Những Mái Nhà Lợp Gỗ Sa Mu Trăm Năm Tuổi - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Thời sự
  • Dân sinh
Thứ ba, 1/2/2022, 00:00 (GMT+7) Những mái nhà lợp gỗ sa mu trăm năm tuổi

Nghệ AnNgười dân bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, chẻ gỗ cây sa mu lợp mái nhà sàn, sau cả trăm năm vẫn bền.

Nằm ở khu vực biên giới huyện Quế Phong, bản Long Thắng là nơi sinh sống của 98% tộc người Thái, với 199 hộ dân, 876 nhân khẩu.

Bao quanh bản là đồi núi hùng vĩ, những con đường quanh co uốn lượn. Bên cạnh những công trình bê tông, tại đây còn có những ngôi nhà sàn mái được lợp bằng tấm gỗ sa mu.

Nằm ở khu vực biên giới huyện Quế Phong, bản Long Thắng là nơi sinh sống của 98% tộc người Thái, với 199 hộ dân, 876 nhân khẩu.

Bao quanh bản là đồi núi hùng vĩ, những con đường quanh co uốn lượn. Bên cạnh những công trình bê tông, tại đây còn có những ngôi nhà sàn mái được lợp bằng tấm gỗ sa mu.

Nhà lợp bằng gỗ sa mu có lịch sử khoảng 100 trăm trước, trải qua biến thiên của thời gian, đến nay còn khoảng 50 căn giữ kết cấu ban đầu.

Ông Lô Văn Việt, Chủ tịch xã Hạnh Dịch, cho biết bản Long Thắng được lập vào năm 1969, song hàng chục năm trước, người dân đã vào đây ở. Do vật liệu khan hiếm, dân đã xẻ cây gỗ sa mu dựng nhà sàn. Thời điểm đó trong rừng Quế Phong loài cây này rất nhiều, chưa bị cấm khai thác.

"Nay Nhà nước đã có biện pháp quản lý chặt chẽ nên người dân không còn khai thác nguyên liệu trên rừng về làm nhà", ông Việt nói.

Nhà lợp bằng gỗ sa mu có lịch sử khoảng 100 trăm trước, trải qua biến thiên của thời gian, đến nay còn khoảng 50 căn giữ kết cấu ban đầu.

Ông Lô Văn Việt, Chủ tịch xã Hạnh Dịch, cho biết bản Long Thắng được lập vào năm 1969, song hàng chục năm trước, người dân đã vào đây ở. Do vật liệu khan hiếm, dân đã xẻ cây gỗ sa mu dựng nhà sàn. Thời điểm đó trong rừng Quế Phong loài cây này rất nhiều, chưa bị cấm khai thác.

"Nay Nhà nước đã có biện pháp quản lý chặt chẽ nên người dân không còn khai thác nguyên liệu trên rừng về làm nhà", ông Việt nói.

Nhà sàn rộng 100-120 m2, được dựng chủ yếu từ gỗ. Dù lợp bằng tấm gỗ sa mu, rui mè vẫn kết cấu bình thường như lợp ngói.

Gần đây, nhiều người dân ở bản Long Thắng khi dựng nhà mới đã giữ lại những "viên ngói" làm bằng gỗ sa mu từ căn nhà cũ để lưu giữ nét xưa.

Nhà sàn rộng 100-120 m2, được dựng chủ yếu từ gỗ. Dù lợp bằng tấm gỗ sa mu, rui mè vẫn kết cấu bình thường như lợp ngói.

Gần đây, nhiều người dân ở bản Long Thắng khi dựng nhà mới đã giữ lại những "viên ngói" làm bằng gỗ sa mu từ căn nhà cũ để lưu giữ nét xưa.

Theo anh Vi Văn Thứ, trú bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch, một tấm lợp làm bằng gỗ sa mu kích thước 40x80 cm. Ngày xưa khi dựng nhà cha ông đều huy động các thành viên trong gia đình dùng cưa xẻ gỗ thủ công.

Hạnh Dịch cùng 8 xã khác của huyện Quế Phong nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, với 85.200 ha. Đây là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An có diện tích rừng nguyên sinh lớn, độ đa dạng sinh học cao. Tại khu bảo tồn này hiện nay còn quần thể cây sa mu dầu phân bố trong những cánh rừng tự nhiên chạy dọc biên giới Việt - Lào thuộc 3 xã Nậm Giải, Hạnh Dịch, Tri Lễ, cao 1.200-1.800 m so với mực nước biển.

Cây có đường kính lớn nhất là 3,7 m, cao 60 m, còn lại đường kính bình quân 2 m; cao gần 50 m. Tuổi đời của những cây này lên đến nghìn năm.

Theo anh Vi Văn Thứ, trú bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch, một tấm lợp làm bằng gỗ sa mu kích thước 40x80 cm. Ngày xưa khi dựng nhà cha ông đều huy động các thành viên trong gia đình dùng cưa xẻ gỗ thủ công.

Hạnh Dịch cùng 8 xã khác của huyện Quế Phong nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, với 85.200 ha. Đây là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An có diện tích rừng nguyên sinh lớn, độ đa dạng sinh học cao. Tại khu bảo tồn này hiện nay còn quần thể cây sa mu dầu phân bố trong những cánh rừng tự nhiên chạy dọc biên giới Việt - Lào thuộc 3 xã Nậm Giải, Hạnh Dịch, Tri Lễ, cao 1.200-1.800 m so với mực nước biển.

Cây có đường kính lớn nhất là 3,7 m, cao 60 m, còn lại đường kính bình quân 2 m; cao gần 50 m. Tuổi đời của những cây này lên đến nghìn năm.

Nhà sàn được kết cấu hai tầng, phía trên dùng để sinh hoạt. Tầng dưới là nền đất hoặc xi măng, nơi đặt xe cộ hoặc nông cụ...

