Những Mục Tiêu Phát Triển đất Nước được Thông Qua Tại Đại Hội XIII ...
Có thể bạn quan tâm
Về mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát phát triển đất nước trong những năm tới, Báo cáo chính trị Đại hội XIII về cơ bản thống nhất với chủ đề Đại hội, có bổ sung, nhấn mạnh một số điểm. Cụ thể là: "Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa"[1]. So với mục tiêu tổng quát của Đại hội XII[2], ngoài những điểm mới đã nêu trong chủ đề Đại hội, còn có những điểm mới sau:
- Bổ sung “năng lực cầm quyền" vào nội dung "nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” để thành "nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng”.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu là những yêu cầu hàng đầu đối với Đảng để Đảng làm tốt được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mọi mặt hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại của đất nước. Những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực, thế giới; sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của đất nước đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi Đảng phải giải quyết, phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình. Vì vậy, nhiệm vụ "nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” đã được nhiều lần nhấn mạnh trong các văn kiện của Đảng. Tuy nhiên, khi là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo chủ yếu bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước. Đây là điều rất khác với sự lãnh đạo của Đảng khi chưa có chính quyền. Cầm quyền là lãnh đạo nhưng thông qua Nhà nước, phương thức cầm quyền có điểm chung, song có điểm khác với phương thức lãnh đạo, chủ yếu đề cập đến cách thức, phương hướng Đảng nắm, định hướng, kiểm soát hoạt động của Nhà nước trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Trong thực tế, những năm vừa qua, vừa có tình trạng Đảng làm thay Nhà nước, vừa có tình trạng buông lỏng lãnh đạo Nhà nước. Vì vậy, việc bổ sung "năng lực cầm quyền" vào nội dung "nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” sẽ nhấn mạnh cần phải chú ý, cần phải quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện thể chế để thực hiện tốt nhiệm vụ này.
- Bổ sung "toàn diện","củng cố, tăng cường mềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa"vào nội dung “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” để thành “xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Bổ sung "toàn diện" vào "xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh” là nhấn mạnh yêu cầu xây dựng đồng bộ sự trong sạch, vững mạnh cả đối với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và trong mỗi tổ chức, cần xây dựng toàn diện cả về tổ chức, cán bộ, phương thức hoạt động; với cán bộ phải xây dựng toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong làm việc...
Bổ sung "củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa" bởi trong những năm vừa qua tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Một trong những yêu cầu, mục tiêu quan trọng, cấp thiết của xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện là phải củng cố được niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa vì đó là nền tảng chính trị bảo đảm vai trò, vị thế, uy tín, sức mạnh của Đảng, của Nhà nước, sự bền vững của chế độ ta.
- Bổ sung "công nghiệp hóa, hiện đại hóa " vào câu "Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới" để thành "đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới là quan điểm, chủ trương lớn của Đảng được nêu trong mục tiêu tổng quát phát triển đất nước của Báo cáo chính trị các Đại hội X, XI, XII và trong nhiều văn kiện của Đảng. Ở các Đại hội này, trong mục tiêu tổng quát, sau câu "Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới" là "phát triển đất nước nhanh, bền vững”, một mục tiêu tổng quát hết sức quan trọng, bao gồm nhiều lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được xác định là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng, nhiệm vụ này được quan tâm đẩy mạnh, đạt một số thành tựu; nhưng kết quả còn nhiều hạn chế, mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được; trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế thấp,... Đây là hạn chế, điểm yếu quan trọng của nước ta. Trong những năm tới, trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, cạnh tranh quốc tế hết sức gay gắt, quyết liệt, yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế đặt ra cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với đất nước ta. Vì vậy, bổ sung nội dung này vào mục tiêu tổng quát trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là quan trọng, cần thiết để nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, được thực hiện mạnh mẽ, có hiệu quả cao hơn trong những năm tới.
Các mục tiêu cụ thể
- Đại hội XII chỉ đề ra mục tiêu tổng quát và chỉ tiêu chủ yếu về phát triển đất nước trong 5 năm 2016-2020 để phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đồng thời với việc xác định mục tiêu tổng quát trong chặng đường phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI, đã nêu các mục tiêu cụ thể cho 5 năm, tới năm 2025; mục tiêu cho 10 năm, tới năm 2030, và tầm nhìn đến năm 2045. Đây cũng là ba mốc lịch sử quan trọng của đất nước ta: năm 2025 là năm kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; năm 2030 là năm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng; và năm 2045 là năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Khi xác định mục tiêu cho những năm tới, Đại hội XIII vừa kế thừa những quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh, trong nghị quyết các nhiệm kỳ Đại hội trước, xác định mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và sau đó trở thành nước công nghiệp hiện đại; đồng thời, tiếp thu các cách đánh giá, phân loại các nước theo thông lệ quốc tế, được các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế và hầu hết các nước trên thế giới sử dụng. Đó là việc đánh giá, phân loại các nước thành: nước kém phát triển, nước đang phát triển và nước phát triển; nước có thu nhập thấp, nước có thu nhập trung bình thấp, nước có thu nhập trung bình cao và nước có thu nhập cao.
