Tự Phát Hiện Tình Trạng, Bó Bột Càng Sớm Càng Tốt - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Phạm Thế Hiển chăm sóc, cố định vết thương cho bệnh nhân bị chấn thương vùng chân - Ảnh: Quang Định |
Theo bác sĩ Hiển, hiện nay để cố định các chấn thương gãy xương, sai khớp, các chuyên gia y tế dùng phương pháp bó bột. Chỉ trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, không còn phương pháp nào khác thay thế.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm như kỹ thuật nhanh, đơn giản, không gây thêm sang chấn tới các bộ phận xung quanh, khả năng nhiễm trùng ít, hạn chế thời gian nằm viện. Tuy nhiên, cố định lâu có thể gây teo cơ cứng khớp. Bột lớn, cố định gây bất động dài ngày có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát.
BS Hiển cho biết nguyên tắc bó bột phải đủ dài để cố định xương gãy (qua 2 khớp), đủ dày để đảm bảo độ chắc không gãy bột, không quá lỏng mất đi khả năng cố định xương, không quá chặt gây chèn ép phần da thịt hay thần kinh mạch máu.
Tuy đơn giản nhưng bó bột cũng có nhiều biến chứng từ nhẹ đến rất nặng. Nhẹ nhất là dị vật, côn trùng rơi vào trong bột gây ngứa, khó chịu. Biến chứng do bột chèn ép cục bộ do bột bó không đều sẽ gây loét da nơi tì đè lâu ngày với triệu chứng đau như bỏng ở nơi bị chén ép. Các kĩ thuật viên sẽ dùng bông không thấm nước hay các loại vớ mềm để hạn chế hiện tượng này.
Chèn ép bột toàn thể là một biến chứng nặng gây thiếu máu nuôi ở phần chi dưới nơi chèn ép dẫn đến hoại tử chi. Loại biến chứng này hay gặp ở các loại tổn thương sưng nề nhiều. Triệu chứng là đau khi chi để yên, lạnh đầu ngón, tím ngón, tê liên tục rồi liệt chân.
Do vậy đối với các loại tổn thương sưng nề nhiều, bột được rạch dọc theo chiều dài chi qua đủ các lớp để tránh hiện tượng căng tức trong bột khi chi tổn thương tiếp tục sưng lên. Biến chứng cứng khớp khi bột được bất động quá lâu hay teo cơ, rối loạn phản xạ thần kinh giao cảm do không tập trong lúc bó bột.
Ngoài ra biến chứng lỏng bột gây sự di lệch của xương gãy mất hiệu quả của bó bột gây không lành xương hay lành sai vị trí gây biến dạng chi.
Khi bị gãy xương, cần bó bột để phần bị thương bất động, điều này giúp phần bị thương chóng lành và liền đúng vị trí. Tùy theo mức độ mà bệnh nhân bị bó bột ít nhất 4 tuần, thậm chí nhiều tháng gây khó khăn ở chỗ người bệnh sẽ phải nằm điều trị nhiều tháng trời.
Để đảm bảo hiệu quả điều trị bó bột, tránh các biến chứng, bác sĩ Hiển lưu ý bệnh nhân sau khi bó bột phần chi bị gãy xương sẽ có cảm giác giảm đau, kiểm tra xem khi co duỗi nhẹ nhàng các khớp gần đó không bị bó bột thì không đau nhiều nơi xương gãy.
Cần thông báo ngay cho nhân viên y tế về cảm giác bị cấn bột ngay sau khi bó để được điều chỉnh. Khi về nhà nơi kê cao chi bị tổn thương để tránh sưng nề tiếp tục.
Quan trọng cần lưu ý xem bột có bị chèn ép hay dị ứng bột khiến vết thương bị tê, ở yên tại chỗ vẫn đau, tím cái đầu ngón chân/ tay, không cảm thấy ngứa. Thêm dấu hiệu từ vết thương có mùi hôi phát ra, đây cũng là tình trạng nguy hiểm. Nếu gặp những trường hợp trên nên tìm đến bác sĩ ngay.