Nhà sàn được kết cấu hai tầng, phía trên dùng để sinh hoạt. Tầng dưới là nền đất hoặc xi măng, nơi đặt xe cộ hoặc nông cụ...

Những mái nhà lợp bằng gỗ sa mu sau hàng chục năm ngả màu nâu, nhiều "viên ngói" rêu xanh bám phủ.

Sa mu dầu thuộc nhóm 1A (loài thực vật quý hiếm) là loại gỗ có vân thớ đẹp, dễ chế biến gia công và đặc biệt có khả năng chịu nắng mưa rất tốt. Gỗ toát ra mùi thơm dịu, có tinh dầu xua đuổi ruồi muỗi.

Những mái nhà lợp bằng gỗ sa mu sau hàng chục năm ngả màu nâu, nhiều "viên ngói" rêu xanh bám phủ.

Sa mu dầu thuộc nhóm 1A (loài thực vật quý hiếm) là loại gỗ có vân thớ đẹp, dễ chế biến gia công và đặc biệt có khả năng chịu nắng mưa rất tốt. Gỗ toát ra mùi thơm dịu, có tinh dầu xua đuổi ruồi muỗi.

Bà Quang Thị Nam, trú bản Long Thắng, nói trước kia làm nhà, người dân trong bản thường tận dụng những khúc gỗ sa mu nhỏ để làm cầu thang lên xuống, hoặc trám vào những vị trí còn thiếu của công trình.

"Nhà sàn thiết kế bằng gỗ sa mu rất mát, không bị mốt mọt. Tôi thường bồng các cháu nhỏ ra ngồi trước hiên hóng gió", bà Nam cho hay.

Bà Quang Thị Nam, trú bản Long Thắng, nói trước kia làm nhà, người dân trong bản thường tận dụng những khúc gỗ sa mu nhỏ để làm cầu thang lên xuống, hoặc trám vào những vị trí còn thiếu của công trình.

"Nhà sàn thiết kế bằng gỗ sa mu rất mát, không bị mốt mọt. Tôi thường bồng các cháu nhỏ ra ngồi trước hiên hóng gió", bà Nam cho hay.

Tầng hai của ngôi nhà được bố trí bàn ghế, tủ đựng quần áo, giường. Phía cuối là góc bếp đặt bàn ăn, đồ nấu nướng... Sàn được lát bằng gỗ sa mu hoặc một số cây gỗ khác, cũng có độ bền lâu năm.

Tầng hai của ngôi nhà được bố trí bàn ghế, tủ đựng quần áo, giường. Phía cuối là góc bếp đặt bàn ăn, đồ nấu nướng... Sàn được lát bằng gỗ sa mu hoặc một số cây gỗ khác, cũng có độ bền lâu năm.

Ở mặt trong, các "viên ngói" bằng gỗ sa mu vẫn giữ nguyên màu tươi giống như khi mới được xẻ ra từ thân cây lớn. Theo người dân, gỗ sa mu lợp nhà có thể sử dụng được khoảng 300 năm.

Ở mặt trong, các "viên ngói" bằng gỗ sa mu vẫn giữ nguyên màu tươi giống như khi mới được xẻ ra từ thân cây lớn. Theo người dân, gỗ sa mu lợp nhà có thể sử dụng được khoảng 300 năm.

Tại xã Hạnh Dịch, ngoài sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, người dân còn làm thêm các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan cho thu nhập khá.

Những lúc nông nhàn, họ đặt dụng cụ dệt thổ cẩm ở tầng dưới của nhà sàn rồi ngồi làm.

Tại xã Hạnh Dịch, ngoài sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, người dân còn làm thêm các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan cho thu nhập khá.

Những lúc nông nhàn, họ đặt dụng cụ dệt thổ cẩm ở tầng dưới của nhà sàn rồi ngồi làm.

Để bảo vệ mái nhà, nhiều gia đình đã mua tấm tôn về lợp lên trên. Bên cạnh đó, một số căn hư hỏng đã được thay thế bằng mái ngói.

Trước kia, để vào bản Long Thắng phải đi bằng đường đất, nay đường giao thông liên bản đều đã được đổ bê tông.

Để bảo vệ mái nhà, nhiều gia đình đã mua tấm tôn về lợp lên trên. Bên cạnh đó, một số căn hư hỏng đã được thay thế bằng mái ngói.

Trước kia, để vào bản Long Thắng phải đi bằng đường đất, nay đường giao thông liên bản đều đã được đổ bê tông.

Dịp Tết 2022, hoa mận nở bung trên các mái nhà gỗ sa mu ở bản Long Thắng.

Chủ tịch xã Hạnh Dịch cho biết thêm, xã đã có nghị quyết bảo tồn những căn nhà cổ tại bản Long Thắng để gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Nếu không xảy ra dịch bệnh, hàng năm có khoảng 4.000 lượt khách tới đây tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa.

Dịp Tết 2022, hoa mận nở bung trên các mái nhà gỗ sa mu ở bản Long Thắng.

Chủ tịch xã Hạnh Dịch cho biết thêm, xã đã có nghị quyết bảo tồn những căn nhà cổ tại bản Long Thắng để gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Nếu không xảy ra dịch bệnh, hàng năm có khoảng 4.000 lượt khách tới đây tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa.

Những mái nhà lợp gỗ sa mu ở bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch Những mái nhà lợp gỗ sa mu ở bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch

Hiện trạng những mái nhà lợp gỗ sa mu ở bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch. Video: Hải Hùng

Nguyễn Hải - Đức Hùng

Trở lại Thời sựTrở lại Thời sự Copy link thành công ×

Từ khóa » Gỗ Lợp Mái