Trong cả hai cách phân loại này, căn cứ chính để phân loại các nước là thu nhập bình quân đầu người theo số liệu được Ngân hàng Thế giới công bố hằng năm. Những nước kém phát triển cũng là nước có thu nhập thấp; những nước đang phát triển bao gồm những nước có thu nhập trung bình thấp và nước có thu nhập trung bình cao; những nước phát triển là nước có thu nhập cao (tuy nhiên, không phải mọi nước có thu nhập bình quân đầu người cao đều được xem là nước phát triển, như một số nước có thu nhập bình quân đầu người cao chỉ nhờ khai thác và xuất khẩu dầu mỏ). Tháng 7/2020, Ngân hàng Thế giới công bố tiêu chí phân loại các nước theo thu nhập bình quân đầu người: nước có thu nhập thấp là nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 1.036 USD/năm (tiêu chí công bố năm 2019 là 1.026 USD/năm); nước có thu nhập trung bình thấp là nước có thu nhập bình quân đầu người từ 1.036 đến dưới 4.045 USD/năm (tiêu chí công bố năm 2019 là từ 1.026-3.395 USD/năm); nước có thu nhập trung bình cao là nước có thu nhập bình quân đầu người từ 4.045 đến dưới 12.535 USD/năm (tiêu chí công bố năm 2019 là 8.395-12.375 USD/năm), nước có thu nhập cao là nước có thu nhập bình quân đầu người trên 12.535 USD/năm.
- Cuối nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước nghèo (có thu nhập thấp), kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp (khái niệm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp đã được sử dụng trong nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước ta). Năm 2020, nước ta đã có thu nhập bình quân đầu người đạt 2.779USD, vẫn là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Trên cơ sở vừa kế thừa mục tiêu được các Đại hội trước đề ra, vừa tiếp thu các tiêu chí theo thông lệ quốc tế, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra các mục tiêu cụ thể phát triển đất nước trong những năm tới:
Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp (GDP bình quân đầu người ước đạt 4.700-5.000 USD/năm).
Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao (GDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 7.500 USD/năm);
Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao (đến năm đó, tiêu chí sẽ thay đổi, theo tiêu chí hiện nay, GDP bình quân đầu người phải đạt trên 12.535 USD/năm).
Việc xác định các mục tiêu cụ thể theo các tiêu chí mới thể hiện bước tiến nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
---------
[1]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021,t.1,tr.111-112.
[2] Mục tiêu tổng quát trong Báo cáo chính trị Đại hội XII là: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Từ khóa » Một đất Nước Phát Triển Là Gì
-
Nước Công Nghiệp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nước đang Phát Triển – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nước Phát Triển Là Gì? - VietnamFinance
-
Cần Gì để được Coi Là Một Nước Phát Triển? - Kinh Doanh - Zing News
-
Ba Yếu Tố Quyết định để đất Nước Phát Triển Nhanh Và Bền Vững
-
Nền Kinh Tế Phát Triển Là Gì? GDP Và Tiêu Chí Nền Kinh Tế Phát Triển
-
"Khát Vọng Phát Triển đất Nước" - Bài Học Nhìn Từ Thế Giới Và Lịch Sử ...
-
Một đất Nước Kém Phát Triển Là Gì? / Văn Hóa Chung | Thpanorama
-
Khát Vọng Nước Phát Triển - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Đổi Mới Sáng Tạo, đưa đất Nước Vào Giai đoạn Phát Triển Mới
-
Kinh Tế - Quan điểm, Chủ Trương, Chính Sách Lớn Về...
-
Công Nghiệp Hóa ở Việt Nam Và Quá Trình Phát Triển Kinh Tế Xã Hội
-
Con Thuyền "kinh Tế Thị Trường" Ra Khơi Với Tay Lái Vững
-
Bài 3: Văn Hóa, Con Người - Nền Tảng Cho đất Nước Phát Triển Bền ...