Trong thời gian bó bột không nên đi lại quá nhiều. Nếu di chuyển cũng tránh đi vào nơi trơn trượt, vết thương chưa lành, việc đi đứng sẽ khó khăn hơn đề phòng bị ngã làm ảnh hưởng đến nơi bị gãy.
Trong trường hợp bị ngã gây ảnh hưởng đến vết thương, phải nhanh chóng đi chụp lại X-quang để xác định xương có bị lệch không và các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra hướng khắc phục.
Làm sao để vượt qua cùng lúc hai cú sốc tâm lý ThS tâm lý lâm sàng Võ Thị Minh Huệ chia sẻ: "Với một đứa trẻ phải nằm viện cần được sự hỗ trợ từ bác sĩ, gia đình để nâng đỡ về mặt tâm lý. Các em hay trách bản thân nếu không như vầy, không như kia thì mình đã không bị như vầy. Với riêng Vi, phải chịu thêm cú sốc thứ hai khi một phần thân thể đáng ra sẽ không bị mất đi lại càng bàng hoàng, hoảng hốt, tiếc, thất vọng, đau khổ, thậm chí là... hận thù". “Hãy nghĩ về tương lai và nghĩ tích cực hơn sẽ giúp mình bình tâm hơn” - chị Minh Huệ gởi gắm. Theo ThS Minh Huệ, gia đình lúc này và về sau rất quan trọng trong việc nâng đỡ tinh thần cho Vi. Khơi gợi cho em những đam mê mới phù hợp với thể trạng và năng lực của mình hơn là nhắc đến những điều đã qua. Tận dụng khả năng thiên phú của mình về kiến thức xã hội để viết lên những cảm xúc trong quá trình “vượt lên chính mình” như thế nào, để thấy được giá trị và tự tạo động lực cho chính bản thân mình. "Tham gia các hoạt động cộng đồng để thấy có nhiều hoàn cảnh còn thiệt thòi hơn mình rất nhiều. Vẫn là cô gái năng động với các hoạt động trường, lớp để thấy cuộc sống không hề dừng lại mà vẫn theo mình, chờ sự phát triển của mình" - bà Huệ nói. |
Từ khóa » Bó Bột Chặt Quá
-
Biến Chứng Bó Bột - Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM
-
Những Lưu ý đối Với Bệnh Nhân Sau Bó Bột điều Trị Gãy Xương, Chấn ...
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Băng Bó Bột Và Nẹp Bột - Bệnh Viện FV
-
Những Lưu ý đối Với Bệnh Nhân Sau Bó Bột điều Trị Gãy Xương, Trật ...
-
Bó Bột Sau Gãy Xương Và Những điều Bạn Cần Lưu ý
-
Dấu Hiệu Liền Xương Sau Bó Bột - Vinmec
-
Các Tai Biến, Biến Chứng Có Thể Gặp Khi Bó Bột - Vinmec
-
Bó Bột: Khái Niệm, Quy Trình Thực Hiện Và Kết Quả • Hello Bacsi
-
Bó Bột - Cách Chăm Sóc Tại Nhà
-
Bó Bột Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Và Những Lưu ý Sau Bó Bột
-
Chăm Sóc Người Bệnh Bó Bộ - Health Việt Nam
-
Gãy Xương Bó Bột Và Những Biến Chứng Nguy Hiểm | TCI Hospital
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Bó Bột Gãy Xương | TCI Hospital
-
Tay Teo Sau Khi Bó Bột Do Gãy Xương - VnExpress Sức Khỏe
-
Chăm Sóc Trẻ Bó Bột Tại Nhà
-
Hội Chứng Chèn ép Khoang - Chấn Thương; Ngộ độc - Cẩm Nang MSD