương Bó Bột Và Những Biến Chứng Nguy Hiểm | TCI Hospital
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Bó Bột Gãy Xương | TCI Hospital
-
Tay Teo Sau Khi Bó Bột Do Gãy Xương - VnExpress Sức Khỏe
-
Chăm Sóc Trẻ Bó Bột Tại Nhà
-
Hội Chứng Chèn ép Khoang - Chấn Thương; Ngộ độc - Cẩm Nang MSD